Thứ bảy, 25/01/2025, 00:30 [GMT+7]

Điều chỉnh lệ phí cấp chứng chỉ trong lĩnh vực xây dựng

Thứ hai, 12/03/2012 - 08:31'
 Theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư 33/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng, mức thu phí trong lĩnh vực xây dựng sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/5/2012.

Đối với chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng; chứng chỉ giám sát thi công xây dựng; chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng, thay vì chỉ quy định chung 1 mức thu lệ phí cấp chứng chỉ tại Thông tư 167/2009/TT-BTC ngày 19/8/2009 là 200.000 đồng/chứng chỉ, thì Thông tư 33/2012/TT-BTC chia thành 2 loại: Mức thu lệ phí cấp lần đầu và mức thu lệ phí cấp lại, cấp bổ sung.

Cụ thể, mức thu lệ phí cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng; chứng chỉ giám sát thi công xây dựng; chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng là 300.000 đồng/chứng chỉ.

Còn mức thu lệ phí cấp lại, cấp bổ sung các chứng chỉ trên là 150.000 đồng/chứng chỉ.

Ngoài ra, Thông tư 33/2012/TT-BTC cũng bổ sung quy định lệ phí cấp giấy phép thầu tư vấn và xây dựng cho nhà thầu nước ngoài là 2.000.000 đồng/giấy phép.

Thông tư nêu rõ, lệ phí cấp các loại chứng chỉ trên là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước. Cơ quan thu lệ phí nộp 100% tổng số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Trường hợp uỷ quyền thu, cơ quan thu lệ phí được trích để lại 50% trên tổng số tiền lệ phí thực thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để chi phí cho việc thu lệ phí cấp các chứng chỉ. Số còn lại (50%) phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Thông tư 33/2012/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2012

 

Theo Chinhphu.vn

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp
Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, điều này cho thấy phân bón và giống có vai trò không nhỏ trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, ngoài sử dụng phân hữu...
Tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng
Chủ động, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu trong lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và gần gũi, kịp thời nắm bắt tư...