
Chiếc gùi - nét văn hóa vùng Tây Bắc

![]() |
Chiếc gùi - vật dụng quen thuộc của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Ảnh: H.T |
Ở một góc nào đó thẳm sâu trong tâm hồn của người dân Tây Bắc, chiếc gùi như một người bạn tâm giao để họ bộc bạch nỗi niềm riêng. Từ bàn tay cần cù khéo léo, tính kiên trì và óc thẩm mỹ sáng tạo, gùi như tấm lòng người Tây Bắc thơm thảo, gắn cuộc đời với nương rẫy, núi rừng. Khi hoa ban nở rộ, những chồi non lộc biếc giữa đại ngàn căng mình đón khí trời ấm áp; khi những tiếng khèn, tiếng pí của hội vui xuân trên các bản mường khép lại thì cũng là lúc gùi cùng với người dân vùng cao lên nương gieo hạt, trồng cây… Gùi đã góp sức làm thay da đổi thịt trên các vùng đất để hôm nay màu xanh của lúa, ngô, khoai, sắn; của những cây công nghiệp như cao su, trẩu, quế, thông, hồi… đã phủ khắp núi đồi.
Không phải ngẫu nhiên gùi hình thành và có ở miền Tây Bắc. Tạo hóa thật công bằng khi ban tặng người Tây Bắc chiếc gùi thân thương, để họ có thể leo ngang sườn dốc mang thóc, ngô hay nắm rau dớn, củ măng về nhà. Nhờ gùi, cuộc sống người vùng cao đã bớt đi khó khăn, đôi tay người vùng cao đỡ phần mệt mỏi.
Chuyện kể rằng: xưa có đôi trai gái yêu nhau. Trai nghèo yêu con gái nhà Phình giàu có. Họ nhà Phình bảo: thằng ấy là thân trâu, thân ngựa không có công danh chức tước trong bản làng, yên ngựa đặt lên lưng ngựa sao giờ ngựa lại đặt lên yên. Để ngăn cản tình yêu của đôi trai gái, họ Phình đã cướp hết ruộng nương, đốt nhà… khiến chàng trai phải bỏ bản đi nơi khác. Thương nhớ người yêu, ngày đêm cô gái ra khóm tre nơi hai người đã trồng để khắc ghi lời chung thủy. Lạ thay năm tháng qua đi, cây tre ấy không già cỗi mà sinh sôi nảy nở phủ khắp cả rừng xanh, cây nào cũng thon dài, chỉ vừa bằng cổ tay của đứa bé mới sinh, tròn trịa và thẳng tắp. Nỗi nhớ người yêu dâng trào, quay quắt đến nao lòng cô quyết định đi tìm chàng trai. Cô liền đốn cây tre, nạo vỏ, lấy cật tre, chẻ ra lạt nhỏ rồi đan tạo thành khối hình trụ, miệng loe ra giống hình bông hoa gạo, đáy thì nhỏ các sợi đan nhau làm thành 4 góc vuông sắc cạnh. Các nan đan vắt chéo nhau tạo hình hoa văn tượng trưng cho tình yêu bất diệt, lòng chung thủy, đồng thời đó còn là niềm tin, cầu mong sự bình yên may mắn và hạnh phúc. Gùi được giữ cứng, chắc bởi 9 thanh ngang. Cô đi hết ngọn núi này, đến núi khác hết quả đồi này đến quả đồi kia và cuối cùng cô đã gặp được chàng, 2 người đã sống trọn kiếp bên nhau.
Theo tiếng Dao, cây tre để đan gùi có tên là Lào Phin, tiếng Thái là KhảngKlúng, tiếng Mông là XungTrở. Dây làm quai đeo gùi cũng được bà con lấy từ các sợi của vỏ cây sì trong rừng. Lào Phin quý và hiếm nên bà con trồng, chăm sóc cẩn thận không lấy măng như những loại tre khác. Trồng tre được 3 năm khoảng 2 sải tay thì bà con lại đốn về đan gùi.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, gùi xung trận như một người chiến sĩ kiên trung, cùng bà con dân bản trèo đèo lội suối cõng muối, tải đạn ra tiền tuyến giúp quân dân ta làm nên bao thắng lợi hào hùng. Góp nhặt yêu thương từ nơi này đến nơi khác, trên lưng các mẹ, các chị, gùi còn là cái nôi cho em thơ giấc ngủ nồng say. Hơn thế nữa gùi còn cõng gạo nuôi con chữ chắp cánh cho những ước mơ tới trường. Để đến bây giờ khắp các bản mường đâu đâu cũng có tiếng ca hát, tiếng học bài; tiếng đồng lòng quyết tâm của tuổi trẻ đứng lên xây dựng quê hương. Vào những đêm trăng sáng bên cọn nước chảy êm đềm hay trong những đêm hội bập bùng ngọn lửa tình cháy bỏng, gùi đã mang cây khèn, cây sáo giúp cho trai làng, gái bản thổ lộ, trao nhau ân tình. Và sau mỗi đêm hội gùi lại xe kết những lời hẹn ước yêu thương cho nam thanh nữ tú nên duyên chồng vợ.
Gùi chính là một nét đẹp trong bản sắc văn hóa của đồng bào miền Tây Bắc. Gùi cũng là nút thắt sợi tình đoàn kết bản trên mường dưới thêm thắm đượm nghĩa tình, mỗi khi mùa vụ đến, bà con lại đi gùi thóc, ngô… giúp nhau. Con trai đan gùi và con gái thêu thùa đã trở thành bức tranh miền sơn cước đi vào lòng người với bao ý nghĩa. Ở đó người đọc sẽ cảm nhận được thông điệp xanh về cuộc sống làng quê Việt Nam bình dị với tấm lòng thơm thảo, hiếu đạo, hay đó còn là tâm tư tình cảm, nhân dân trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa ở bản làng. Ngày nay đã có bao nhiêu phương tiện hiện đại ra đời nhờ ứng dụng khoa học kĩ thuật nhưng hình bóng gùi vẫn không bao giờ phai nhạt, gùi đã khắc in vào mỗi ngọn núi, dáng cây, mỗi tên bản, tên làng. Và đặc biệt với người Tây Bắc, chắc chắn rằng sẽ không một phương tiện nào có thể thay thế được và gùi sẽ ngày càng nặng lòng với bao thế hệ.
Ý kiến bạn đọc
Có thể bạn quan tâm
Đêm Tân Uyên Trà và Thơ

Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

15 hội viên tham gia trại sáng tác tại huyện Tân Uyên

Ngày hội “Hương sắc bản Mông” năm 2025

Phát triển du lịch xanh, bền vững

Nét độc đáo trong các lễ hội truyền thống ở Phong Thổ

Chảng Phàng điểm du lịch tiềm năng

Các đơn vị của Vùng 3 hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2025
Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Đất nước trọn niềm vui'
Văn hóa
21/04/2025 16:53
Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tối 20/4, tại khuôn viên Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự chương trình.

Trường THCS Giang Ma: Phát triển văn hóa đọc
Văn hóa
21/04/2025 10:06
Xác định, tầm quan trọng của việc đọc sách mở ra tương lai mới cho các em, nhiều năm qua, Trường THCS Giang Ma (huyện Tam Đường) phát triển văn hóa đọc tới tất cả giáo viên và học sinh. Đây là “cầu nối” giúp giáo viên, học sinh tiếp cận tri thức, phát triển trí tuệ và nhân cách toàn diện.

Khai mạc Lễ hội Sú Khon Khoài và trình diễn nghề dệt thổ cẩm lần thứ III năm 2025
Văn hóa
19/04/2025 16:58
Sáng 19/4, xã Bản Hon tổ chức Khai mạc Lễ hội Sú Khon Khoài và trình diễn nghề dệt thổ cẩm lần thứ III năm 2025 tại Khu du lịch Bản Thẳm (xã Bản Hon, huyện Tam Đường).

Sin Suối Hồ: Bản tình ca của hoa và những nụ cười
Du lịch
19/04/2025 15:14
Giữa đại ngàn Tây Bắc, có một bản làng người Mông từng nghèo khó, từng vật lộn với những hủ tục lạc hậu, nay bừng sáng lên bởi hoa, bởi những nụ cười và niềm tin vào tương lai. Đó là Sin Suối Hồ - điểm du lịch cộng đồng nổi bật của Lai Châu, nơi hội tụ vẻ đẹp thiên nhiên, bản sắc Mông và hành trình đổi thay đầy cảm hứng. Sin Suối Hồ đã trở thành điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước, được vinh danh bằng nhiều giải thưởng du lịch danh giá.

Nhiều chương trình trọng điểm chào mừng 50 năm thống nhất đất nước trên sóng truyền hình
Tin nổi bật
18/04/2025 15:01
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thể hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.

Dự án "Yêu lắm Việt Nam": Mang lại nhiều trải nghiệm độc đáo cho du khách
Văn hóa
17/04/2025 19:39
Chiều 17/4, Báo Nhân Dân đã công bố Dự án “Yêu lắm Việt Nam", kết hợp công nghệ kết nối không dây (NFC) và dữ liệu số nhằm lan tỏa tình yêu đất nước, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên mọi miền Tổ quốc.

Phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật trong phát triển cộng đồng và văn hóa
Văn hóa
17/04/2025 11:15
Lai Châu – vùng đất biên cương giàu bản sắc văn hóa dân tộc đang từng bước khẳng định vai trò của văn học, nghệ thuật trong việc xây dựng cộng đồng đoàn kết, phát triển và giữ gìn giá trị truyền thống. Những tác phẩm văn học, nghệ thuật không chỉ phản ánh sinh động đời sống, tâm tư của đồng bào các dân tộc thiểu số, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh Lai Châu đến với bạn bè trong và ngoài nước.

Hội nghị báo cáo viên tháng 4 năm 2025
Chính trị
15/04/2025 14:29
Sáng 15/4, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Hội nghị báo cáo viên tháng 4 năm 2025 với chuyên đề Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Khi hoa lan nở cùng nụ cười người con gái vùng cao
Văn hóa
15/04/2025 09:24
Giữa không gian tràn ngập sắc hương tại Lễ hội hoa lan thành phố Lai Châu năm 2025, hình ảnh các thiếu nữ dân tộc trong tà áo dài, áo cóm, áo thổ cẩm duyên dáng, nghiêng mình bên giò lan rừng rực rỡ đã tạo nên một bức tranh đầy ấn tượng. Nơi đó, có sự giao thoa tuyệt vời giữa con người và thiên nhiên, giữa vẻ đẹp e ấp của người con gái vùng cao và sự thanh tao, kiêu hãnh của loài hoa mọc lên giữa núi rừng Tây Bắc.

Xây dựng đời sống văn hóa ở “miền đất gió”
Văn hóa
15/04/2025 09:20
Với mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, những năm qua huyện Phong Thổ đẩy mạnh thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" (TDĐKXDĐSVH). Qua đó, đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần làm thay đổi bộ mặt, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Lễ hội Sú Khon Khoài xã Bản Hon năm 2025 diễn ra từ ngày 19-20/4
Văn hóa
15/04/2025 08:26
Lễ hội Sú Khon Khoài xã Bản Hon năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 19-20/4 tại điểm du lịch cộng đồng bản Bản Thẳm, xã Bản Hon (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu).