Thứ ba, 08/10/2024, 22:48 [GMT+7]
Kỷ niệm 111 năm ngày sinh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công (7-8-1912 - 7-8-2023):

Người cộng sản trung kiên, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Thứ hai, 07/08/2023 - 11:26'
Kỷ niệm 111 năm ngày sinh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công (7-8-1912 - 7-8-2023): Người cộng sản trung kiên, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam.

n

Người chiến sĩ cộng sản phải luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, phải có tinh thần cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải luôn luôn đặt lợi ích cách mạng lên trên hết, trước hết như Bác Hồ đã dạy”. Đó là tâm niệm, cũng là “kim chỉ nam” trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và nhiều thành tựu của đồng chí Võ Chí Công - người cộng sản trung kiên, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam.


Kỷ niệm 111 năm ngày sinh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công (7-8-1912 - 7-8-2023): Người cộng sản trung kiên, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt NamNgười chiến sĩ cộng sản phải luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, phải có tinh thần cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải luôn luôn đặt lợi ích cách mạng lên trên hết, trước hết như Bác Hồ đã dạy”. Đó là tâm niệm, cũng là "kim chỉ nam” trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và nhiều thành tựu của đồng chí Võ Chí Công - người cộng sản trung kiên, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam.


Đồng chí Võ Chí Công (tên khai sinh là Võ Toàn) được sinh ra và dưỡng nuôi trong "cái nôi” của một gia đình trí thức giàu truyền thống yêu nước, cách mạng tại làng Khương Mỹ, tổng Phú Quý, phủ Tam Kỳ (nay là xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Bởi vậy nên mới 14 tuổi, chàng trai trẻ đã cùng cha tham gia các phong trào đấu tranh đòi thực dân Pháp thả cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Châu Trinh, đòi dân sinh, dân chủ.


Tháng 5-1935, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó được cử làm Bí thư chi bộ Mỹ Sơn (chi bộ ghép một số xã thuộc huyện Tam Kỳ). Với tài năng, trí tuệ và tinh thần nhiệt huyết cách mạng, tháng 1-1940, đồng chí được bầu làm Bí thư Phủ ủy Tam Kỳ; Ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ (tháng 10-1941); Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam (tháng 12-1942). Đến giữa năm 1943, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, kết án khổ sai chung thân, sau giảm xuống 25 năm tù và đưa đi giam cầm ở nhà lao Hội An, sau đó chuyển lên nhà đày Buôn Ma Thuột.


Sau khi Nhật đảo chính Pháp, đồng chí được trả tự do và tham gia Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo Nhân dân giành chính quyền một cách nhanh chóng ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí trở thành một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Quảng Nam và Liên khu V. Trong giai đoạn này, đồng chí tập trung lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam và Liên Khu V, để "chia lửa” với chiến trường Điện Biên Phủ, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), đồng chí được giao giữ nhiều trọng trách như Phó Bí thư và Bí thư Liên Khu ủy V (1954-1960); Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam (1961-1965); Phó Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; Bí thư Khu ủy V (1964-1975)... Đồng chí đã lãnh đạo quân và dân miền Nam, đặc biệt là ở Liên Khu V từng bước đánh bại các chiến lược "Chiến tranh đặc biệt”, "Chiến tranh cục bộ”, "Việt Nam hóa chiến tranh”. Đồng thời, chỉ đạo giải phóng các tỉnh Trung bộ, đặc biệt là Đà Nẵng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, đồng chí được điều ra Trung ương công tác và được Đảng tín nhiệm giữ cương vị quan trọng như Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ Hải sản; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư (từ tháng 4-1982), Thường trực Ban Bí thư. Tại Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VIII (1987).


Dù ở cương vị nào, gánh vác trọng trách nào, đồng chí Võ Chí Công cũng luôn thể hiện tài năng, bản lĩnh của một nhà lãnh đạo xuất sắc, có tư tưởng đổi mới mạnh mẽ. Điển hình như, đồng chí đã có nhiều đề xuất với Ban Bí thư và Bộ Chính trị, nhằm từng bước hình thành Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư về Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTX nông nghiệp (tháng 1-1981). Kết quả của "Khoán 100” cũng chính là cơ sở hình thành nên Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (tháng 4-1988), mở ra bước ngoặt cho nền nông nghiệp thời kỳ đổi mới.


Hay trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đồng chí Võ Chí Công có vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương; tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng. Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo của đồng chí ở cương vị Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Nhà nước đã xem xét và công bố nhiều luật quan trọng như Luật Đất đai, Luật Thuế xuất khẩu, Luật Đầu tư nước ngoài... Trên cương vị Chủ tịch Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, đồng chí đã chỉ đạo xây dựng Hiến pháp mới và được Kỳ họp thứ XI, Quốc hội khóa VIII đã nhất trí thông qua. Hiến pháp năm 1992 trở thành Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, góp phần đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển.


Công lao to lớn của đồng chí đối với cách mạng đã được Đảng ta ghi nhận: Đồng chí Võ Chí Công "luôn trăn trở về con đường đi lên của cách mạng; sớm thể hiện sự tìm tòi đổi mới tư duy về kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp; trân trọng, ủng hộ những sáng kiến của cán bộ, Nhân dân và các địa phương; cùng với tập thể Trung ương lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá thế bị bao vây, cấm vận; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường quốc phòng - an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.


Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và nhiều thành tựu, đồng chí Võ Chí Công - một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn nêu tấm gương cao đẹp của một người cộng sản kiên trung, mẫu mực, tận trung với nước, tận hiếu với dân. Người cộng sản trung kiên này luôn tâm niệm: "Người chiến sĩ cộng sản phải luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, phải có tinh thần cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải luôn luôn đặt lợi ích cách mạng lên trên hết, trước hết như Bác Hồ đã dạy. Có như vậy mới được Nhân dân tin yêu, kính trọng. Trong giai đoạn cách mạng mới, tuy còn gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng vững bước trên con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy truyền thống tốt đẹp được hình thành trong lịch sử lâu dài của dân tộc, Nhân dân ta nhất định sẽ đi tới ấm no, hạnh phúc”!

Cập nhật Cập nhật: Thứ hai, 7/8/2023 | 8:40:39 AM/ http://baoyenbai.com.vn

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn
Bố trí dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đặc biệt khó khăn là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, vì vậy, huyện Tam Đường đang đẩy mạnh triển khai, thực hiện các dự án từ...
Vì sự nghiệp “trồng người”
19 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người” nơi vùng cao, từ lòng yêu nghề và năng lực chuyên môn vững, cô giáo Phùng Thuý Phương - giáo viên Trường Tiểu học và THCS Bản Hon (xã Bản Hon, huyện Tam...