Thứ năm, 10/07/2025 - 13:45
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Nông thôn mới
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Công An
    • Quân Sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Biên Phòng
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • E-magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Thành phố Lai Châu
    • Huyện Mường Tè
    • Huyện Nậm Nhùn
    • Huyện Phong Thổ
    • Huyện Sìn Hồ
    • Huyện Than Uyên
    • Huyện Tân Uyên
    • Huyện Tam Đường
    • Xem thêm...
Ống kính phóng viên
Gian nan hành trình tự chủ của sân khấu truyền thống
Theo TRANG ANH/nhandan/ Thứ Hai, 29/07/2019, 01:57:24
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ ba, 30/07/2019 09:52
Chia sẻ qua Email
lc-icon - Theo lộ trình, đến năm 2020, hệ thống các đơn vị nghệ thuật công lập sẽ phải tiến tới tự chủ hoàn toàn. Thế nhưng, thực tế cho thấy, yêu cầu này khó có thể thực hiện đúng kế hoạch, bởi đến nay, nhiều đơn vị, nhất là những đơn vị nghệ thuật truyền thống vẫn đang loay hoay khi phải đối mặt nhiều khó khăn trên con đường “lấy nghệ thuật để nuôi nghệ thuật”.

Một cảnh trong vở “Vua Phật” được Nhà hát Cải lương Việt Nam dàn dựng bằng nguồn kinh phí xã hội hóa. Ảnh: HOA NGUYỄN

Cần thiết nhưng hết sức khó khăn

Trước hết, cần khẳng định, tự chủ tài chính là hướng đi cần thiết và đúng đắn để nâng cao tính chủ động, nỗ lực của các đơn vị nghệ thuật trong nền kinh tế thị trường. Đây cũng là động lực khuyến khích các đơn vị đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật để có cơ hội mang về nguồn doanh thu lớn hơn, giúp nghệ sĩ có điều kiện làm nghề và sống bằng nghề, từ đó giảm áp lực cho ngân sách nhà nước. Sau gần 5 năm thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, đến thời điểm này, một số đơn vị nghệ thuật đã trở thành điểm sáng về tự chủ tài chính, tiêu biểu như: Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam, Nhà hát Lớn Hà Nội, Trung tâm Chiếu phim quốc gia, Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam… Tuy vậy, con số này vẫn quá ít ỏi so với số lượng hơn 100 đơn vị nghệ thuật công lập trên toàn quốc. Hơn nữa, dễ nhận thấy là những đơn vị có khả năng độc lập về tài chính nêu trên chủ yếu đã có sẵn thế mạnh về loại hình nghệ thuật, lại sở hữu những lợi thế về địa điểm và cơ sở vật chất, cho nên bên cạnh thuận lợi trong khả năng tiếp cận công chúng để hoạt động chuyên môn, còn có điều kiện đa dạng hóa nguồn thu từ những hoạt động kinh doanh khác. Trong khi đó, phần lớn các đơn vị công lập còn lại, nhất là các đơn vị nghệ thuật sân khấu truyền thống vừa yếu về sức hút loại hình, vừa thiếu điều kiện hoạt động, dẫn đến hành trình tự chủ gặp nhiều gian nan.

Những năm gần đây, sân khấu truyền thống thường xuyên lâm vào tình trạng khủng hoảng khán giả, nhất là khi phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với hàng loạt loại hình giải trí nghe nhìn khác. Trong guồng quay gấp gáp, sôi động, những tích tuồng, điệu cải lương, câu ca chèo dường như trở nên lạc nhịp, không ít đơn vị lâm vào cảnh sống lay lắt. Có những tác phẩm được đầu tư, dàn dựng công phu, nhận về đánh giá cao từ giới trong nghề, nhưng khi ra rạp chỉ bán được rất ít vé. Nhiều lãnh đạo đơn vị băn khoăn: thu còn không đủ chi thì lấy đâu tích lũy để tái tạo khả năng sáng tạo nghệ thuật, chưa nói phải tự chủ kinh tế hoàn toàn. NSƯT Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam cho biết: Nhà hát luôn nỗ lực để đa dạng hóa các hoạt động như biểu diễn định kỳ các chương trình âm nhạc, trích đoạn chèo truyền thống vào các tối thứ sáu hằng tuần, biểu diễn các vở lớn vào các tối thứ bảy hằng tuần, bên cạnh đó là duy trì các chiếu chèo, tham gia các dự án như “Tôi xê dịch”, “Chèo 48h” nhằm phát triển, quảng bá nghệ thuật chèo… Song nhiều buổi diễn phải bù lỗ vì nguồn thu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào bán vé, mà đòi hỏi công chúng hiện đại chi tiền để xem chèo không phải chuyện dễ. Với tuồng và cải lương cũng không ngoại lệ, khi nhiều vở diễn chỉ bán được số vé hết sức hạn chế. Ấy là chưa kể, một số đơn vị như Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Cải lương Việt Nam... còn không có sân khấu biểu diễn riêng, thường xuyên phải bỏ ra số tiền không nhỏ để thuê địa điểm, dẫn đến việc bảo đảm các nguồn chi khác cho đầu tư sáng tạo, thù lao diễn viên, truyền thông quảng cáo... trở thành gánh nặng khó đỡ trên lộ trình tự chủ.

NSND Tạ Duy Ánh, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam đưa ra so sánh: Bên cạnh thuận lợi về sức hấp dẫn của loại hình nghệ thuật, các đơn vị ca múa nhạc còn có khả năng duy trì mô hình hoạt động linh hoạt thông qua việc mượn, thuê diễn viên làm theo thời vụ, chương trình. Trong khi đó, các đơn vị nghệ thuật như xiếc hay tuồng, chèo, cải lương luôn phải duy trì cả đoàn kịch mục, cũng khó để thay, thuê diễn viên do đòi hỏi đặc thù của loại hình nghệ thuật và những khó khăn ngay từ khâu đào tạo, dẫn đến áp lực tự chủ càng lớn. Tính chất của sân khấu truyền thống lâu nay là “thầy già, con hát trẻ”, cho nên có một thực tế là ở các đơn vị nghệ thuật truyền thống thường tồn tại đội ngũ tuổi đời chưa cao nhưng tuổi diễn đã quá, không thể tinh giản một cách cơ học, nhưng nếu giữ lại mà không có ngân sách nhà nước thì khó có thể bảo đảm thu nhập. NSƯT Triệu Trung Kiên, Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam thẳng thắn chia sẻ: Hiện phần lớn các hoạt động của nhà hát vẫn được Nhà nước cấp kinh phí mà còn gặp nhiều khó khăn trong cân đối thu - chi, vì thế nếu lập tức cắt giảm hoàn toàn thì sẽ hoạt động thế nào. Ngay với sân khấu TP Hồ Chí Minh từng có nhiều điểm sáng về xã hội hóa mà nay nhiều mô hình cũng gặp khó khăn và đứng trước nguy cơ giải thể, huống hồ sân khấu phía bắc vốn hạn chế hơn về thị trường biểu diễn?... Đây là những thách thức không đơn giản khi các đơn vị nghệ thuật sân khấu truyền thống phải đi tìm lời giải cho bài toán tự chủ.

Cần một cơ chế linh hoạt và đặc thù

Rõ ràng, tự chủ kinh tế là xu thế tất yếu, cũng là đòi hỏi cần thiết để phát triển một nền nghệ thuật năng động, sáng tạo. Song tự chủ không có nghĩa là để cho các đơn vị nghệ thuật tự bơi, tự quyết định sự tồn tại của mình, nhất là với nghệ thuật truyền thống khi bên cạnh yêu cầu phát triển còn là nhiệm vụ phải bảo tồn, gìn giữ vốn quý cha ông. Thời gian qua, do áp lực về doanh thu, có những đơn vị nghệ thuật đã chạy theo những đề tài câu khách, giật gân để thu hút khán giả, hoặc dựng vở một cách dễ dãi để chiều theo thị hiếu thị trường. Điều này không khỏi khiến người trong nghề lo ngại về nguy cơ mai một bản sắc nghệ thuật truyền thống. Rõ ràng, nếu thực hiện tự chủ thiếu thận trọng, thứ có thể đánh mất không chỉ là sự sống còn của một đơn vị mà lớn hơn là sự tồn vong của loại hình nghệ thuật. Do đó, để tiến tới tự chủ, nhất thiết phải có một lộ trình được tính toán cụ thể với cơ chế linh hoạt, phù hợp đặc thù, tính chất, nhiệm vụ của từng đơn vị, loại hình nghệ thuật. Theo NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, cần có sự đầu tư cơ sở vật chất để bảo đảm hoạt động của đơn vị nghệ thuật sân khấu truyền thống trước khi bắt đầu lộ trình tự chủ; xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển sân khấu và có cơ chế để đầu tư kinh phí cho công tác quảng bá tác phẩm.

Nhiều đại diện đơn vị nghệ thuật truyền thống cho rằng, trong thời điểm hiện tại, khi công tác đào tạo công chúng sân khấu truyền thống cần thời gian mới phát huy hiệu quả, các loại hình nghệ thuật truyền thống vẫn phải có sự hỗ trợ từ Nhà nước để bảo đảm sự phát triển liên tục. Thay vì đầu tư theo kiểu cào bằng, Nhà nước cần có chính sách đầu tư trọng điểm. Bởi hiện nay, sân khấu dân tộc đang lâm vào thế khủng hoảng, nhất là thiếu trầm trọng những kịch bản hay. “Có bột mới gột nên hồ” nhưng số lượng các tác giả viết kịch bản tuồng, chèo, hay cải lương rất ít. Có ý kiến cho rằng, nên cơ cấu, quy hoạch lại các đơn vị nghệ thuật truyền thống để có sự đầu tư tương xứng, khi đó mới có những kịch bản và tác phẩm chất lượng cao.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các đơn vị nghệ thuật truyền thống cứ thế trông chờ vào sự giúp sức của Nhà nước. Để có thể tự chủ trong tương lai, các đơn vị cũng cần nghiên cứu, chủ động đổi mới tìm hướng đi phù hợp. Thời gian qua, một số đơn vị nghệ thuật như Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ đã xây dựng được một số vở diễn chất lượng tốt từ huy động nguồn kinh phí xã hội hóa. Đây là kết quả cho sự nỗ lực của các nghệ sĩ sân khấu, cũng là tín hiệu vui cho thấy nếu đi đúng hướng, các đơn vị nghệ thuật truyền thống cũng có thể tiến tới tự chủ. Bên cạnh những hoạt động nhằm đa dạng hóa nguồn thu như kêu gọi tài trợ, hợp tác bán vé, xây dựng các gói chương trình riêng phục vụ từng đối tượng khán giả cụ thể…, các đơn vị nghệ thuật cũng cần tính tới khả năng đưa nghệ thuật truyền thống gắn kết với du lịch. Đây là hướng đi hiệu quả đã được nhiều nước thực hiện và khả năng sẽ mang đến kết quả khả quan trong điều kiện du lịch Việt Nam đang từng bước tăng trưởng mạnh…

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

Giữ lấy hồn Việt

Giữ lấy hồn Việt

Mật của rừng

Lai Châu sắp xếp lại bộ máy: Khi người dân và chính quyền cùng đồng hành đổi mới

Kỳ 3: Dân chủ, công tâm trong sắp xếp cán bộ sau sáp nhập

Kỳ 2: Ý Đảng – thuận lòng dân

Có thể bạn quan tâm
Đội xung kích Công ty Điện lực Lai Châu tham gia hỗ trợ khắc phục sự cố lưới điện bị ảnh hưởng do bão Yagi tại Hải Phòng

Đội xung kích Công ty Điện lực Lai Châu tham gia hỗ trợ khắc phục sự cố lưới điện bị ảnh hưởng do bão Yagi tại Hải Phòng

Chiêu trò lừa đảo “việc nhẹ lương cao” vẫn tiếp diễn

Chiêu trò lừa đảo “việc nhẹ lương cao” vẫn tiếp diễn

Bản Lao Chải 1: Thu hút nhiều du khách

Bản Lao Chải 1: Thu hút nhiều du khách

Độc đáo văn hoá người Hà Nhì đen ở Dào San

Độc đáo văn hoá người Hà Nhì đen ở Dào San

“Vườn cổ tích” giữa lòng thành phố trẻ

“Vườn cổ tích” giữa lòng thành phố trẻ

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm đóng gói sẵn

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm đóng gói sẵn

Tam Đường siết chặt vùng trồng hoa hồng

Tam Đường siết chặt vùng trồng hoa hồng

Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại

Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại

Tin cùng chuyên mục
Đi tìm “sự thật” cho 3,8 tấn thóc giả
Đi tìm “sự thật” cho 3,8 tấn thóc giả
Vấn đề hôm nay
13/05/2024 16:42
(BLC) - Tháng 4/2024, lực lượng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh) bóc gỡ thành công vụ án về sản xuất, kinh doanh 3,8 tấn thóc giống giả. Đây là vụ việc chưa có tiền lệ trong cả nước cũng như trong tỉnh.
Bài học đắt giá về xử lý mâu thuẫn
Bài học đắt giá về xử lý mâu thuẫn
Pháp luật
13/05/2024 09:22
(BLC) - Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Lai Châu đã xảy ra nhiều vụ xô xát, đánh nhau dẫn đến thương tích. Nguyên nhân ngọn nguồn đều xuất phát do mâu thuẫn trong mối quan hệ tình cảm và ra tay trong lúc nóng giận khiến mọi sự bực tức đã đi quá giới hạn. Nhiều vụ việc khép lại đầy tiếc nuối nhưng mọi sự “giá như” đều quá muộn màng.
Mô hình “taxi tự quản 5 không, 5 trách nhiệm”
Mô hình “taxi tự quản 5 không, 5 trách nhiệm”
Pháp luật
07/05/2024 08:54
Với mục tiêu đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn phường nói riêng, thành phố Lai Châu nói chung, tháng 8/2023, Công an phường Tân Phong phối hợp với Công ty TNHH Mai Linh Lai Châu thành lập mô hình “taxi tự quản 5 không, 5 trách nhiệm”.
Phòng ngừa đuối nước cho trẻ em
Phòng ngừa đuối nước cho trẻ em
Vấn đề hôm nay
02/05/2024 08:54
Mặc dù chưa đến kỳ nghỉ hè nhưng những ngày qua, rất nhiều trẻ em trên địa bàn tỉnh tự tắm tại sông, suối, ao, hồ không có sự theo dõi, quản lý của người lớn. Do đó, rất cần sự quan tâm của mỗi gia đình, cộng đồng trong công tác phòng ngừa đuối nước cho trẻ em.
Tưng bừng khai hội Then Kin Pang huyện Phong Thổ năm 2024
Tưng bừng khai hội Then Kin Pang huyện Phong Thổ năm 2024
Văn hóa
18/04/2024 10:08
(BLC) - Sáng 18/4, huyện Phong Thổ tổ chức Khai mạc Lễ hội Then Kin Pang năm 2024.
Sôi nổi các hoạt động trước Ngày khai hội Then Kin Pang huyện Phong Thổ năm 2024
Sôi nổi các hoạt động trước Ngày khai hội Then Kin Pang huyện Phong Thổ năm 2024
Văn hóa
17/04/2024 16:54
(BLC) - Ngày 17/4, huyện Phong Thổ đã tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, thi bắt cá trước Ngày khai mạc Lễ hội Then Kin Pang huyện Phong Thổ năm 2024 thu hút đông đảo nhân dân, du khách gần xa đến tham gia, trải nghiệm.
Khoảnh khắc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người, Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2023
Khoảnh khắc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người, Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2023
Văn hóa
08/11/2023 18:46
(BLC) - Từ ngày 3-5/11, tại thành phố Lai Châu, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I, Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2023. Phóng viên Báo Lai Châu đã ghi lại những khoảnh khắc đẹp về những hoạt động diễn ra tại không gian văn hóa của các dân tộc.
Bế mạc Ngày hội Văn hoá các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I, Tuần Du lịch – Văn hoá Lai Châu năm 2023
Bế mạc Ngày hội Văn hoá các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I, Tuần Du lịch – Văn hoá Lai Châu năm 2023
Văn hóa
05/11/2023 16:32
(BLC) - Chiều 5/11, tại Trung tâm hội nghị Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Lai Châu phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I, Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2023.
Tái hiện nghi lễ nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn tỉnh Tuyên Quang
Tái hiện nghi lễ nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn tỉnh Tuyên Quang
Văn hóa
04/11/2023 23:16
(BLC) - Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hoá các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I, Tuần Du lịch - Văn hoá Lai Châu năm 2023, tối ngày 4/11, tại khu vực Bảo tàng tỉnh đã tái hiện nghi lễ nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn tỉnh Tuyên Quang.
Lai Châu: Rực rỡ sắc màu hoa ban
─ Trước thềm Giải vô địch quốc gia Marathon Báo Tiền Phong lần thứ 64 ─ Lai Châu: Rực rỡ sắc màu hoa ban
Văn hóa
21/03/2023 20:41
(BLC) - Hiện nay, đang là thời điểm hoa ban đua nở rực rỡ nhất trên khắp các con đường của thành phố Lai Châu. Vẻ đẹp của hoa ban khiến cho bất kỳ ai khi đến Lai Châu đều mê đắm, ngất ngây, không muốn bỏ lỡ cơ hội ghi lại những khoảnh khắc đẹp này.
Phòng, chống đuối nước, tai nạn thương tích cho trẻ vùng cao
Phòng, chống đuối nước, tai nạn thương tích cho trẻ vùng cao
Xã Hội
29/06/2022 15:36
(BLC) - Những năm gần đây, huyện Sìn Hồ đã có nhiều cố gắng trong tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức phòng, chống đuối nước, tai nạn thương tích ở trẻ em. Dù vậy, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện vẫn xảy ra các vụ đuối nước thương tâm, để lại nỗi đau thương, mất mát lớn cho các gia đình và xã hội.
Đường giao thông tại xã Nậm Hăn xuống cấp nghiêm trọng
Đường giao thông tại xã Nậm Hăn xuống cấp nghiêm trọng
Xã Hội
30/04/2022 10:59
(BLC) - Giao thông nông thôn tại xã Nậm Hăn (huyện Sìn Hồ) có những tuyến đường xuống cấp, người dân thường xuyên đối mặt với nguy hiểm khi di chuyển trên những con đường tróc nhựa ngập bùn, chằng chịt “ổ voi, ổ gà”. Có đường giao thông đảm bảo an toàn, thuận lợi là mong ước cháy bỏng của bà con nơi đây.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 3022 ngày 10/07/2025
Báo Lai Châu Số 3021 ngày 09/07/2025
Báo Lai Châu Số 3020 ngày 07/07/2025
Báo Lai Châu Số 3019 ngày 04/07/2025
Báo Lai Châu Số 3018 ngày 03/07/2025
Báo Lai Châu Số 3017 ngày 02/07/2025
Báo Lai Châu Số 3016 ngày 30/06/2025
Báo Lai Châu Số 3015 ngày 27/06/2025
Báo Lai Châu Số 3014 ngày 26/06/2025
Báo Lai Châu Số 3013 ngày 25/06/2025
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo và phát thanh, truyền hình Lai Châu.
Quyền Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Hà - Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên - Nguyễn Ngọc Truyền - Trần Văn Dũng
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: 43A Nguyễn Chí Thanh - phường Tân Phong - tỉnh Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.