Thứ tư, 02/07/2025 - 11:26
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Công An
    • Biên Phòng
    • Quân Sự
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • E-magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Thành phố Lai Châu
    • Huyện Mường Tè
    • Huyện Nậm Nhùn
    • Huyện Phong Thổ
    • Huyện Sìn Hồ
    • Huyện Than Uyên
    • Huyện Tân Uyên
    • Huyện Tam Đường
    • Xem thêm...
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Nghĩa tình đùm bọc, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào miền xuôi tham gia khai hoang, phát triển kinh tế - xã hội tại Lai Châu giai đoạn 1960 - 1966
B.T
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ sáu, 22/12/2023 11:03
Chia sẻ qua Email
lc-icon - Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới nằm ở Tây Bắc của Tổ quốc, quê hương của 20 dân tộc anh em. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhân dân các dân tộc Lai Châu đã xây đắp nên truyền thống đoàn kết, yêu nước, kiên cường, dũng cảm trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, cần cù, sáng tạo trong lao động xây dựng quê hương. Trong những năm 1960-1966, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, tỉnh Lai Châu đã tiếp nhận hàng nghìn đồng bào miền xuôi từ các tỉnh Thái Bình, Hà Nội, Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Đông lên khai hoang, tham gia phải triển kinh tế - xã hội.

Chiến sỹ Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ giúp người dân bản Sân Bay (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ) làm cỏ chè.

Chiến sỹ Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ giúp người dân bản Sân Bay (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ) làm cỏ chè.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đất nước bị chia cắt làm hai miền, Đảng Lao động Việt Nam chủ trương củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm chỗ dựa cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cùng với nhiệm vụ củng cố miền Bắc. Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm tới sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa miền núi. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960) đã khẳng định: “Đảng và Nhà nước dân chủ nhân dân cần phải làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao và vùng biên giới tiến kịp vùng nội địa, các dân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc Kinh, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và năng lực to lớn của mình, cùng nhau đoàn kết chặt chẽ để tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Đồng thời chỉ rõ: “Vấn đề xây dựng kinh tế miền núi là một bộ phận khăng khít của chính sách dân tộc của Đảng ta trong giai đoạn mới của cách mạng. Nó bảo đảm cho miền núi dần dần tiến kịp miền xuôi, cho các dân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc Kinh, thực hiện đầy đủ sự bình đẳng và tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc. Nó phù hợp với lợi ích thiết thân của các dân tộc miền núi, đồng thời cũng phù hợp với lợi ích thiết thân của toàn thể nhân dân lao động miền Bắc”. Tuy nhiên, nhiệm vụ củng cố miền Bắc và phát triển kinh tế miền núi vấp phải một khó khăn cơ bản liên quan đến vấn đề phân bổ dân cư, lao động. Theo kết quả điều tra dân số năm 1960, trên miền Bắc, mật độ dân số trung bình là 100 người/km2 nhưng phân bổ rất không đồng đều. Miền núi đất rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số, mật độ dân cư thưa thớt, điển hình như Khu tự trị Thái - Mèo (lúc bấy giờ) mật độ trung hình chỉ có 12 người/km2, nhiều châu vùng cao chưa đến 10 người/km2. Trong khi đó, đồng bằng sồng Hồng đất chật, người đông, nhiều tỉnh có mật độ dân số trên dưới 80 người/km2 như Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định,... Do là sự chênh lệch rất lớn, ảnh hưởng tới kế hoạch phát triền kinh tế - văn hóa, xã hội nói chung.

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng bất hợp lý trong phân bố dân cư, lao động ở miền Bắc, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã đề ra chủ trương: “Phải phân bố hợp lý sức sản xuất ở đồng bằng, trung du và miền núi, điều chỉnh sức người giữa các vùng, quy hoạch từng bước các vùng kinh tế, thực hiện sự phân công phối hợp giữa các vùng kinh tế với nhau”. Thực hiện chủ trương của Đảng, chưa đầy 3 tháng sau Đại hội toàn quốc lần thứ III, ngày 05/12/1960, Ban Tuyên huấn Khu ủy Tây Bắc ban hành Kế hoạch số 86/HC-tuyên truyền giáo dục về việc điều chỉnh nhân lực xây dựng mở mang Khu tự trị tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bản Kế hoạch nhấn mạnh: “Việc điều chỉnh nhân lực lên khu ta chính là việc phân bổ, điều chỉnh hợp lý sức người giữa miền xuôi và miền núi, nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển mọi mặt kinh tế của khu ta để đóng góp tích cực vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc”. Tiếp đó, ngày 26/12/1960, Ban Chấp hành Khu ủy Tây Bắc ban hành Nghị quyết số 18/NQ-TB về Đề án điều chỉnh nhân lực miền xuôi lên góp phần củng cố, mở mang Khu tự trị. Nghị quyết xác định, điều chỉnh nhân lực miền xuôi lên góp phần củng cố mở mang Khu tự trị là yêu cầu khách quan của miền Bắc trong quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội. Phương châm là "trong một thời gian nhất định phải tiếp thu từng bước với tinh thần vững chắc nhưng mạnh dạn, tích cực “một lực lượng lớn khoảng nửa triệu người”. Phương hướng tiếp thu nhân lực là: “Ngay từ lúc đầu nhân dân miền xuôi lên đi thẳng vào thành lập các hợp tác xã nông nghiệp cấp cao dựa trên cơ sở công hữu toàn bộ tư liệu sản xuất (đất của nhà nước, nông cụ, trâu bò, thóc giống, tiền vốn...do các hợp tác xã miền xuôi cấp vốn hoặc do nhà nước cho vay rồi trả dần)”. Nguyên tắc triển khai các hợp tác xã của đồng bào miền xuôi là: nơi dễ làm trước, nơi khó làm sau, gần đường giao thông làm trước, các vùng sâu làm sau, bảo đảm chắc thắng bước đầu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở sản xuất; từ đó mở rộng diện tích ra những nơi xa, sâu trong toàn Khu. Khu vực bố trí bước đầu cho các hợp tác xã miền xuôi mới lên là một số châu dọc đường lớn tương đối gần sự chỉ đạo, sau sẽ dần mở rộng ra toàn Khu.

Cùng với sự sẵn sàng của Khu ủy Tây Bắc, các tỉnh miền xuôi cũng tích cực, chủ động trong việc tổ chức đồng bào tham gia phát triển kinh tế, văn hóa miền núi. Hưng Yên và Thái Bình là hai tỉnh đồng bằng có mật độ dân số cao nhất miền Bắc, cũng là hai tỉnh đi tiên phong trong việc vận động, tổ chức đồng bào tham gia phát triển kinh tế miền núi, với địa bàn đầu tiên là Khu tự trị Thái - Mèo, mở đầu cho một phong trào lớn, một cuộc vận động lớn trên toàn miền Bắc trong những năm 60 của thế kỷ XX. Ngày 27-10-1962, kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa II đã ra Nghị quyết đổi tên Khu tự trị Thái - Mèo thành khu tự trị Tây Bắc và thành lập ba tỉnh trong khu là: Lai Châu, Nghĩa Lộ và Sơn La. Tỉnh Lai Châu lúc đó gồm 7 huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Tè, Mường Lay, Phong Thổ, Sình Hồ và thị trấn Lai Châu. Thực hiện chủ trương của Trung ương về vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội các tỉnh miền núi, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã vận động chuyển 2.480 người trong đó có nhiều đảng viên, đoàn viên lên xây dựng 13 hợp tác xã ở Lai Châu...

Những ngày đầu lập nghiệp, trước vùng đất mới còn khá hoang vu, heo hút, hành trang của người tình nguyện chỉ là chiếc ba lô sau lưng và đôi dép lốp cao-su. Nhưng nhờ sự đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân các dân tộc nơi đây, người Thái Bình đã dựng lều làm lán, cuốc đất làm nương…tự giúp mình và giúp đỡ lẫn nhau ổn định cuộc sống. Nhiều thanh niên trẻ, khỏe, trong đó có nhiều kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, không quản khó khăn, ở lại xây dựng quê hương mới. Thời gian trôi đi, những người con miền xuôi đã cùng với bà con địa phương đưa kiến thức quản lý kinh tế, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật nông nghiệp đổi mới phương thức sản xuất, tạo năng suất cao, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương, nghĩa tình đùm bọc, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào miền xuôi tham gia khai hoang, phát triển kinh tế - xã hội tại Lai Châu đã phần xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

Ngày 3/10/1963, Công trường Đại thủy nông Nậm Rốm (tại huyện Điện Biên) chính thức được khởi công xây dựng. Đây là công trình lớn thứ hai sau công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải ở miền Bắc lúc bấy giờ, được Nhà nước đầu tư với số vốn 8 triệu đồng, theo thiết kế ban đầu sẽ cung cấp đủ nước tưới tiêu cho 3.700 ha, phục vụ thâm canh tăng vụ ở lòng chảo Điện Biên. Hơn 2.000 cán bộ, đội viên thanh niên của Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Dương đã “chân đất, tay thô, xẻ dọc núi đồi” xung phong lên với Lai Châu, thực hiện sứ mệnh cao cả: Cùng quân và dân Lai Châu hoàn thành công trình Đại thủy nông Nậm Rốm trong thời gian sớm nhất để tạo nên “mạch sống” cho Lai Châu thoát khỏi tình trạng thiếu đói. Thực hiện cuộc vận động “Đoàn kết quân dân, đông xuân thắng Mỹ”, Đảng uỷ công trình thuỷ nông Nậm Rốn đã phát động đợt thi đua “Quyết tâm đưa nước về đồng ruộng, mùa đông thắng Mỹ”. Sau hơn hai năm xây dựng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính tỉnh và sự cố gắng của tập thể, cán bộ, công nhân viên công trình, ngày 25-12-1965, công trình đầu mối và kênh tả đã căn bản hoàn thành với khối lượng công việc đào đắp 283.000m3 đất đá, làm xong 12 km kênh tả, 7 cầu máng, 4 đường tràn, 7 đường ô tô đi qua, đổ 1.752 m3 bê tông cốt thép và bê tông thường, xây 4.747 m3 đá các loại.

Bên cạnh việc chỉ đạo thi công trình đại thuỷ nông, cấp uỷ, chính quyền các cấp coi trọng công tác sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, phát triển mạnh hoa màu để giải quyết một bước vững chắc về lương thực, đi đôi với phát triển chăn nuôi, cây công nghiệp và nghề rừng. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp ngày càng được củng cố, cuối năm 1964, đầu năm 1965 Trung ương và tỉnh đã tập trung xây dựng huyện Điện Biên thành vùng lúa trọng điểm của tỉnh. Tỉnh đã tăng cường hàng trăm cán bộ về huyện Điện Biên và Tuần Giáo để tiến hành củng cố các hợp tác xã. Trong 8 tháng của năm 1964, các đoàn cán bộ của tỉnh đã giúp 75% số hợp tác xã của 2 huyện tiến hành củng cố, cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật sản xuất. Đến cuối năm 1964, huyện Sình Hồ có 63 hợp tác xã với 1.171 hộ, 6.984 người. Các hợp tác xã sau khi được củng cố (so với năm 1961 giảm đi 10 hợp tác xã) đã đi vào hoạt động ổn định. Toàn huyện có 3 hợp tác xã khai hoang của đồng bào Thái Bình là: Đông Thăng, Hoàng Hưng, An Tân, năm 1964 tiếp nhận thêm 64 hộ gia đình, huyện bố trí vào khu vực Pa Há. Nhân dân địa phương đã nhiệt tình, phấn khởi giúp đỡ đồng bào Thái Bình về làm nhà, hạt giống, gia súc, ruộng nương,...để sớm ổn định đi vào sản xuất. Đến cuối năm 1964, tổng sản lượng lương thực của huyện Sình Hồ đạt 8.404 tấn, tăng hơn năm 1961 là 2.235 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 434kg/người/năm (tăng 84kg so với năm 1961). Do thực hiện đồng bộ các giải pháp, đến cuối năm 1965, toàn tỉnh có 705 hợp tác xã, thu hút 60% số hộ nông dân tham gia. Công tác cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật trong các hợp tác xã có nhiều tiến bộ, nhiều hợp tác xã xác định phương hướng sản xuất phù hợp, vừa coi trọng phát triển nông - lâm kết hợp với phát triển chăn nuôi trồng cây công nghiệp, phát triển ngành nghề kinh doanh tổng hợp, mở ra hướng làm ăn mới. Trong phong trào sản xuất đã xuất hiện một số hợp tác xã tiên tiến, nổi bật là hợp xã Bản Phủ (Tuần Giáo) trở thành lá cờ đầu về thâm canh tăng năng suất lúa ruộng đạt gần 5 tấn thóc/ha (hai vụ). Năm 1965, sản xuất lương thực đạt kết quả khá, toàn tỉnh làm nghĩa vụ với nhà nước đạt 83,7% kế hoạch, tăng 8,9% so với năm 1964. Nông dân các dân tộc đã tích cực thực hiện thi đua đẩy mạnh tăng gia sản xuất, đến cuối năm 1965 tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 71.870 tấn, tăng 10,2% so với năm 1964, tăng 7.912 tấn so với năm 1963, tốc độ phát triển hàng năm là 8,1%. Chăn nuôi được khuyến khích phát triển, đàn gia súc hàng năm tăng trưởng 4%. Công tác lâm nghiệp được coi trọng, một số huyện bước đầu đã khoanh nuôi bảo vệ rừng, nông dân tích cực thực hiện phong trào trồng rừng, tình trạng phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy từng bước được hạn chế. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được củng cố và có tiến bộ, giá trị sản lượng công nghiệp hàng năm tăng 5,3%, có nhiều chuyển biến trong việc sản xuất phục vụ nông nghiệp và hàng tiêu dùng phục vụ nhân dân. Nông dân đã khôi phục lại một số ngành nghề truyền thống như dệt, mây tre đan, sản xuất đồ mộc..., tạo việc làm cho người nông dân trong lúc nông nhàn.

Trong lúc nông dân các dân tộc trong tỉnh đang ra sức phấn đấu hoàn thành kế hoạch ba năm 1963-1965 do Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất đề ra, ngày 05-8-1964, đế quốc Mỹ dựng lên "sự kiện vịnh Bắc Bộ", cho máy bay ném bom thị xã Hòn Gai, Lạch Trường, Vinh, Cửa Hội, sông Gianh, mở đầu cho cuộc chiến tranh bằng không quân đánh phá ác liệt miền Bắc bằng không quân. Từ đây, quân dân miền Bắc lại bước vào cuộc đọ sức quyết liệt chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Tại Lai Châu, ngày 02-7-1965, máy bay Mỹ tiến hành đánh phá một số điểm ở Điện Biên, Tuần Giáo, mở đầu cho cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên địa bàn tỉnh. Do thực hiện tốt các biện pháp hướng hoạt động của các ngành về cơ sở để phục vụ sản xuất nông nghiệp, lãnh đạo chặt chẽ nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu; thực hiện có hiệu quả hai cuộc vận động lớn “Quyết thắng mùa vụ, thi đua chống Mỹ”, “Đoàn kết quân dân, đông xuân thắng Mỹ”.

Nhờ có những chủ trương đúng đắn và sự chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, nên chỉ trong một thời gian ngắn các cơ quan của tỉnh, huyện, các cơ sở sản xuất phục vụ nhân dân đã thực hiện tốt chủ trương sơ tán, vì vậy mọi hoạt động không bị ngừng trệ, mặt khác còn hạn chế nhiều thiệt hại do máy bay Mỹ gây ra, đảm bảo mọi mặt tình hình công tác theo kế hoạch vừa sản xuất vừa chiến đấu, thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Nhà nước và kế hoạch 3 năm về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương đối với các tỉnh miền núi “Dù trong tình thế nào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cũng phải tiến lên; cơ sở chính trị phải vững mạnh, miền núi phải vươn lên làm tròn nhiệm vụ là căn cứ hậu phương cho cả nước”. Xuất phát từ yêu cầu đó, nhiệm vụ chung về hợp tác hóa nông nghiệp của tỉnh trong hai năm 1966-1967 là: ra sức củng cố quan hệ sản xuất về mọi mặt, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp đi đôi với bước đầu chuyển hướng canh tác và vận động định canh định cư ở vùng cao nhằm hoàn thành nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp hai năm 1966-1967.

Có thể khẳng định, quá trình tiếp nhận đồng bào miền xuôi tham gia khai hoang tại Lai Châu đã góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước. Đồng bào miền xuôi tham gia khai hoang tại Lai Châu đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đặc biệt là đồng bào các dân tộc địa phương ngay từ những ngày đầu đặt chân lên đất Tây Bắc. Đáp lại, đồng bào khai hoang miền xuôi đã đem những kinh nghiệm trong lao động sản xuất của mình phố biến cho đồng bào địa phương, hỗ trợ đồng bào kinh nghiệm quản lý hợp tác xã, giúp đỡ học tập nâng cao trình độ văn hóa, bài trừ các hủ tục lạc hậu, nâng cao chất lượng chăm sóc, sức khỏe… Từ đó xây dựng tình đoàn kết gắn bó keo sơn như anh em ruột thịt một nhà. Những tên gọi của các hợp tác xã khai hoang, xây dựng kinh tế mới, nông trường quốc doanh, là biểu hiện nghĩa tình đùm bọc, gắn bó giúp đợ lẫn nhau giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào miền xuôi tham gia khai hoang phát triển kinh tế - xã hội tại Lai Châu giai đoạn 1960-1966. Đó là nền tảng vững chắc cho những bước phát triển sau này của đồng bào khai hoang, là điểm khởi đầu cho những đóng góp của đồng bào miền xuôi trong công cuộc tham gia phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, góp phần củng cố miền bắc./

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

Giữ lấy hồn Việt

Giữ lấy hồn Việt

Mật của rừng

Lai Châu sắp xếp lại bộ máy: Khi người dân và chính quyền cùng đồng hành đổi mới

Kỳ 3: Dân chủ, công tâm trong sắp xếp cán bộ sau sáp nhập

Kỳ 2: Ý Đảng – thuận lòng dân

Trang Địa Phương

Thành phố Lai Châu Mường Tè Nậm Nhùn Phong Thổ Sìn Hồ Than Uyên Tân Uyên Tam Đường
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam – Hình mẫu của hòa bình & phát triển bền vững

Việt Nam – Hình mẫu của hòa bình & phát triển bền vững

Việt Nam – Hình mẫu của hòa bình & phát triển bền vững

Việt Nam – Hình mẫu của hòa bình & phát triển bền vững

Yêu lắm bầu trời Việt Nam

Yêu lắm bầu trời Việt Nam

Sơ kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025

Sơ kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025

Kỳ 3: Gieo niềm tin – Từ ánh sáng Đảng đến sức bật dân tộc Mảng

Kỳ 3: Gieo niềm tin – Từ ánh sáng Đảng đến sức bật dân tộc Mảng

Kỳ 2: Tổ chức Đảng vững mạnh là nền tảng phát triển vùng đồng bào Mảng

Kỳ 2: Tổ chức Đảng vững mạnh là nền tảng phát triển vùng đồng bào Mảng

Kỳ 4: “Lá chắn thép” giữ vững trận địa tư tưởng ở Lai Châu

Kỳ 4: “Lá chắn thép” giữ vững trận địa tư tưởng ở Lai Châu

Kỳ 3: Đoàn kết giữ gìn “hồn cốt” văn hóa, chắp cánh du lịch Lai Châu bay cao

Kỳ 3: Đoàn kết giữ gìn “hồn cốt” văn hóa, chắp cánh du lịch Lai Châu bay cao

Tin cùng chuyên mục
Kỳ 1: Gieo “hạt giống đỏ” giữa đại ngàn
─ Phát triển đảng, xây dựng và củng cố các chi bộ trong cộng đồng dân tộc Mảng ─ Kỳ 1: Gieo “hạt giống đỏ” giữa đại ngàn
Chính trị
19/06/2025 14:24
Ở nơi biên giới xa xôi của tỉnh Lai Châu, nơi mây vờn đỉnh núi, suối len bản làng, dân tộc Mảng - một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam đang vươn mình trong ánh sáng đổi thay. Đó không chỉ là kết quả của một quá trình bền bỉ, kiên trì của cả hệ thống chính trị trong phát triển đảng, xây dựng và củng cố các chi bộ trong cộng đồng dân tộc Mảng ở huyện Nậm Nhùn, mà còn là minh chứng sống động cho chân lý: “Ở đâu có tổ chức Đảng, ở đó có sự đổi thay”.
Kỳ 2: Đồng lòng vì dân - Chính quyền, nhân dân một ý chí
Kỳ 2: Đồng lòng vì dân - Chính quyền, nhân dân một ý chí
Chính trị
18/06/2025 09:48
Một trong những nguyên nhân cốt lõi tạo nên bước chuyển mình mạnh mẽ của tỉnh Lai Châu trong suốt quá trình xây dựng và phát triển chính là sự đồng lòng, chung sức giữa chính quyền và nhân dân. Khi mọi chính sách đều hướng đến dân, xuất phát từ dân và lấy dân làm trung tâm, thì tinh thần đoàn kết toàn dân tộc không chỉ là khẩu hiệu, mà đã trở thành hiện thực sống động trong từng công trình, từng con đường, từng nếp sống mới… Cũng chính tinh thần đoàn kết, sẻ chia, gắn bó như anh em một nhà giữa các dân tộc đã trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc, tạo nên sức mạnh nội sinh đưa Lai Châu vượt khó vươn lên.
Họp báo Hội Báo toàn quốc 2025 và Lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ XIX
Họp báo Hội Báo toàn quốc 2025 và Lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ XIX
Chính trị
17/06/2025 10:14
Hội Báo toàn quốc năm 2025 diễn ra từ 19-21/6 với chủ đề "Báo chí Việt Nam - Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Đoàn kết tạo thế - Lai Châu bứt phá vững chắc từ lòng dân
Đoàn kết tạo thế - Lai Châu bứt phá vững chắc từ lòng dân
Chính trị
17/06/2025 09:25
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đoàn kết luôn là giá trị cốt lõi, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đưa đất nước vượt qua muôn vàn thử thách. Đối với tỉnh Lai Châu - mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, nơi hội tụ 20 dân tộc anh em cùng sinh sống - tinh thần đoàn kết không chỉ là truyền thống quý báu, mà còn là nền tảng vững chắc giúp tỉnh vững bước vươn lên trong hành trình phát triển đầy khó khăn nhưng cũng rất đỗi tự hào. Để hôm nay, đồng bào các dân tộc trong tỉnh hân hoan hát vang khúc ca “Lai Châu ngày mới”.
Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng cho lãnh đạo Bộ Công an
Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng cho lãnh đạo Bộ Công an
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
15/06/2025 15:03
Sáng 14/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang, đã chủ trì buổi lễ trao Quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng đối với ba Thứ trưởng Bộ Công an.
Phát triển đảng viên ở xã biên giới Pa Tần
Phát triển đảng viên ở xã biên giới Pa Tần
Chính trị
13/06/2025 08:35
Phát triển đảng viên được Đảng bộ xã Pa Tần (huyện Sìn Hồ) xác định là nhiệm vụ then chốt trong công tác xây dựng đảng và đặc biệt chú trọng thực hiện. Để từ đó, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; lãnh, chỉ đạo hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Những mái nhà từ niềm tin và lý tưởng
Những mái nhà từ niềm tin và lý tưởng
Chính trị
12/06/2025 21:29
Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tân Uyên bàn giao nhà ở cho hộ nghèo xã Pắc Ta
Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tân Uyên bàn giao nhà ở cho hộ nghèo xã Pắc Ta
Xã Hội
12/06/2025 13:49
Ngày 12/6, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Tân Uyên tổ chức khánh thành, bàn giao nhà ở cho hộ nghèo tại xã Pắc Ta. Nguồn kinh phí do Bộ CHQS tỉnh hỗ trợ, giao cho Ban CHQS huyện thực hiện theo chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của Chính phủ.
Phát triển đảng viên ở vùng khó
Phát triển đảng viên ở vùng khó
Chính trị
11/06/2025 15:22
Đảng bộ huyện Sìn Hồ hiện có 62 tổ chức cơ sở đảng với tổng số 4.076 đảng viên; trong đó, đảng viên dân tộc thiểu số chiếm phần lớn với 2.934 đồng chí, nữ 976 đồng chí. Những năm gần đây, Đảng bộ huyện triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với đặc thù địa phương nhằm tháo gỡ vướng mắc trong công tác phát triển đảng viên, nhất là đảng viên vùng khó.
Sửa Luật Quy hoạch để các địa phương thực hiện chính quyền 2 cấp
Sửa Luật Quy hoạch để các địa phương thực hiện chính quyền 2 cấp
Chính trị
10/06/2025 16:16
Sáng 10/6, cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch tại Phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội, ông Phan Văn Mãi, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng, việc sửa luật lần này mới chỉ mang tính “chữa cháy” để các địa phương thực hiện chính quyền 2 cấp.
Kỳ II: Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh toàn diện
─ Giải báo chí về xây dựng Đảng năm 2025 ─ Kỳ II: Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh toàn diện
Chính trị
09/06/2025 13:50
Đoàn kết, sáng tạo, xã Ka Lăng (huyện Mường Tè) tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh ngay từ cơ sở, tăng cường phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Từ đó, đưa diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân được nâng lên.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 3017 ngày 02/07/2025
Báo Lai Châu Số 3016 ngày 30/06/2025
Báo Lai Châu Số 3015 ngày 27/06/2025
Báo Lai Châu Số 3014 ngày 26/06/2025
Báo Lai Châu Số 3013 ngày 25/06/2025
Báo Lai Châu Số 3012 ngày 23/06/2025
Báo Lai Châu Số 3011 ngày 20/06/2025
Báo Lai Châu Số 3010 ngày 19/06/2025
Báo Lai Châu Số 3009 ngày 18/06/2025
Báo Lai Châu Số 3008 ngày 16/06/2025
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo Lai Châu.
Quyền Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Hà - Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên - Nguyễn Ngọc Truyền - Trần Văn Dũng
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: Đường Nguyễn Lương Bằng - phường Đông Phong - TP Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.