

Các đồng chí: Đoàn Đức Long - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Giàng A Tính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban HĐND tỉnh; Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh… dự họp.
Quang cảnh phiên họp.
Tại phiên họp đã thông qua báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết sáp nhập, đặt tên bản, tổ dân phố thuộc các huyện: Nậm Nhùn, Tân Uyên. Theo đó, Nghị quyết đề nghị sáp nhập 7 bản thuộc 2 xã để thành lập, đặt tên 3 bản thuộc huyện Nậm Nhùn và sáp nhập 65 bản, tổ dân phố thuộc 8 xã, thị trấn để thành lập, đặt tên 31 bản, tổ dân phố thuộc huyện Tân Uyên. Qua thẩm tra, Ban pháp chế đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ, UBND các huyện tiếp tục rà soát các bản, tổ dân phố, khu phố không đảm bảo tiêu chí để trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết sáp nhập, đặt tên bản, tổ dân phố mới phù hợp với quy hoạch sắp xếp và ổn định dân cư theo quy định. Tại phiên họp, các đại biểu thống nhất sáp nhập 7 bản thuộc 2 xã (Mường Mô, Nậm Hàng) để thành lập 3 bản của huyện Nậm Nhùn và 11 bản thuộc 3 xã (Trung Đồng, Thân Thuộc, Phúc Khoa) để thành lập 5 bản của huyện Tân Uyên, có đủ hồ sơ, trình tự, thủ tục sáp nhập để trình kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh. Đối với 5 xã, thị trấn còn lại của huyện Tân Uyên, đề nghị khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trình tự, thủ tục sáp nhập.
Báo cáo kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; phòng chống tham nhũng; kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong 6 tháng đầu năm 2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu trọng điểm về chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng của tỉnh; triển khai các phương án, kế hoạch bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội Đảng các cấp trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt Đề án điều động Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã, góp phần làm giảm 13% về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật 6 tháng đầu năm còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; công tác nắm, phân tích, dự báo tình hình về an ninh trật tự có mặt còn hạn chế.
Đối với công tác phòng chống tham nhũng, 6 tháng đầu năm, UBND tỉnh triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ và các quy định trong công tác phòng chống tham nhũng, triển khai 8 cuộc thanh tra trách nhiệm về phòng, chống tham nhũng. Sau thanh tra đã kiến nghị kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với 3 tập thể, 4 cá nhân và kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 8,015 triệu đồng. Đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, 6 tháng đầu năm không có công dân khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương. Công tác thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo kế hoạch. Chủ tịch UBND tỉnh, huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân và đối thoại với công dân tại trụ sở tiếp công dân, cơ bản giải quyết kịp thời kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân. Tuy nhiên, còn trùng lặp về nội dung đơn, người khiếu kiện dẫn đến khó khăn trong việc tổng hợp đánh giá chính xác tình hình khiếu kiện, 4 vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp còn kéo dài, chưa giải quyết dứt điểm.
Báo cáo tình hình thực hiện nhiện vụ 6 tháng đầu năm của Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) tỉnh nêu rõ, Viện KSND 2 cấp đã triển khai đồng bộ các giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ: tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm; kiểm sát việc khởi tố, điều tra được thực hiện theo quy định pháp luật; phối hợp tốt với các ngành giải quyết 29 vụ án trọng điểm, 4 vụ rút gọn theo quy định. Qua thực hiện chức năng kiểm sát, Viện KSND hai cấp đã ban hành 46 kiến nghị, đề nghị cơ quan chức năng khắc phục vi phạm, thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, truy tố có việc còn hạn chế: số vụ án trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa Viện KSND với các cơ quan điều tra và TAND còn diễn ra. Công tác quản lý, giáo dục chính trị, tư tưởng đối với công chức, người lao động ở một số đơn vị Viện KSND hai cấp chưa sát sao còn để xảy ra vi phạm phải xử lý kỷ luật. Số liệu trong các báo cáo của Viện KSND tỉnh, TAND tỉnh và Cục Thi hành án dân sự chưa có sự thống nhất.
Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác của Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh, 6 tháng đầu năm chất lượng xét xử của TAND 2 cấp được nâng lên, không có vụ án bị hủy; các bản án được tuyên đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không oan sai hay bỏ lọt tội phạm. Công tác thi hành án hình sự được TAND hai cấp quan tâm, phối hợp với cơ quan Thi hành án hình sự và chính quyền địa phương trong công tác quản lý, giáo dục các trường hợp bị kết án và hoãn chấp hành án theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, án hình sự sửa 10 vụ/11 bị cáo, án dân sự sửa 2 vụ; còn một số thiếu sót trong quá trình xét xử. Án tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính TAND 2 cấp thụ lý 600 vụ, việc; tỷ lệ giải quyết chưa cao (265/600 vụ, đạt 44,1%).
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của Cục Thi hành án dân sự trong 6 tháng đầu năm khẳng định, toàn ngành đã thi hành xong 748/937 việc, vượt 4% chỉ tiêu kế hoạch; chủ động phối hợp các cơ quan tố tụng lập hồ sơ xét miễn, giảm thi hành 5 trường hợp với số tiền hơn 24,7 triệu đồng. Bảo đảm an toàn tuyệt đối các kho vật chứng của cơ quan Thi hành án dân sự 2 cấp. Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế: số việc, số tiền có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong còn lớn (122 việc/6.662.160.000 đồng); trong thực thi nhiệm vụ còn sai sót để Viện Kiểm sát ban hành 7 kiến nghị khắc phục.
Đa số các đại biểu nhất trí với nội dung các báo cáo thẩm tra. Tuy nhiên, một số câu, từ cần chỉnh sửa cho phù hợp, một số nội dung cần làm rõ hơn, nhất là công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Viện KSND tỉnh, TAND tỉnh và Cục Thi hành án dân sự bổ sung, giải trình làm rõ thêm những mặt còn hạn chế như: số liệu trong các báo cáo của các ngành chưa có sự thống nhất, số lượng kiến nghị còn nhiều, tỷ lệ giải quyết án chưa cao. Các ngành cần thống nhất số liệu, thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, đưa ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đại diện Viện KSND, TAND, Cục Thi hành án dân sự tỉnh giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu quan tâm.
Phát biểu kết luận phiên họp, đồng chí Hoàng Quốc Khánh - Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh đề nghị: Đối với công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, UBND tỉnh cần có giải pháp triển khai đồng bộ các biện pháp nắm, phân tích, dự báo tình hình về an ninh trật tự, trong đó tập trung đấu tranh làm giảm tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, UBND tỉnh cần chỉ đạo triển khai ứng dụng phần mềm quản lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân đến cấp xã để khắc phục việc trùng lặp về nội dung đơn, đánh giá đúng tình hình khiếu kiện trên địa bàn tỉnh. Viện KSND, TAND, Cục Thi hành án dân sự cần thống nhất số liệu, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong 6 tháng đầu năm, cần nỗ lực hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Trên cơ sở các ý kiến tham gia tại cuộc họp, Ban Pháp chế HĐND tỉnh sẽ tiếp thu, bổ sung, hoàn chỉnh các dự thảo báo cáo để trình tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XIV.
Hội nghị giao ban Khối Đảng tỉnh quý II năm 2025

Kỳ họp thứ nhất HĐND xã Phong Thổ khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026

Kỷ niệm trọng thể 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
Chính quyền địa phương 2 cấp: Hoạt động thông suốt, hiệu năng, hiệu quả

Phiên họp UBND tỉnh chuyên đề tháng 7
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng tỉnh Lai Châu lần thứ III, nhiệm kỳ 2020–2025

Sắp xếp lại giang sơn vì sự phát triển bền vững và khoa học

Công bố quyết định thành lập các Đảng bộ, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực








