

Một buổi sinh hoạt chi bộ định kỳ của một chi bộ ở tỉnh Bắc Giang. (Ảnh:TH)
Phát huy vai trò hạt nhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Phạm Thanh Tùng, Vụ phó Vụ cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương cho biết, xác định được vai trò quan trọng của các chi bộ đối với công tác xây dựng Đảng, những năm qua, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm khắc phục những yếu kém, hạn chế của công tác xây dựng Đảng. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều chuyên đề về công tác xây dựng Đảng, trong đó đáng chú ý có Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư “Về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” và Hướng dẫn số 05 (nay là Hướng dẫn số 09) của Ban Tổ chức Trung ương về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”… Gần đây, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”...
Nhờ sự chỉ đạo sát sao đó, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng của các chi bộ nói chung, các chi bộ ở nông thôn nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Sinh hoạt chi bộ nền nếp hơn. Ý thức trách nhiệm của đảng viên, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao. Nội dung sinh hoạt chi bộ đã bàn bạc có trọng tâm, trọng điểm vào những nội dung lãnh đạo về thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng chi bộ, chính quyền, đoàn thể nhân dân vững mạnh. Nhờ đó, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ và sự đoàn kết thống nhất của cả hệ thống chính trị trên địa bàn dân cư được tăng cường và phát huy tốt hơn. Thành quả của đất nước sau 30 năm đổi mới là thành quả của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng. Đó là kết quả không thể phủ nhận.
Theo số liệu của Ban Tổ chức Trung ương, hiện nay, toàn Đảng có trên 160.000 chi bộ trực thuộc Đảng ủy xã, phường, thị trấn. Những năm gần đây, thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và các cấp ủy về nội dung sinh hoạt chi bộ, cơ bản các chi bộ nông thôn trong cả nước đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên về việc duy trì sinh hoạt thường kỳ hằng tháng.
Tìm hiểu thực tế tại Huyện ủy Kiến Thụy (Hải Phòng), đồng chí Đỗ Xuân Trịnh, Phó Bí thư Huyện ủy kiêm trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 10 của huyện cho chúng tôi biết, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ theo quy định, chi bộ các thôn, khu dân cư trong huyện đã luôn giữ vững và phát huy vai trò là hạt nhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng các cấp, tập trung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở địa phương, điển hình là kết quả từ các phong trào xóa đói giảm nghèo, dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất tập trung, xây dựng nông thôn mới…
Cùng với đó là trách nhiệm của chi ủy, của đồng chí bí thư chi bộ trong duy trì sinh hoạt từng bước được nâng lên. Chế độ sinh hoạt của chi bộ đã dần đi vào nền nếp, duy trì thường xuyên vào đầu tháng (từ 3 – 6 hằng tháng), mỗi tháng một lần theo quy định của Điều lệ Đảng. Nhiều chi bộ đã tổ chức được các cuộc họp chi bộ theo chuyên đề; tỷ lệ đảng viên tham gia sinh hoạt đạt khá.
Tại huyện Cao Phong (Hòa Bình), Phó Bí thư Huyện ủy Đinh Đức Lân cho biết, các chi bộ nông thôn ở Cao Phong trong sinh hoạt đều bám sát chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh các phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo; xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng; phòng chống tệ nạn xã hội; xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá... Trong sinh hoạt định kỳ, các chi bộ ở nông thôn đều coi trọng đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, sát với thực tiễn của địa phương, nhất là một số nhiệm vụ trọng tâm, theo từng giai đoạn, thời điểm. Việc đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thường xuyên được gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chuyên đề hằng năm đã tạo cho việc sinh hoạt chi bộ có tính thuyết phục hơn, hấp dẫn và hiệu quả hơn, giúp cho các đảng viên của chi bộ nâng cao nhận thức và hành động trong thực hiện nghị quyết của chi bộ.
Trao đổi với một số đồng chí lãnh đạo các địa phương và tìm hiểu thực tiễn tại một số xã ở Hải Phòng, Hòa Bình, Hải Dương, Hà Nội,, Bắc Giang…, chúng tôi được biết, tại các buổi sinh hoạt, một số chi bộ còn ra nghị quyết chuyên đề để tập trung sự lãnh đạo đối với nhiệm vụ cụ thể. Các buổi sinh hoạt chuyên đề tập trung vào những nội dung gần gũi, gắn bó mật thiết với quyền lợi của nhân dân như: xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự thôn xóm, nhất là vấn đề về xây dựng nông thôn mới… Nhờ đó kinh tế - xã hội tại các địa phương đều phát triển, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, xây dựng nông thôn mới bước đầu đạt kết quả tốt.
Còn rất nhiều hạn chế, yếu kém
Tuy nhiên, theo Vụ phó Vụ cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương Phạm Thanh Tùng, bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao vai trò lãnh đạo của chi bộ trong tình hình mới. Thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Trong đó, nổi lên một số vấn đề cấp bách như năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp; công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ… Đặc biệt, sinh hoạt Đảng, sinh hoạt chi bộ chưa đi vào nền nếp, chất lượng sinh hoạt của nhiều chi bộ còn rất hạn chế, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, tự phê bình và phê bình yếu…
Khi chúng tôi đặt câu hỏi “Năng lực lãnh đạo của chi bộ Đảng nông thôn hiện nay như thế nào? Đồng chí Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Mạnh Cường; Phó Bí thư Huyện ủy Kiến Thụy (Hải Phòng) Đỗ Xuân Trịnh, Phó Bí thư Huyện ủy Cao Phong (Hòa Bình) Đinh Đức Lân cùng một số đồng chí lãnh đạo các quận, huyện cho chúng tôi biết, bên cạnh những chi bộ thực sự là hạt nhân lãnh đạo, động viên toàn dân phát huy nội lực, bảo đảm sự đoàn kết nhất trí, hoàn thành nhiệm vụ chính trị thì cũng có không ít chi bộ thụ động trong việc triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ cấp uỷ đề ra. Có nơi vai trò lãnh đạo của chi bộ còn mờ nhạt; đảng viên đến kỳ là đi sinh hoạt như là dịp gặp gỡ nhau cho đỡ buồn nên không phát huy được vai trò tiên phong của mình trong mọi hoạt động.
Theo Phó Bí thư Huyện ủy Kiến Thụy (Hải Phòng) Đỗ Xuân Trịnh, mặc dù Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW của huyện đã trực tiếp dự sinh hoạt chi bộ tại nhiều cơ sở và rút kinh nghiệm tại chỗ cho chi ủy, nhưng thực tế hiện nay, sinh hoạt định kỳ ở một số chi bộ chất lượng còn thấp, nội dung còn đơn điệu, cứng nhắc, thiếu tính hấp dẫn. Việc sinh hoạt chuyên đề còn ít, còn nhiều chi bộ không sinh hoạt chuyên đề.
Mặt khác, việc lựa chọn nội dung sinh hoạt còn nhiều lúng túng, chưa phù hợp với thực tế tại cơ sở. Nhiều đồng chí bí thư chi bộ chưa nắm chắc quy trình, phương pháp, nội dung, nguyên tắc sinh hoạt chi bộ; khả năng duy trì, điều hành sinh hoạt chi bộ còn yếu. Trong sinh hoạt một số đảng viên ý thức trách nhiệm chưa cao, đa số đảng viên dự sinh hoạt không mang theo sổ ghi chép sinh hoạt. Số ý kiến phát biểu mang tính phản ánh là nhiều, chưa có nhiều ý kiến mang tính giải pháp để tổ chức thực hiện. Nhiều đảng viên cả năm không phát biểu ý kiến.
Đó là chưa nói đến công tác kiểm tra, giám sát và phân công nhiệm vụ cho đảng viên ở một số chi bộ còn hình thức, thậm chí nhiều chi bộ thôn còn không phân công nhiệm vụ cho đảng viên. Một số cấp ủy viên chưa thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 10 của Ban Bí thư như tổ chức sinh hoạt chi bộ chưa đúng quy định của điều lệ Ðảng, sinh hoạt không thường xuyên, nội dung sinh hoạt chi bộ còn chung chung, việc điều hành sinh hoạt chi bộ, nhất là việc thảo luận trong sinh hoạt còn hạn chế, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình của đảng viên chưa cao... Cá biệt có chi bộ nhiều tháng không sinh hoạt, sinh hoạt không đúng thời gian quy định, các sổ sách của chi bộ ghi chép cẩu thả, thiếu nghiêm túc.
Phản ánh với phóng viên, nhiều bí thư chi bộ cho rằng, đảng viên đến kỳ là đi sinh hoạt như là dịp gặp gỡ "vui vẻ". (Ảnh: HH)
Phó Bí thư Huyện ủy Cao Phong Đinh Đức Lân lại nhấn mạnh đến việc trong sinh hoạt, đảng viên ít đóng góp ý kiến, tinh thần tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng ở các chi bộ nông thôn chưa cao, còn tình trạng nể nang, né tránh. Kiến thức, kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, năng lực tổ chức của đội ngũ chi ủy viên và bí thư chi bộ một số nơi hạn chế, thường bị động, lúng túng trong xử lý tình huống phát sinh. Tình trạng đảng viên nông thôn đi làm xa quê, vắng mặt trong sinh hoạt chi bộ ít nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt, nhất là việc ra nghị quyết và thực hiện nghị quyết tại cơ sở…
Theo đồng chí Phạm Thanh Tùng, nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do nhận thức chưa đúng về sinh hoạt Đảng ở chi bộ của một bộ phận không nhỏ đảng viên và cấp ủy (nếu không muốn nói còn coi nhẹ) mà trước hết là cá nhân bí thư. Có nhiều đồng chí bí thư chi bộ chưa được lựa chọn, bồi dưỡng, quan tâm đúng mức nên năng lực, trình độ hạn chế, do đó không nắm vững chủ trương, nghị quyết của cấp uỷ cấp trên, dẫn đến lúng túng trong việc vận dụng, triển khai thực hiện.
Một số cấp ủy chưa dành thời gian đầu tư, suy nghĩ, tìm các biện pháp để đổi mới nội dung, hình thức nâng cao chất lượng sinh hoạt. Vì vậy, các tính chất trong sinh hoạt Đảng như tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu… không được thực hiện đầy đủ. Việc thực hiện quy trình sinh hoạt cấp ủy trước khi sinh hoạt chi bộ thường bị bỏ qua, do đó nội dung sinh hoạt Đảng chưa được cấp ủy coi trọng và chuẩn bị kỹ. Mặt khác, sự lãnh đạo, chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên đối với cơ sở chưa thường xuyên nên chi bộ thường chủ quan, bằng lòng với những hoạt động của mình…
Hơn nữa, ở khu vực nông thôn hiện nay, nhiệm vụ chủ yếu là phát triển kinh tế hộ gia đình, người dân làm chủ trên mảnh đất của mình nên việc đề ra chủ trương và giải pháp để lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của chi bộ gặp không ít khó khăn. Do đó, một số chi bộ lúng túng trong sinh hoạt, nội dung chủ yếu chỉ là quán triệt, triển khai nhiệm vụ của cấp trên giao.
Mặt khác, đối với chi bộ ở nông thôn, số đảng viên là cán bộ, công chức nghỉ hưu chiếm tỷ lệ khá cao. Số đảng viên nghỉ hưu đông, số đảng viên trực tiếp lao động sản xuất ít. Nhiều đồng chí ngại sinh hoạt chi bộ, thậm chí số ít đồng chí bàng quan với tình hình địa phương. Vì vậy kiến thức thực tiễn, sự bắt nhịp với đời sống hằng ngày của nhân dân lao động và sự hiểu biết phong phú trên các mặt hoạt động đời sống xã hội còn nhiều bất cập. Đây là nguyên nhân chi bộ tuy đông đảng viên nhưng chất lượng lãnh đạo vẫn thấp. Hạn chế rõ nhất là tính chiến đấu trong sinh hoạt chi bộ không cao vì ngại đấu tranh phê bình, tự phê bình vì đa số đảng viên trong chi bộ có mối quan hệ thân tộc, họ hàng anh em, con cháu. Do đó, còn nặng tư tưởng nể nang, xuê xoa, né tránh…
Những hạn chế, yếu kém nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ. Vì vậy, việc tìm giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thực sự là vấn đề cấp bách hiện nay…/.
(Còn nữa)

Chủ tịch nước Lương Cường: Những sáng kiến từ ABAC là động lực cho sự phát triển bền vững

Hợp nhất Báo và Đài Phát thanh-Truyền hình Lai Châu thành Báo và phát thanh, truyền hình Lai Châu
Đảng bộ Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực 3 - Tân Uyên Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Kiểm tra cơ sở vật chất trụ sở phường Tân Phong (cũ) điều chuyển cho Trường Chính trị tỉnh

Lịch tiếp công dân của Lãnh đạo Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh Lai Châu

Đồng chí Giàng A Tính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở xã Sì Lở Lầu và Dào San

Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ Thi hành án Dân sự tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030










