

Nhận thức và trách nhiệm về công tác dân vận của các tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân có nhiều chuyển biến rõ nét. Thực hiện phương châm công tác dân vận: “Trọng dân, gần dân, học dân, hiểu dân và có trách nhiệm với nhân dân”, các cấp uỷ Đảng luôn hướng mạnh về cơ sở, bám sát địa bàn, phân công uỷ viên Ban Chấp hành phụ trách và giúp đỡ các xã, bản khó khăn; phát huy vai trò của lực lượng làm công tác dân vận ở cơ sở thông qua mô hình tổ dân vận ở bản, tổ dân phố; chủ động nắm chắc tình hình nhân dân, nhất là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm có liên quan đến công tác vận động quần chúng; công tác dân tộc, tôn giáo; tăng cường đối thoại trực tiếp với nhân dân để nắm bắt và giải quyết kịp thời tâm tư, nguyện vọng và những đề xuất, kiến nghị chính đáng của nhân dân.
Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là các phong trào thi đua: "Dân vận khéo"; “Nhân dân các dân tộc Lai Châu chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”... gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đặc biệt, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể nhân dân tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở; tổ chức trên 320 buổi tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với đoàn viên, hội viên; tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước thiết thực và có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự, như phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Giúp nhau xóa đói, giảm nghèo”, "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"... Nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên; phối hợp và tham gia với các cơ quan chức năng giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề bức xúc trong nhân dân.
Công tác dân vận của lực lượng vũ trang được đẩy mạnh, đã vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước với trên 200 buổi/25.040 lượt người; tham gia củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động ở 112 lượt cơ sở xã, phường, thôn, bản; xây dựng 66 nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết; giúp dân tu sửa, làm mới 157,5km đường giao thông, hơn 109km kênh mương, 259 trường học, 73 trạm xá; huy động hàng trăm lượt cán bộ, chiến sỹ giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai; vận động nhân dân thi đua lao động sản xuất, xoá đói giảm nghèo; xây dựng "thế trận lòng dân vững chắc", góp phần quan trọng củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới.
Công tác dân vận của các cơ quan nhà nước được triển khai, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cán bộ, công chức, viên chức về thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, thực thi nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị gắn với thực hiện nội dung “Ba không, ba nên, ba cần” (ba không: không gây phiền hà với dân; không thờ ơ thiếu trách nhiệm trong công việc với dân; không nhận hối lộ, sách nhiễu, tham nhũng với dân; ba nên: nên vui vẻ khi tiếp xúc, phục vụ dân; nên xin lỗi dân khi thấy thiếu sót; nên cảm ơn khi dân góp ý, phê bình; ba cần: cần gần dân và sát cơ sở; cần học hỏi lắng nghe ý kiến dân; cần vận động nhân dân cùng lo và cùng làm). Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tăng cường khảo sát thực tế tại cơ sở, nắm bắt tình hình, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thay đổi phong cách làm việc theo hướng gần dân, sát dân và lắng nghe ý kiến của dân, thực hiện tốt phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, xây dựng hình ảnh, tấm gương người cán bộ công chức, viên chức tận tụy với công việc, hết lòng phục vụ nhân dân.
Công tác dân vận đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, kinh tế của tỉnh phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP 13,83%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập bình quân đầu người đạt 12,1 triệu đồng (năm 2012); hạ tầng giao thông, văn hoá, y tế, giáo dục được đầu tư; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận trong thời gian tới, cần tập trung một số nhiệm vụ sau: Các cấp ủy Đảng tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” và chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện nghị quyết; tăng cường nắm bắt tình hình nhân dân, giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân nhằm củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức Đảng.
Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Ka Lăng (Mường Tè) tuyên truyền Luật biên giới quốc gia tới đồng bào La Hủ.
Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ Đảng, Nhà nước, MTTQ và đoàn thể chính trị - xã hội về vai trò, vị trí công tác dân vận trong tình hình mới.
Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của các cơ quan nhà nước. Cán bộ, công chức, viên chức phải có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phong cách: “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”; thường xuyên sâu sát với cơ sở. Các cơ quan nhà nước, nhất là những ngành, cơ quan, đơn vị có quan hệ trực tiếp với nhân dân cần công khai các quy định cụ thể về trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức để nhân dân biết, giám sát và kiểm tra việc thực hiện. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân; làm tốt công tác thanh tra nhân dân, công tác hòa giải ở cơ sở.
Cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè giúp nhân dân bản Phí Chi A, xã Pa Vệ Sủ di chuyển nhà ra khỏi vùng sạt lở.
Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, tập hợp nhân dân; thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” và “ Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới” gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình "Dân vận khéo" trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm tạo ra sức thuyết phục, lan tỏa trong công tác dân vận.
Tiếp tục thực hiện tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần phải “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”, mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng cần nghiên cứu, xác định các nội dung để tăng cường và đổi mới phương thức lãnh đạo đối với công tác dân vận trên các lĩnh vực, góp phần đưa chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới của Tỉnh uỷ thực sự đi vào cuộc sống.

Duyệt văn kiện Đại hội Đảng bộ các xã Nậm Cuổi, Nậm Mạ, Pu Sam Cáp, Sin Suối Hồ
Duyệt văn kiện Đại hội Đảng bộ các xã: Bum Tở, Pa Ủ, Bum Nưa, Hua Bum

Gắn trách nhiệm công việc với từng cá nhân

Bế giảng lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và tương đương năm 2025

Chủ tịch nước Lương Cường: Những sáng kiến từ ABAC là động lực cho sự phát triển bền vững

Hợp nhất Báo và Đài Phát thanh-Truyền hình Lai Châu thành Báo và phát thanh, truyền hình Lai Châu
Đảng bộ Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực 3 - Tân Uyên Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Kiểm tra cơ sở vật chất trụ sở phường Tân Phong (cũ) điều chuyển cho Trường Chính trị tỉnh











