Thứ tư, 16/07/2025 - 15:24
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Bầu cử
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Công An
    • Biên Phòng
    • Quân Sự
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • E-magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Thành phố Lai Châu
    • Huyện Tam Đường
    • Huyện Mường Tè
    • Huyện Nậm Nhùn
    • Huyện Phong Thổ
    • Huyện Sìn Hồ
    • Huyện Than Uyên
    • Huyện Tân Uyên
    • Xem thêm...
Chính trị
─ Kỷ niệm 66 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2020): ─
Quy tụ lòng dân, sức dân
Ths. Lê Thị Ngọc Hiệp - Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng (Trường Chính trị tỉnh)
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ tư, 29/04/2020 12:40
Chia sẻ qua Email
lc-icon - (BLC) - Chiến dịch Điện Biên Phủ khép lại bằng chiến thắng chói lọi, đồng thời mở ra những bước đường hào hùng mới của dân tộc. Chiến thắng ấy đã chứng minh một chân lý của thời đại: Một dân tộc bị áp bức khi đã đoàn kết vùng dậy đấu tranh theo một đường lối đúng đắn, kiên quyết chiến đấu vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội thì có khả năng đánh thắng quân đội xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, tiến lên giải phóng hoàn toàn Việt Nam trong mùa Xuân 1975 toàn thắng. Từ đó đến nay, Đảng, Nhà nước ta đã chèo lái con đường Đổi mới, đưa đất nước phát triển để tự hào sánh vai với các cường cuốc năm châu.

Chiến thắng Điện Biên Phủ để lại cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta mọi thế hệ về sau những bài học chân lý sáng ngời. Đó là bài học về tập hợp và xây dựng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân để chiến thắng kẻ thù. Bài học về phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường và sáng tạo, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong giải quyết những vấn đề có tính chiến lược sống còn của đất nước. Cùng với đó, là sự nhạy bén nắm bắt tình hình, sớm phát hiện và nhận thức thời cơ, quyết đoán, sáng tạo trong thay đổi chủ trương, phương châm cho phù hợp với thực tế nhằm đạt kết quả cao nhất, giành thắng lợi cuối cùng... Đặc biệt là bài học về phát huy cao độ lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng, khắc phục mọi khó khăn gian khổ, hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ tưởng chừng không thể thực hiện được, góp phần vào thắng lợi chung.

Và chính như vậy, “quy tụ lòng dân, sức dân” chính là yếu tố cốt lõi, sợi chỉ đỏ xuyên suốt làm nên chiến thắng vang dội Điện Biên Phủ. Xét tổng thể lý luận và thực tiễn, “lòng dân” là thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái tâm lý, chính trị - tinh thần của người dân, biểu hiện sự hài lòng, tin cậy hoặc không hài lòng, tin cậy đối với cuộc sống và chế độ chính trị - xã hội; trong đó, cốt lõi và bao trùm nhất là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến quyết thắng vì độc lập, tự do cho dân tộc, vì sự tồn vong của Tổ quốc. Như vậy nghĩa là “lòng dân” được bao hàm bởi các yếu tố: nhận thức, thái độ, tình cảm, niềm tin, ý chí quyết tâm; sự đồng thuận, đồng lòng; sự ủng hộ, phục tùng và trách nhiệm của quần chúng Nhân dân đối với chế độ chính trị - xã hội và lực lượng lãnh đạo xã hội.

Nhìn lại lịch sử dân tộc, không khó để nhận thấy, yếu tố “lòng dân”, luôn có vai trò to lớn và là nhân tố chủ yếu, quyết định đến thắng lợi công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc, khi “lòng dân thuận” thì nước mạnh, “lòng dân ly tán” thì đất nước suy yếu. Ngay từ buổi đầu dựng nước, trong Nhân dân, lòng yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc luôn là chất keo kết dính của khối đại đoàn kết toàn dân và trở thành nét đặc sắc của văn hóa bản địa. Dưới thời nhà Trần, Năm 1300, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Đức Thánh Trần trước khi rời cõi trần gian, đã tâu với vua Trần Anh Tông: “Thời bình, phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc. Đó là thượng sách giữ nước”. Đến năm 1405, trước khi giặc Minh sang xâm lược, trong Hội nghị bàn kế sách giữ nước, Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng đã từng có câu nói nổi tiếng: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo thôi!”. Quả thật câu nói này thể hiện rất chính xác khó khăn mà nhà Hồ phải đối mặt, bị tách rời khỏi Nhân dân trong cuộc chiến với giặc Minh. Quân đội nhà Hồ trở nên đơn độc và hoang mang trước kẻ địch. Cuộc kháng chiến thất bại của nhà Hồ nước Đại Ngu là bài học lớn trong lịch sử nước ta. Từ năm 1440 đến 1442, trước vụ Lệ Chi Viên thảm khốc, khi được vua Lê Thái Tông sai soạn lễ nhạc cung đình (nhã nhạc), Nguyễn Trãi tâu, xin nhà vua hãy chăm dân “Sao cho khắp thôn cùng xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu”, bởi vì “Đó là cái gốc của lễ nhạc”. Lúc ấy, cũng đang là thời bình và làm cho “khắp thôn cùng xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu”, chính là “khoan thư sức dân”! Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh, bằng thực tiễn và trí tuệ của mình, Nguyễn Trãi đã khái quát hết sức cô đọng về sức mạnh của “thế trận lòng dân”; đó là “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”, “lật thuyền mới hay sức dân như nước”; có dân là có tất cả, không được lòng dân là mất tất cả; từ đó, Ông đã rút ra vấn đề căn cốt nhất: “việc nhân nghĩa cốt để yên dân”. Nhờ đó, từ “đốm lửa” Lam Sơn, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng trở thành “biển lửa” kháng chiến của cả dân tộc và giành thắng lợi.

Bộ đội Trung đoàn 209 (Đại đoàn 312) cắm cờ trên nóc hầm Đờ Caxtơri tại Điện Biên Phủ chiều 7-5-1954. Ảnh tư liệu

Bộ đội Trung đoàn 209 (Đại đoàn 312) cắm cờ trên nóc hầm Đờ Caxtơri tại Điện Biên Phủ chiều 7-5-1954. Ảnh tư liệu (Nguồn: https://hanoimoi.com.vn)

Chiến thắng Điện Biên Phủ - như bất cứ thắng lợi nào trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc, đó là chiến thắng của một “Việt Nam bản lĩnh và trí tuệ” mà cốt lõi là ở sự huy động được “sức dân”, chiếm lĩnh được niềm tin tuyệt đối của “lòng dân” vào Đảng, vào Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Tạo nên “thế trận lòng dân” vững chắc trong suốt 56 ngày đêm làm nên chiến thắng lẫy lừng. Đó chính là sự gắn kết và quy tụ sức mạnh của lực lượng vũ trang Nhân dân với Nhân dân các dân tộc Việt Nam. Trong những ngày đêm gian khổ, khó khăn, chiến đấu, hy sinh ở mặt trận Điện Biên Phủ, bộ đội, công an và dân công đã kề vai, sát cánh và phục vụ chiến đấu. Lực lượng vũ trang Nhân dân và Nhân dân các dân tộc Việt Nam, nhất là lực lượng vũ trang Nhân dân trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và Nhân dân các dân tộc Tây Bắc đã gắn bó keo sơn, đồng cam, cộng khổ, cùng nhau chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, với những ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”. Đó cũng là sự gắn kết và quy tụ sức mạnh của hậu phương và tiền tuyến.

Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn của một đất nước vừa giành được độc lập, nhưng hậu phương của chiến tranh, nhất là hậu phương ở chiến trường Tây Bắc đã được củng cố, xây dựng, nhất là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng chính quyền dân chủ Nhân dân để tập trung sức chi viện cho tiền tuyến. Những chiến thắng vang dội của các chiến sĩ ở ngoài mặt trận, nhất là những chiến công vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, dũng cảm, hy sinh vì thắng lợi của chiến dịch đã có sức lay động, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần của không chỉ các chiến sĩ đang trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở mặt trận, mà còn có ý nghĩa động viên tinh thần của Nhân dân ở hậu phương làm tăng thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó, động viên, khích lệ lẫn nhau giữa tiền tuyến với hậu phương, hậu phương với tiền tuyến, tạo nên “thế trận lòng dân” ngày càng gắn bó vững chắc.

Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ

Đèo Lũng Lô anh hò chị hát

Dù bom đạn xương tan thịt nát

Không sờn lòng, không tiếc tuổi thanh xuân

Hơn sáu thập kỷ trôi qua, những người nông dân Việt Nam đã ra trận như thế. Ước tính đã có hơn hai mươi vạn thanh niên, phụ nữ tham gia vào lực lượng dân công hỏa tuyến, vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược và các nhu yếu phẩm cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. “Bàn tay túa máu vì cầm tay gai cọc thồ, chân túa máu vì bám vào đá tai mèo. Thế còn những anh em bị sốt rét, mặt mũi, da dẻ xanh xao nhưng anh em vẫn hò hát, động viên nhau, cùng nhau đi” – một dân công hỏa tuyến bồi hồi nhớ lại.

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra ở địa hình rừng núi hiểm trở, mạng lưới giao thông chiến lược hầu như chưa có, việc đảm bảo hậu cần cho chiến dịch dài ngày gặp nhiều khó khăn. Trong khi các phương tiện chiến đấu của ta hết sức thô sơ thì Pháp lại sở hữu máy bay Đacôta, bay từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ chỉ mất 1,5 tiếng nhưng lại chở được những 5 tấn hàng và được Mỹ trực tiếp trang bị nhiều vũ khí, phương tiện chiến đấu hiện đại. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Bác Hồ, Nhân dân ta dồn sức cho tiền tuyến, những chiếc xe đạp do chính người Pháp sản xuất đã được gia cố toàn bộ từ vành, xăm, lốp, nan hoa đến tay cầm để chi viện lương thực cho chiến trường. Chiếc xe đạp của nông dân Ma Văn Thắng ở Phú Thọ đã vận chuyển được 370kg gạo thay vì chỉ 80 đến 100kg một chuyến như thông thường.

Hay như bà Lò Thị Đôi ở Mường Phăng Điện Biên đã vận động nông dân trong vùng góp gần 9 tấn gạo, và tổng cộng hơn 250 nghìn tấn gạo phục vụ cho Chiến dịch này. Bà ngồi kể lại ký ức về những chuỗi ngày huyền thoại ấy như câu chuyện mới của ngày hôm qua: “Tôi vừa địu con, vừa đi đến từng nhà để vận động, có nhà vài bồ thóc, rồi lại vận động dân xay xát gùi lên rừng, nhà nào có rau góp rau, không có rau thì góp gạo”. Nói về trận đánh ấy, nhà văn Pháp Igra phải thốt lên: Không phải là vũ khí mà Việt Minh thắng Điện Biên Phủ, mà chính là những người nông dân, những chiếc xe đạp pơgiô chở 300 – 400kg đấy đã làm thất bại mọi toan tính của những nhà thực thi Pháp và làm cho Pháp thua trận.

Như vậy, ở Điện Biên Phủ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã được động viên và phát huy ở mức cao nhất trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Quân và dân ta ở khắp các địa phương trên cả nước đều đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, liên tiếp tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và Nhân dân, buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng khắp nơi để đối phó. Với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, tính chung trong chiến dịch, Nhân dân đã đóng góp 25.560 tấn gạo, 226 tấn muối, 1.909 tấn thực phẩm, 26.453 lượt dân công, 20.991 xe đạp thồ… Nhiều nơi do địch đánh phá không làm kịp, để đảm bảo lương thực nuôi bộ đội, đồng bào đồng ý giao cả những rẫy lúa, nương ngô cho các đơn vị tự thu hoạch rồi sau ghi sổ lại. Thậm chí, nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn giã gạo vào cả ban đêm cho bộ đội, điều mà trước đó theo phong tục lâu đời rất kiêng kỵ. Điều đó cho thấy, chỉ có sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, vào Bác Hồ, đồng bào mới sẵn sàng đóng góp cho chiến dịch như vậy. Một nỗ lực phi thường thể hiện bản lĩnh của một dân tộc, một đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, đang phải tiến hành cuộc kháng chiến cứu nước trường kỳ đầy gian khổ, hi sinh. Truyền thống đoàn kết dân tộc, tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh đã được phát huy mạnh mẽ, thể hiện tinh thần cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc. Khẳng định tầm vóc của Đảng, của Bác Hồ đã khơi dậy, quy tụ và phát huy được sức mạnh của “lòng dân” và tạo nên thế trận lòng dân.

Chiến thắng này đã đi vào lịch sử dân tộc như một “Bạch Đằng, Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỷ XX”. Đồng thời đi vào lịch sử thế giới như một mốc son chói lọi, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ; trở thành biểu tượng của sự kế thừa, phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ngày nay, tuy hòa bình, hợp tác, phát triển đang là xu thế chủ đạo, nhưng dự báo tình hình thế giới, khu vực sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Để giữ nước “từ sớm, từ xa”, chúng ta phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, ổn định, lâu dài, bảo đảm sẵn sàng chuyển các hoạt động từ thời bình sang thời chiến.

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ, trong đó có bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, quy tụ “lòng dân”, xây dựng tượng đài lòng tin trong Nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng, về Bác Hồ đã tạo nên những chiến thắng vang dội trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống đế quốc Mỹ và trong suốt sự nghiệp đổi mới của đất nước. Do đó, trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước phải hết sức phát huy và làm tốt hơn nữa bài học ấy, nhất là xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc ngay từ thời bình, nhằm đấu tranh làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; đồng thời, sẵn sàng chuyển hóa thành thế trận chiến tranh Nhân dân đánh thắng chiến tranh xâm lược của địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam, cùng với Nhân dân chèo lái con thuyền mang tên “Việt Nam” thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Từ những bài học lịch sử và qua Chiến thắng Điện Biên Phủ về sức mạnh của sự quy tụ “lòng dân, sức dân”, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng yếu tố “lòng dân”, lấy việc xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc làm động lực chủ yếu để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho công cuộc giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cho đến trước Hội nghị Trung ương 9 (khóa IX), trong các văn kiện chính thức, Đảng ta chưa sử dụng thuật ngữ “thế trận lòng dân”, nhưng tư tưởng “dựa vào dân”, lấy “dân làm gốc”, đoàn kết toàn dân để tạo sức mạnh tổng hợp” luôn nhất quán, xuyên suốt trong đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc đã khẳng định: “sức mạnh của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới chính là sức mạnh tổng hợp. Trong đó, sức mạnh bên trong của đất nước, sức mạnh của chế độ chính trị, sự trong sạch đội ngũ cán bộ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định”. Đại hội X của Đảng lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “thế trận lòng dân” khi nhấn mạnh nhiệm vụ “Xây dựng “thế trận lòng dân” làm nền tảng phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc”.

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta tiếp tục khẳng định phương châm giữ nước là phải chăm lo xây dựng cho “kinh tế phải vững, quốc phòng phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị - xã hội ổn định, cả dân tộc là một khối thống nhất”; trong đó, Trung ương đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu “không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc”. Đại hội XII của Đảng một lần nữa nhấn mạnh nhiệm vụ “Xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh Nhân dân”. Điều đó cho thấy quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta về xây dựng sự quy tụ sức mạnh của Nhân dân và đại đoàn kết dân tộc trên con đường đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thành tựu của hơn 30 năm đổi mới toàn diện đất nước và những kết quả bước đầu của công cuộc phòng, chống tham nhũng đã đem lại động lực mới, củng cố lòng tin của các tầng lớp Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nhiều hạn chế, yếu kém nảy sinh trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của các tầng lớp Nhân dân vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên; sự xuống cấp của các giá trị văn hóa; tình trạng phân cực giàu nghèo trong xã hội,… đã làm suy giảm lòng tin của một bộ phận Nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ. Bên cạnh đó, sự chống phá của các thế lực thù địch bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình” ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Chúng ra sức phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng; lợi dụng các vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo hòng gây mất ổn định về chính trị - xã hội, chia rẽ Đảng, Nhà nước, Quân đội và Công an với Nhân dân, nhằm mục tiêu thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ chúng ta, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Tình hình đó đặt ra sự cần thiết phải thường xuyên chăm lo sự thống nhất về chính trị - tinh thần của toàn dân, xây dựng “thế trận lòng dân” làm nền tảng vững chắc để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Năm 2020, một năm đáng nhớ của Việt Nam và thế giới khi đất nước của chúng ta và toàn cầu đang phải ra sức chống lại một loại dịch mới – Covid-19. Hàng ngày, hàng giờ chúng ta phải nhận những con số khủng khiếp về người bị nhiễm, số người tử vong vì dịch. Trong khi các quốc gia phát triển liên tiếp ban bố tình trạng khẩn cấp, phải lựa chọn việc chỉ cứu sống những người mắc có cơ hội sống nhiều hơn, thu viện phí đắt đỏ đối với người nhiễm Covid-19… Thì Việt Nam chúng ta, Đảng, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cùng cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân cả nước với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngày đêm ra sức đồng lòng chống dịch, khoanh vùng, phong tỏa, cách ly, truy tìm dấu vết các F để nhanh chóng dập dịch sớm nhất, mạnh nhất có thể.

Một đất nước nhỏ bé, quy mô nền kinh tế còn khá khiêm tốn, nhưng sẵn sàng dang tay đón hàng chục nghìn người Việt viễn xứ từ vùng dịch khắp thế giới về nước; hơn 700 tiếp viên hàng không – những người đang làm việc trong nguy cơ lây nhiễm nằm trong top 3 đăng ký làm việc không lương hoặc nghỉ không lương trong 2-3 tháng; 280 bác sĩ, y tá đã về hưu tại Hà Nội tình nguyện xin trở lại bệnh viện chống dịch, mặc dù theo độ tuổi họ nằm trong nhóm nhạy cảm với virus nhất; hàng trăm sinh viên trường y tình nguyện đến sân bay chặn dịch; hàng chục ngàn chiến sĩ cả nước chống dịch, trong đó hơn 10 ngàn chiến sĩ phải ngủ lều bạt giữa rừng, chăn gối nhường cho Nhân dân đến cách ly; tất cả các khu cách ly đều được cung cấp thực phẩm miễn phí; các khách sạn chủ động làm cơ sở cách ly, miễn giảm tiền phòng; hàng trăm doanh nhân và Nhân dân đóng góp hàng trăm tỷ để cùng Nhà nước chống dịch…

Còn những người dân, họ tự giác, tích cực thực hiện những biện pháp tự phòng dịch, quyên góp những sản phẩm của gia đình làm ra và các giá trị vật chất khác để ủng hộ công tác chống dịch, có khi là những mớ rau, cân gạo, túi quả… với mong muốn những lực lượng tuyến đầu chống dịch được động viên, không bị thiếu thốn và quan trọng hơn để họ biết rằng họ không đơn độc, Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền không đơn độc vì luôn có dân đồng lòng, giúp sức. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu “Thay mặt Ban Chỉ đạo Quốc gia, tôi xin cám ơn Nhân dân đã đồng sức đồng lòng chung tay chống dịch. Dù phải chịu rất nhiều bất tiện, thậm chí là thiệt thòi về lợi ích kinh tế. Và hơn thế nữa, rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, từ các cụ già đến các em bé đã có vô vàn những hành động rất đẹp và hết sức ý nghĩa tiếp thêm sức mạnh vật chất, tinh thần cho chống dịch. Tình hình dịch bệnh vẫn còn rất phức tạp, và phía trước chúng ta vẫn còn tiềm ẩn không ít rủi ro, nguy cơ. Cho nên chúng ta tuyệt đối không thể chủ quan, không thể nới lỏng, nhưng nếu toàn dân đồng lòng, toàn dân chống dịch nhất định chúng ta sẽ chiến thắng”.

Như vậy, từ chiến thắng Điện Biên Phủ - một “Bạch Đằng, Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỷ XX” đến bối cảnh lịch sử hiện nay đã cho thấy được sức mạnh to lớn trong Nhân dân, trong những thời khắc khó khăn của dân tộc, Đảng vẫn vững vàng chèo lái con thuyền đất nước bởi có Nhân dân đồng lòng chung sức đẩy thuyền. Điều đó là minh chứng cho chân lý “khi lòng dân được quy tụ, sức mạnh của dân tộc sẽ quật ngã bất cứ kẻ thù nào cản bước khát vọng tự do, hòa bình, thịnh trị” của Việt Nam chúng ta. Thiết nghĩ, trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để bồi đắp thêm niềm tin ở Nhân dân, quy tụ sức mạnh toàn dân, đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là: Tập trung xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức để Đảng ta thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc; Tăng cường xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng; Nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội; Phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, củng cố mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân, giữ vững lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; Tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, tạo sự đồng thuận xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn, hành động làm ly tán lòng dân, phá hoại “thế trận lòng dân”.  Đúng như phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu cái gì làm trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”; bởi “sức dân như nước, chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”. Nguyên lý đó luôn luôn đúng với mọi thời đại.

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

Giữ lấy hồn Việt

Giữ lấy hồn Việt

Mật của rừng

Lai Châu sắp xếp lại bộ máy: Khi người dân và chính quyền cùng đồng hành đổi mới

Kỳ 3: Dân chủ, công tâm trong sắp xếp cán bộ sau sáp nhập

Kỳ 2: Ý Đảng – thuận lòng dân

Có thể bạn quan tâm
Chủ tịch nước Lương Cường: Những sáng kiến từ ABAC là động lực cho sự phát triển bền vững

Chủ tịch nước Lương Cường: Những sáng kiến từ ABAC là động lực cho sự phát triển bền vững

Hợp nhất Báo và Đài Phát thanh-Truyền hình Lai Châu thành Báo và phát thanh, truyền hình Lai Châu

Hợp nhất Báo và Đài Phát thanh-Truyền hình Lai Châu thành Báo và phát thanh, truyền hình Lai Châu

Đảng bộ Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực 3 - Tân Uyên Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đảng bộ Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực 3 - Tân Uyên Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Kiểm tra cơ sở vật chất trụ sở phường Tân Phong (cũ) điều chuyển cho Trường Chính trị tỉnh

Kiểm tra cơ sở vật chất trụ sở phường Tân Phong (cũ) điều chuyển cho Trường Chính trị tỉnh

Lịch tiếp công dân của Lãnh đạo Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh Lai Châu

Lịch tiếp công dân của Lãnh đạo Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh Lai Châu

Đồng chí Giàng A Tính -  Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở xã Sì Lở Lầu và Dào San

Đồng chí Giàng A Tính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở xã Sì Lở Lầu và Dào San

Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ Thi hành án Dân sự tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội Đảng bộ Thi hành án Dân sự tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030

Tin cùng chuyên mục
Duyệt văn kiện Đại hội Đảng bộ xã Mường Than, Mường Kim
Duyệt văn kiện Đại hội Đảng bộ xã Mường Than, Mường Kim
Chính trị
15/07/2025 20:31
Chiều 15/7, tại Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh, Đồng chí Lê Thị Hường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì cuộc họp duyệt Văn kiện Đại hội Đảng bộ các xã Mường Than và Mường Kim, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Duyệt văn kiện Đại hội Đảng bộ xã Lê Lợi, Pa Tần
Duyệt văn kiện Đại hội Đảng bộ xã Lê Lợi, Pa Tần
Chính trị
15/07/2025 20:20
Chiều 15/7, đồng chí Lê Đức Dục - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy chủ trì cuộc họp duyệt văn kiện trình Đại hội Đảng bộ các xã: Lê Lợi, Pa Tần nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh; Ban Thường vụ Đảng ủy, Chánh Văn phòng Đảng ủy các xã Lê Lợi và Pa Tần.
Thống nhất về chính trị, tư tưởng, hành động
Thống nhất về chính trị, tư tưởng, hành động
Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
15/07/2025 16:34
Tả Lèng hôm nay mang một tầm vóc mới, một diện mạo mới, bởi sau sáp nhập, đã trở thành một trong những địa phương có diện tích rộng của tỉnh, 36 bản, với 12.638 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Mông và Dao. Đảng bộ xã có 444 đảng viên, sinh hoạt tại 27 chi bộ trực thuộc.
Cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc
Cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
15/07/2025 16:27
Ngày 1/7/2025 mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tỉnh, xã chính thức đi vào vận hành trên cả nước. Sự kiện này là bước đi chiến lược của Đảng, Nhà nước nhằm tinh gọn bộ máy, tăng hiệu quả quản lý và tạo tiền đề thúc đẩy phát triển bền vững. Chủ trương ấy đang được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của toàn Đảng, toàn dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội lại lợi dụng, không ngừng đưa ra những luận điệu xuyên tạc, chống phá nhằm gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Đảng bộ Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực 1 - Phong Thổ: Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030
Đảng bộ Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực 1 - Phong Thổ: Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030
Chính trị
15/07/2025 15:20
Ngày 15/7, Đảng bộ Ban Chỉ huy Phòng thủ (CHPT) khu vực 1 - Phong Thổ tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Đại tá Triệu Kim Thắng - Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh dự, chỉ đạo đại hội. Dự đại hội còn có các đồng chí lãnh đạo các xã Phong Thổ, Sìn Hồ, Dào San, Khổng Lào và phường Đoàn Kết; đảng viên Ban CHPT khu vực 1- Phong Thổ...
Duyệt Văn kiện Đại hội Đảng bộ các xã Khoen On, Than Uyên
Duyệt Văn kiện Đại hội Đảng bộ các xã Khoen On, Than Uyên
Chính trị
15/07/2025 13:03
Sáng 15/7, Tổ công tác số 9 của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy do đồng chí Lê Thị Hường - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy làm Tổ trưởng tổ chức cuộc họp duyệt Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ các xã Khoen On và Than Uyên, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Duyệt Văn kiện Đại hội Đảng bộ xã Nậm Hàng, Mường Mô
Duyệt Văn kiện Đại hội Đảng bộ xã Nậm Hàng, Mường Mô
Chính trị
15/07/2025 12:56
Sáng 15/7, Đồng chí Lê Đức Dục - Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ chủ trì cuộc họp duyệt văn kiện trình Đại hội Đảng bộ các xã Nậm Hàng, Mường Mô nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Phát huy sức trẻ trong vận hành chính quyền địa phương hai cấp
Phát huy sức trẻ trong vận hành chính quyền địa phương hai cấp
Chính trị
15/07/2025 11:37
Sau khi mô hình chính quyền địa phương hai cấp đi vào vận hành, lực lượng đoàn viên thanh niên (ĐVTN) phường Đoàn Kết đã và đang thể hiện rõ vai trò xung kích, sáng tạo trong hỗ trợ chính quyền phục vụ nhân dân. Những đóng góp thiết thực của tuổi trẻ phường giúp người dân nhanh chóng làm quen với bộ máy hành chính mới, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền hiện đại, thân thiện, vì dân phục vụ.
Linh hoạt, sáng tạo vận hành chính quyền 2 cấp
Linh hoạt, sáng tạo vận hành chính quyền 2 cấp
Chính trị
15/07/2025 07:28
Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, quá trình triển khai mô hình chính quyền 2 cấp bước đầu sẽ có một số khó khăn, vướng mắc nhưng các địa phương cần tập trung tạo đột phá trong cải cách hành chính và chuyển đổi số, đẩy mạnh kết nối dữ liệu, bảo đảm người dân có thể tiếp cận dịch vụ công nhanh chóng, minh bạch, thuận lợi.
Người đam mê sưu tập tem Bác Hồ
Người đam mê sưu tập tem Bác Hồ
Học tập, làm theo Bác
15/07/2025 07:24
Ông Trần Hữu Huệ, xã Thoại Sơn, tỉnh An Giang đam mê sưu tập tem về Bác Hồ từ lúc thiếu niên. Tuy ở tỉnh lẻ nhưng ông Huệ rất nổi tiếng trong giới chơi tem do có nhiều bộ tem có giá trị và các con tem quý hiếm.
Duyệt Văn kiện Đại hội Đảng bộ phường Tân Phong nhiệm kỳ 2025-2030
Duyệt Văn kiện Đại hội Đảng bộ phường Tân Phong nhiệm kỳ 2025-2030
Chính trị
14/07/2025 21:45
Chiều ngày 14/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức cuộc họp duyệt Văn kiện Đại hội Đảng bộ phường Tân Phong nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng chí Giàng Páo Mỷ - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cuộc họp.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ Sở Nông nghiệp và Môi trường lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Đại hội Đại biểu Đảng bộ Sở Nông nghiệp và Môi trường lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Chính trị
14/07/2025 21:39
Chiều 14/7, Đảng bộ Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo đại hội có đồng chí Hà Trọng Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Dự Đại hội có 100 đảng viên đại diện cho 428 đảng viên tại các chi bộ trực thuộc.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 3025 ngày 16/07/2025
Báo Lai Châu Số 3024 ngày 14/07/2025
Báo Lai Châu Số 3023 ngày 11/07/2025
Báo Lai Châu Số 3022 ngày 10/07/2025
Báo Lai Châu Số 3021 ngày 09/07/2025
Báo Lai Châu Số 3020 ngày 07/07/2025
Báo Lai Châu Số 3019 ngày 04/07/2025
Báo Lai Châu Số 3018 ngày 03/07/2025
Báo Lai Châu Số 3017 ngày 02/07/2025
Báo Lai Châu Số 3016 ngày 30/06/2025
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo và phát thanh, truyền hình Lai Châu.
Quyền Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Hà - Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên - Nguyễn Ngọc Truyền - Trần Văn Dũng
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: 43A Nguyễn Chí Thanh - phường Tân Phong - tỉnh Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.