

Ảnh minh họa. (Nguồn: tienphong.vn)
Kỳ thi “2 trong 1” năm 2015 (tốt nghiệp THPT và thi Đại học) lại làm xã hội phân tâm nhiều hơn khi rất ít thí sinh dự thi môn Lịch sử. Nhiều trường chỉ có vài học sinh chọn Lịch sử là môn tự chọn, thậm chí có phòng thi chỉ duy nhất một thí sinh.
Đây không phải là cảnh báo lần đầu về sự “xuống hạng” của môn Lịch sử, bởi kỳ thi đại học năm 2013 cũng đã có “hàng ngàn điểm 0 môn Lịch sử”! Sau kỳ thi Đại học năm 2013, xã hội hy vọng ngành giáo dục sẽ có sự đổi mới vượt bậc để môn Lịch sử được “thăng hạng” (!?).
Tình trạng học sinh “chán” học và “ngại” thi môn Lịch sử, lỗi đầu tiên không phải tại người học. Nhiều năm nay, môn Lịch sử được mặc định là môn học phụ đã làm mất đi tính thuyết phục, khách quan của môn học này đối với nhận thức của xã hội. Còn đối với học sinh, mặc định là môn học phụ đồng nghĩa với việc học cho vui, chứ không phải học để lấy kiến thức, để lập thân, lập nghiệp...
Nhìn ra thế giới, nhiều nước đều thừa nhận Lịch sử là môn học cơ bản và cần thiết. Họ quan niệm dạy Lịch sử để học sinh nhận thức được tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức xã hội, trách nhiệm công dân...
Để học sinh không “chán” học và “ngại” thi môn Lịch sử, kể cả khi còn mặc định là môn phụ, thì sách giáo khoa và phương pháp dạy học phải là “nam châm” kết nối học sinh. Tuy nhiên, sách giáo khoa Lịch sử ở cấp học phổ thông của chúng ta hiện nay đều nặng về học thuật, dày đặc những sự kiện ngày tháng, vừa thừa vừa thiếu...
Phương pháp giảng dạy môn Lịch sử khô khan, nặng về truyền tải kiến thức (giáo viên đọc, học sinh chép), mà không để học sinh trải nghiệm kiến thức thông qua hoạt động thực tiễn (tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh...), thì sẽ làm cho học sinh không hứng thú, không chịu tư duy.
“Nguyễn Du là Nguyễn Huệ”; “Nguyễn Huệ và Quang Trung” là “anh em cùng một nhà”, “là bạn bè chiến đấu”... Đó là kết quả của cuộc khảo sát nhanh một số học sinh bậc THCS ở Hà Nội đối với nhân vật lịch sử đã là "thương hiệu" của nhiều trường phổ thông, được VTV1 thực hiện, vừa phát sóng đã gây xôn xao dư luận xã hội những ngày qua.
Việc có coi Lịch sử là môn học chính ở các cấp học phổ thông hay không, rồi đây ngành giáo dục sẽ xem xét, quyết định, trên cơ sở lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý của người dân và sự phản biện của xã hội. Nhưng việc cần làm ngay là đổi mới chương trình, sách giáo khoa Lịch sử; thay đổi phương pháp giảng dạy Lịch sử.
Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa Lịch sử nên thực hiện theo hướng có nhiều bộ sách, với nhiều nhóm, đơn vị cùng tham gia biên soạn. Sách giáo khoa là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong đổi mới giáo dục, là “sản phẩm đặc biệt” không phải nay làm mai sửa... nên phải được thẩm định, kiểm duyệt với một quy trình nghiêm ngặt, dân chủ, minh bạch...

Chiêu trò lừa đảo “việc nhẹ lương cao” vẫn tiếp diễn

Bản Lao Chải 1: Thu hút nhiều du khách

Độc đáo văn hoá người Hà Nhì đen ở Dào San

“Vườn cổ tích” giữa lòng thành phố trẻ

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm đóng gói sẵn

Tam Đường siết chặt vùng trồng hoa hồng

Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại

Đi tìm “sự thật” cho 3,8 tấn thóc giả


_1714034525176.jpg)



_1699111413486.jpg)


