

Nhà phân phối Geely là công ty Auto Asean. Các mẫu xe sẽ có mặt tại Việt Nam bao gồm sedan Emgrand EC718 trang bị động cơ 1.8, hatchback Emgrand EC718-RV với hai động cơ 1.5 và 1.8. Cuối cùng là mẫu hatchback cỡ nhỏ Englon SC515-RV trang bị động cơ 1.5. Geely hiện sở hữu các thương hiệu con Emgrand, Gleagle và Englon.
Mẫu Emgrand EC718 của Geely.
Trong các thương hiệu Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam như Chery, Lifan, BYD, Haima thì Geely là cái tên có “sức nặng” nhất. Hãng này nằm trong Top 10 nhà sản xuất ôtô nội địa lớn nhất Trung Quốc và trở nên nổi tiếng khi mua lại hãng xe Thụy Điển Volvo từ tay Ford.
Với bản hợp đồng ký vào ngày 28/3/2010, Geely chấp nhận trả 1,8 tỷ USD để đổi lấy Volvo, trong đó có 200 triệu USD trả bằng tiền mặt. Con số này thua xa so với 6,45 tỷ USD mà Ford đã chi để mua lại hãng ôtô Thụy Điển vào năm 1999.
Geely xuất phát từ hãng sản xuất máy lạnh. Năm 1986, ông chủ Lý Thư Phúc vay tiền gia đình để chuyển sang kinh doanh các dòng xe giá rẻ. Đến 2001, Geely nhận giấy phép sản xuất ôtô. Kể từ đó doanh số tăng đều và đạt trên 415.000 chiếc trong 2010, chiếm 2% thị phần. Lý Thư Phúc là một trong 5 nhân vật quyền lựcnhất ngành ôtô trung Quốc
Kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh có thể là lợi thế của Geely khi bước chân vào Việt Nam, nơi có không ít những định kiến. Như các hãng Trung Quốc khác, Geely cũng có những vấn đề về bản quyền thiết kế và nổi bật nhất là chiếc GE bị cho là quá giống Rolls-Royce Phantom.

10 mẫu xe mới tốt nhất 2019 - Toyota chiếm gần nửa

Vespa dự định mang xe điện Elettrica tích hợp trí tuệ nhân tạo về Việt Nam

Vinfast công bố chính sách giá “3 không” cho toàn bộ sản phẩm

Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu triệu hồi thêm 66.000 xe BMW
_11.jpg)
Xe tự lái có thể bị hack và trở thành vũ khí chết người

5 lý do để chọn xe cũ cho lần đầu mua ôtô

5 mẹo bảo dưỡng ô tô tiết kiệm tại nhà

Triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 về cấp giấy phép lái xe quốc tế



_0.jpg)







