

Về phía tỉnh Lai Châu, dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Giáo dục và Đào tạo, Cục Quản lý thị trường; Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tại hội nghị đại diện Cục An toàn thực phẩm đã thông qua báo cáo tình hình NĐTP 5 tháng đầu năm 2024 và công tác chỉ đạo phòng chống NĐTP. Theo đó, cả nước đã ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm làm gần 2.138 người mắc, 6 trường hợp tử vong; trong đó ghi nhận 11 vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến vi sinh vật làm 1.241 người mắc. So với năm 2023, số vụ giảm 4 vụ (10%), số tử vong giảm 5 người (21,2%).
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh.
Theo kết quả điều tra ban đầu nguyên nhân ngộ độc, phần lớn liên quan đến các loại nguyên liệu thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, thủy sản, rau, củ, quả từ các cơ sở sản xuất trong nước và nhập khẩu.
Điển hình như, chiều tối ngày 15/5, tại Đồng Nai xảy ra vụ nghi ngộ độc thực phẩm khiến gần 100 công nhân đang làm việc tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam, Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, Đồng Nai phải nhập viện.
Ngay sau khi nhận được thông tin về các vụ NĐTP, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo, đề nghị, hướng dẫn các cơ sở y tế tập trung nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, có thể xin hỗ trợ hội chẩn chuyên môn với tuyến trên; đình chỉ ngay cơ sở gây ngộ độc, tổ chức điều tra, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm, xác định rõ nguyên nhân. Truy xuất đến tận cùng nguồn gốc các thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm… Đối với một số vụ ngộ độc lớn, Bộ Y tế đã thành lập Đoàn công tác trực tiếp làm việc, hướng dẫn các đơn vị chức năng, địa phương, kiểm tra thực tế tình hình tại các cơ sở y tế, các địa điểm liên quan đến vụ ngộ độc.
Tham luận tại hội nghị, các đại biểu tập trung vào tình hình hoạt động phòng chống ngộ độc tại các địa phương và chia sẻ kinh nghiệm trong phòng chống ngộ độc.
Hội nghị được kết nối trực tuyến toàn quốc.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: vấn đề đảm bảo ATTP rất quan trọng, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân mà còn ảnh hưởng đến an ninh trật tự, kinh tế xã hội, vấn đề an sinh. Thời gian qua, công tác đảm bảo ATTP được lãnh đạo Đảng, nhà nước quan tâm chỉ đạo và sự vào cuộc tích cực của các bộ ban ngành trung ương, cấp uỷ đảng chính quyền, các ngành các đơn vị.
Tuy nhiên, công tác bảo đảm an ninh, ATTP còn nhiều khó khăn, đòi hỏi sự vào cuộc của của các cấp, ngành và cộng đồng. Do đó, đồng chí đề nghị: các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật trong nước và nhập khẩu, xử lý nghiêm nếu có vi phạm quy định của pháp luật về ATTP; tăng cường thông tin, tuyên truyền về nguy cơ NĐTP và phòng ngừa NĐTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật trong nước và nhập khẩu; Hướng dẫn người tiêu dùng thực hiện lựa chọn và sử dụng thực phẩm an toàn; nỗ lực hạn chế tối đa các vụ ngộ độc xảy ra...

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam
Hội nghị Ban Chấp hành Đoàn xã Bum Tở lần thứ nhất

Họp báo cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí quý II

Năng lực tự chủ - Hướng đi căn bản trong đổi mới giáo dục hiện đại

60 bệnh nhân được phẫu thuật đục thủy tinh thể miễn phí

Chia sẻ, lan tỏa yêu thương

Kiểm tra tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát
Giải ngân gần 1 tỷ đồng cho người dân xã Mường Than








