

Chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao
Đại biểu Vương Văn Thắng – Tổ đại biểu thành phố Lai Châu: Hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo trồng rất nhiều loại sản phẩm nông nghiệp như: chè, quế, sơn tra, mắc ca, thảo quả; hoa, quả các loại; lúa đặc sản… Tuy nhiên, đối với các loại cây trồng này chưa thành sản phẩm hàng hóa, chủ lực; chưa hình thành OCOP (mỗi xã phường 1 sản phẩm); chưa có tiêu chuẩn về nhãn hiệu, nhãn mác, xuất xứ; chưa sản xuất theo quy trình kỹ thuật (Vietgap, an toàn thực phẩm) và chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập. Do đó, các sản phẩm nông nghiệp chưa tìm được đầu ra dẫn đến người dân không mặn mà với việc sản xuất tập trung số lượng lớn. Tỉnh cần tập trung một số giải pháp như: thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác, ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình: quản lý, truy xuất, giám sát. Tất cả sản phẩm nông sản của tỉnh sản xuất ra đều trở thành hàng hóa nếu đủ số lượng, có chất lượng, an toàn thực phẩm, có địa chỉ rõ ràng sẽ liên kết với các siêu thị để tiêu thụ. Các ngành: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp cũng vào cuộc giúp nông dân xây dựng nhãn hiệu sản phẩm. Đồng thời, giảm thủ tục hành chính trong việc đăng ký xây dựng nhãn hiệu sản phẩm; đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực như: Vietgap, Smatgap, sản phẩm hữu cơ; quảng bá, tiếp thị thật tốt các sản phẩm…
Một số vướng mắc trong công tác cán bộ
Đại biểu Lý Anh Hừ - Tổ đại biểu huyện Mường Tè: Hiện nay, một số quy định của Trung ương và tỉnh về công tác cán bộ chưa thực sự hợp lý khi thực hiện trong thực tiễn. Như trong Luật Cán bộ, công chức năm 2018 có quy định khi cán bộ, công chức hết thời gian thi hành kỷ luật (12 tháng) mà không còn vi phạm nào khác thì được xem xét bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử và quy hoạch cán bộ. Nhưng tại mục 3, phần II của Quy định số 03, ngày 26/12/2016 của Tỉnh ủy về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhiệm kỳ 2020 – 2025 lại quy định: Sau khi hết thời gian thi hành kỷ luật phải 3 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên mới được đưa vào quy hoạch. Điều này rất khó khăn đối với đối tượng là cán bộ chủ chốt cấp xã, vì ở cấp xã nguồn nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện không dồi dào, nếu điều động từ nơi khác đến phải tính toán đến rất nhiều góc độ, khía cạnh. Việc điều động, luân chuyển cán bộ, công chức từ khối Đảng, đoàn thể sang khối nhà nước và ngược lại; cán bộ xã thành công chức xã, mặc dù đã có phân cấp cho huyện nhưng khi thực hiện vẫn phải xin ý kiến của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ, như vậy sẽ phần nào vừa làm giảm thẩm quyền quyết định của cấp đã được phân cấp, vừa bị chậm về mặt thời gian. Tôi kiến nghị với HĐND, UBND tỉnh đề xuất với Trung ương xem xét lại những nội dung thuộc thẩm quyền của Trung ương và đồng thời xem xét lại những nội dung thuộc thẩm quyền cấp tỉnh để tạo sự thống nhất, thuận lợi cho cấp thực hiện.
Quan tâm đào tạo và giải quyết việc làm
Đại biểu Khoàng Thị Thanh Nga – Tổ đại biểu huyện Than Uyên: Trong báo cáo của UBND tỉnh ở phần hạn chế có nêu đào tạo nghề giải quyết việc làm đạt về số lượng tuy nhiên chất lượng chưa cao. Trong một số kỳ họp cũng nhắc đến công tác đào tạo nghề, đặc biệt là chất lượng. Tôi đề xuất giải pháp công tác đào tạo nghề cần tập trung đào tạo các nghề truyền thống gắn với bảo tồn các làng nghề. Điển hình như nghề đan lát của các dân tộc, sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên có sẵn trong đời sống. Các sản phẩm tạo ra thân thiện với môi trường, vừa góp phần gìn giữ truyền thống các dân tộc, vừa giảm rác thải nhựa. Việc hình thành các làng nghề còn thúc đầy du lịch lịch trải nghiệm, mang lại thêm giá trị kinh tế.

Hội nghị trực tuyến rà soát tiến độ và kết quả triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số liên thông

Tăng “sức đề kháng” trước thông tin xấu về sáp nhập xã

Lai Châu: Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chính quyền địa phương 2 cấp
Lai Châu: Hiệu quả phát huy vai trò báo chí, truyền thông trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lai Châu vận hành chính quyền 2 cấp: Tư duy mới – Động lực mới

Mang ấm no, hạnh phúc đến với nhân dân

Lễ Công bố, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tỉnh Lai Châu

Đảng bộ xã Tà Tổng: Học và làm theo Bác từ việc làm cụ thể, thiết thực









