

NÂNG CAO “SỨC KHOẺ” CHO DOANH NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG
Doanh nhân Đặng Thị Tuyến - Uỷ viên Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh, Phó Giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh Công ty TNHH Thương mại Châu Tuấn: Trong năm 2023, số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tạm ngừng hoạt động khá lớn, số thành lập mới đạt thấp, giảm so với năm 2022; quy mô doanh nghiệp địa phương còn nhỏ, nguồn lực hạn chế, khả năng cạnh tranh yếu. Chúng tôi mong muốn tỉnh tiếp tục có những chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh; giúp doanh nghiệp tiếp cận kịp thời các thay đổi về chính sách pháp luật, thủ tục hành chính; tổ chức thường xuyên các buổi đối thoại với doanh nghiệp, doanh nhân để kịp thời tháo gỡ khó khăn… Đặc biệt, để vực dậy cũng như nâng cao “sức khỏe” cho doanh nghiệp địa phương, đề nghị HĐND tỉnh xem xét bố trí ngân sách để hỗ trợ thanh toán kịp thời nợ xây dựng cơ bản các công trình, tạo điều kiện cho doanh nghiệp để thu hồi vốn và tiếp tục phát triển kinh doanh; Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh chỉ đạo sát sao các ngân hàng thương mại giảm lãi suất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vay vốn…
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH PHÙ HỢP
Ông Lành Văn Phong – Trưởng bản Bản Lang 2 (xã Bản Lang, huyện Phong Thổ): Qua theo dõi thông tin về Kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 tôi thấy tại Kỳ họp sẽ thông qua nhiều báo cáo, nghị quyết quan trọng. Trong đó, tôi thấy Nghị quyết quy định chức danh, chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, bản, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh là rất thiết thực và cần thiết. Bởi họ là lực lượng nòng cốt, “cánh tay nối dài” giúp cho cấp ủy, chính quyền các cấp nắm bắt thông tin và xử lý các tình huống phát sinh ngay tại cơ sở. Do đó, tôi mong muốn, tại kỳ họp sẽ bàn, thống nhất, đưa ra các chế độ chính sách phù hợp để những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, bản, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển.
NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG “CÒ” ĐẤT
Cử tri Nguyễn Tiến Phần - Tổ dân phố 2 (thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên): Tại kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh Khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ thảo luận về nghị quyết thông qua hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Việc xem xét thông qua nghị quyết này thực sự rất cần thiết, phù hợp với tình hình hiện nay. Bởi khi nghị quyết được ban hành sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng “cò” đất, đẩy giá đất lên cao không đúng theo quy định của pháp luật, thông qua nghị quyết sẽ áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất, tạo điều kiện để người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai với Nhà nước một cách công khai, minh bạch và hạn chế tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển bền vững, nhân dân yên tâm lao động sản xuất.
Tin đọc nhiều
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lê Đức Dục kiểm tra xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Nậm Nhùn

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Lương kiểm tra xóa nhà tạm, dột nát tại huyện Sìn Hồ

Hội thảo khoa học “Báo chí Lai Châu đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh”

Chính quyền địa phương 2 cấp: Sẽ chuyển 90/99 nhiệm vụ từ huyện xuống xã

Việt Nam - Nga: Cơ hội mở rộng hợp tác thương mại song phương

Ngày 8/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận nhiều dự án luật quan trọng

Đổi thay sau một nhiệm kỳ

Đoàn kiểm tra số 2 - Ban Chỉ đạo triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát tỉnh làm việc với các huyện: Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên










