Thứ bảy, 12/07/2025 - 10:45
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Công An
    • Biên Phòng
    • Quân Sự
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
    • Dự báo thời tiết
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • E-magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Thành phố Lai Châu
    • Huyện Mường Tè
    • Huyện Nậm Nhùn
    • Huyện Phong Thổ
    • Huyện Sìn Hồ
    • Huyện Than Uyên
    • Huyện Tân Uyên
    • Huyện Tam Đường
    • Xem thêm...
Giáo dục
Gian nan “gieo chữ” ở vùng cao
Cập nhật Thứ Hai, 15-11-2021, 09:16/QUỐC TUẤN/nhandan.vn
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ hai, 15/11/2021 22:20
Chia sẻ qua Email
lc-icon - Không ngoa ngôn khi gọi họ là những “chiến sĩ cầm bút, cầm phấn”, bởi nếu không yêu nghề, yêu trò thì khó trụ vững nơi khó khăn đã khiến bao người phải sờn lòng… Thời điểm các thế hệ học trò cả nước đang hướng về Ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng tôi tiếp tục được cảm nhận sự gian khổ, vất vả cùng những câu chuyện về những người thầy, cô giáo nơi vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La.

Để đi được trong mùa mưa, xe máy của các thầy cô giáo phải cuốn thêm xích.

Có đến tận nơi vùng xa xôi của huyện miền núi Bắc Yên, tỉnh Sơn La mới cảm nhận hết sự khó khăn, vất vả của các thầy, cô giáo và học sinh vùng cao. Những câu chuyện của những người trong cuộc thật cảm động và cho thấy biết bao sự gian nan để đưa con chữ lên ngàn.

Thời tiết huyện vùng cao Bắc Yên thật lạ. Sáng sớm vẫn là cái lạnh đặc trưng với những lớp sương trắng dày bao phủ khắp những ngọn núi, trưa đến nhiệt độ tăng dần lên và nắng ấm ngự trị, chiều buông cũng là lúc những đợt gió kéo theo hơi lạnh và sương mù tràn về, khi trời tối hẳn lại là khoảnh khắc của những lớp sương trắng bạc giăng khắp nơi cùng với cái lạnh rúm người… Tôi đến với vùng cao Bắc Yên vào một ngày như thế.

Con đường gieo chữ

Qua điện thoại trao đổi, biết tôi có ý định lên một số xã đặc biệt khó khăn của Bắc Yên, trong đó đích đến là bản Nậm Lộng, Làng Sáng thuộc xã Hang Chú và Háng Đồng, một thầy giáo bảo: “Vừa mưa tối qua không lên được đâu, nhất là bản Nậm Lộng. Phải chờ 2 hôm có nắng mới có thể vào được. Nếu mưa xuống thì đến xe ô-tô 2 cầu cũng phải nằm chờ chứ chưa nói đến xe máy cuốn xích. Còn nếu cần thì đi bộ chắc phải gần ngày đường mới tới nơi”.

Sau 3 tiếng đồng hồ xuất phát từ TP Sơn La, tôi đã có mặt tại thị trấn Bắc Yên. Để đến được trung tâm xã vùng cao Hang Chú còn gần 50 km đường đèo dốc với những khúc cua tay áo. Các thầy giáo cũng dặn “Mùa này sương mù nhiều sẽ khuất tầm nhìn, mặt đường trơn do mưa nên đi đường phải hết sức chú ý…”.

Mặc dù chặng đường lên với xã Hang Chú giờ đây đã trải nhựa từ mấy năm trước, nhưng do thời gian và xe tải qua lại nên nhiều đoạn đã bị xuống cấp, đi lại không được thuận tiện. Do vậy, phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ nghiêng ngả cùng những con dốc, đoạn đường đá với ổ trâu, ổ gà cùng những khúc cua phủ đầy sương mù kèm mưa phùn, tôi mới đến được trung tâm xã Hang Chú.

Một đoạn đường “gieo chữ” của các cô giáo mầm non cắm bản Nậm Lộng, xã Hang Chú.

Đi ô-tô còn thấy vất vả và căng thẳng, huống chi trước đây phải đi bộ 3 ngày đường và giờ là xe máy thì sự vất vả đó phải nhân lên gấp nhiều lần với các thầy cô giáo. Vậy mà, với tình yêu nghề, yêu trẻ, các thầy cô giáo đã hy sinh niềm vui, hạnh phúc riêng để mang con chữ tới miền sương trắng và dốc núi cheo leo.

Trò chuyện với thầy giáo Đặng Văn Đon, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Hang Chú, người cũng đã có hơn 20 năm xa gia đình để gieo chữ vùng cao, được biết: Đa phần các thầy cô giáo ở các xã vùng cao đều phải xa gia đình. Thậm chí, có nhiều trường hợp chồng dạy ở một xã, vợ dạy ở một xã trong mấy chục năm liên tục.

Trong khi đường giao thông đến các xã đã khó khăn một phần thì đường đến các điểm bản còn khó gấp nhiều hơn thế. Có những điểm bản, do đi lại khó khăn, giáo viên phải đi bộ cả ngày đường mới đến nơi. Cũng bởi vậy nên những điểm bản đó nhà trường chỉ “ưu tiên” cho giáo viên nam.

Cô giáo Hà Thị Hưng, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Hang Chú, chia sẻ: Em đã hơn 14 năm liên tục công tác tại xã khó khăn thuộc các huyện trong tỉnh. Mấy năm đầu phải nhờ chồng hoặc đồng nghiệp làm “xe ôm” những lúc lên trường hoặc mỗi dịp về thăm gia đình.

Cô giáo Hà Thị Hưng, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Hang Chú đã có hơn 14 năm xa nhà.

Trao đổi thêm về khó khăn trong đi lại, cô giáo Lường Thị Tươi, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Bình Minh xã Hang Chú, nói: Do 100% giáo viên là nữ, nên việc đi lại rất khó khăn. Nhất là tại các điểm bản như Nậm Lộng vẫn là đường đất, nhà trường phải căn cứ vào hoàn cảnh gia đình, tinh thần xung phong… để phân công giáo viên vào đó cắm bản. Như tại bản Nậm Lộng, đã 3 tuần nay cô giáo Cà Thị Kim chưa ra ngoài trung tâm được vì mưa. Nhiều lúc cũng muốn gọi điện thoại động viên cô giáo nhưng trong đó lại không có sóng…

Tâm sự nghề

Tôi vẫn còn nhớ câu chuyện gieo chữ của thầy giáo Lường Văn Cóng, giáo viên xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, người đã hơn 20 năm xa gia đình để dạy học tại các điểm bản khó khăn, trong đó hơn 16 năm gieo chữ tại các bản của Hang Chú. Để hoàn thành nhiệm vụ trồng người, thầy Cóng đã phải đổi tới 5 chiếc xe máy nhằm phục vụ cho việc đi lại. Đã có lần, từ lớp học cắm bản thầy giáo vừa địu con trai hơn 1 tuổi khóc gào trước ngực vừa đèo vợ kêu đau sau lưng trên con đường gồ ghề xuống huyện để khám bệnh.

Thầy Cóng nhớ lại, khi đó là vào ngày nghỉ, thấy vợ đau bụng dữ dội, dùng đủ cách mà bản thân biết về chữa đau bụng nhưng vẫn không hiệu quả, nên quyết định đưa xuống huyện. Mất gần 6 tiếng đồng hồ đánh vật với cung đường từ bản xuống huyện thì mới biết vợ bị đau ruột thừa. Các bác sĩ nói, chỉ chậm một chút nữa là nguy hiểm tới tính mạng, đúng là hú hồn.

Cũng giống như một số xã khó khăn tôi từng tới, tâm điểm của buổi trao đổi với các thầy cô giáo vẫn xoay quanh sự gian nan của những con đường “cõng chữ” hay sự thiếu thốn về cơ sở, vật chất cùng những điều kiện thiết yếu cho sinh hoạt hằng ngày. Tại đây, ngoài lòng say nghề, sự bền bỉ của các thầy cô giáo được coi là vô giá thì những giọt nước cho sinh hoạt hằng ngày cũng giá trị không kém. Nhiều điểm bản cũng bởi nước khan hiếm nên các thầy cô giáo còn xây dựng cả một kế hoạch chung và riêng trong việc dùng nước sinh hoạt hằng ngày.

Thầy giáo Phạm Văn Tại, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Hang Chú, nói: Nhiều điểm trường các thầy giáo chuyên nhiệm vụ gánh nước. Nước sinh hoạt thiếu đến nỗi vào mùa mưa, bất kể là 2 - 3 giờ sáng, có mưa là mọi người hò nhau dậy hứng nước và tranh thủ giặt quần áo. Những lúc đó chỉ ước mưa thật to nhưng cũng lúc đó giật mình thở dài nghĩ tới những đoạn đường lầy lội do mưa mà ngày mai mình sẽ phải đi dạy học tại các khu lẻ...

Các xã vùng cao của Sơn La quanh năm được bao phủ bởi sương mù.

Còn nhớ trong chuyến công tác lên bản Làng Sáng, xã Háng Đồng, giữa đường gặp cô giáo Phàng Thị Kếnh, 18 năm là giáo viên mầm non cắm bản đang khoác ba lô đi bộ lên điểm bản Làng Sáng. Khi đó, cô giáo Kếnh chia sẻ: Có những lúc đi trên đường tủi thân quá cũng khóc. Đêm nằm nhớ gia đình cũng khóc. Có lần 2 con ốm, nghĩ đến cảnh một mình chồng chăm con mà mình thì không giúp được gì cũng khóc. Có thời điểm, các con ốm phải nằm viện, em phải xin nghỉ dài ngày và như vậy đồng nghĩa với việc lớp học trên bản phải nghỉ theo. Bởi cháu đầu nhà em do bị bệnh nên hằng tháng phải xuống Bệnh viện Bạch Mai để điều trị.

Cùng với những khó khăn chưa kể hết về con đường “gieo chữ” của các thầy cô giáo vùng cao, tôi đã gặp những người có thâm niên “gieo chữ” được coi là “quá niên hạn vùng cao”. Đồng nghĩa với đó là họ phải xa gia đình và hy sinh nhiều thứ. Bởi nếu theo quy định với thời gian công tác lâu như vậy tại vùng khó sẽ xin điều chuyển đi vùng thuận tiện. Vì nhiều lý do, có những người đã mười mấy năm liên tục, thậm chí là trên 20 năm vẫn bám trụ với vùng cao…

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

Giữ lấy hồn Việt

Giữ lấy hồn Việt

Mật của rừng

Lai Châu sắp xếp lại bộ máy: Khi người dân và chính quyền cùng đồng hành đổi mới

Kỳ 3: Dân chủ, công tâm trong sắp xếp cán bộ sau sáp nhập

Kỳ 2: Ý Đảng – thuận lòng dân

Có thể bạn quan tâm
Năng lực tự chủ - Hướng đi căn bản trong đổi mới giáo dục hiện đại

Năng lực tự chủ - Hướng đi căn bản trong đổi mới giáo dục hiện đại

Chiều 6/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Chiều 6/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Giúp học sinh vùng cao tiếp cận môi trường học tập an toàn

Giúp học sinh vùng cao tiếp cận môi trường học tập an toàn

Chuyển đổi số trong các trường mầm non

Chuyển đổi số trong các trường mầm non

Ngày thi thứ hai Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra an toàn, nghiêm túc

Ngày thi thứ hai Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra an toàn, nghiêm túc

Miễn, hỗ trợ học phí với trẻ mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026

Miễn, hỗ trợ học phí với trẻ mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026

Lai Châu sẵn sàng tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Lai Châu sẵn sàng tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

100% học viên đạt loại khá, giỏi

100% học viên đạt loại khá, giỏi

Tin cùng chuyên mục
Tổng kết hai đề án: “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số” và “Phát triển giáo dục mầm non”
Tổng kết hai đề án: “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số” và “Phát triển giáo dục mầm non”
Xã Hội
18/06/2025 18:31
Ngày 18/6, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị Tổng kết triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” và Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 – 2025”. Đồng chí Tống Thanh Hải – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Công bố dự kiến điểm chuẩn tuyển sinh (đợt 1) vào lớp 10 năm học 2025 – 2026
Công bố dự kiến điểm chuẩn tuyển sinh (đợt 1) vào lớp 10 năm học 2025 – 2026
Xã Hội
08/06/2025 19:18
Ngày 8/6, Sở Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự kiến điểm chuẩn tuyển sinh (đợt 1) vào lớp 10 năm học 2025 – 2026. Theo đó, có 1 trường chuyên; 22 đơn vị trường THPT và phổ thông dân tộc nội trú THPT các huyện trên địa bàn tỉnh đã có thông báo số lượng tuyển sinh theo điểm thi (không bao gồm tuyển thẳng) và dự kiến điểm chuẩn trước khi phúc khảo.
Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp
Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp
Xã Hội
05/06/2025 16:11
Chưa đầy một tháng nữa, Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT) sẽ diễn ra, thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (PTDTNT) THPT Ka Lăng (xã Ka Lăng, huyện Mường Tè) đang tích cực ôn tập và củng cố lại kiến thức, sẵn sàng bước vào kỳ thi với tâm thế tự tin và quyết tâm đạt kết quả cao nhất.
Biểu dương, trao thưởng học sinh, giáo viên đạt thành tích cao trong năm học 2024 - 2025
Biểu dương, trao thưởng học sinh, giáo viên đạt thành tích cao trong năm học 2024 - 2025
Xã Hội
03/06/2025 21:00
Chiều 3/6, Hội Khuyến học huyện Than Uyên tổ chức Hội nghị biểu dương, trao thưởng cho học sinh, giáo viên đạt thành tích cao trong năm học 2024 - 2025.
"Tăng tốc" ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025
"Tăng tốc" ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025
Xã Hội
31/05/2025 22:31
Xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, các trường THPT trên địa bàn huyện Nậm Nhùn đang bước vào giai đoạn “tăng tốc” ôn tập. Kỳ thi đang đến gần, các trường đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, chuẩn bị hành trang kiến thức vững chắc để các em bước vào kỳ thi với tâm thế tự tin, chủ động.
Văn Miếu Mao Điền, nơi tôn vinh đạo học
Văn Miếu Mao Điền, nơi tôn vinh đạo học
Xã Hội
30/05/2025 11:43
Văn Miếu Mao Điền, huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) như một minh chứng sống động cho truyền thống hiếu học, trọng đạo lý và tôn vinh nhân tài của người dân xứ Đông xưa. Không chỉ là biểu tượng văn hóa – giáo dục nổi bật trong vùng châu thổ sông Hồng, nơi đây còn là một trong hai văn miếu lớn nhất của cả nước, sánh ngang với Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Hà Nội.
Huyện Than Uyên họp Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Huyện Than Uyên họp Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Xã Hội
28/05/2025 19:51
Ngày 28/5, Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT huyện Than Uyên đã tổ chức họp để triển khai các nhiệm vụ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại huyện. Đồng chí Trần Quang Chiến - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Bàn giao nhà ở cho hộ nghèo và tặng xe đạp cho học sinh khó khăn
Bàn giao nhà ở cho hộ nghèo và tặng xe đạp cho học sinh khó khăn
Xã Hội
28/05/2025 19:50
Chiều 28/5, UBND huyện Tam Đường phối hợp với Công ty TNHH MTV Xăng dầu Lai Châu tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và trao tặng xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Tả Lèng.
Xã Phúc Khoa: 2 đơn vị trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2
Xã Phúc Khoa: 2 đơn vị trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2
Xã Hội
28/05/2025 16:12
Ngày 28/5, Trường Mầm non xã Phúc Khoa và Trường Tiểu học xã Phúc Khoa (huyện Tân Uyên) tổ chức đón nhận danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Đồng chí Nguyễn Thanh Văn – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện dự Lễ đón nhận.
Tuyên dương 5 giáo viên và hơn 200 học sinh tiêu biểu
Tuyên dương 5 giáo viên và hơn 200 học sinh tiêu biểu
Xã Hội
28/05/2025 12:27
Ngày 28/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Viễn thông Lai Châu tổ chức Lễ tuyên dương giáo viên, học sinh tiêu biểu trong kỳ thi, cuộc thi cấp quốc gia và các phong trào thi đua năm học 2024 - 2025.
Đồng hành chăm sóc nuôi dạy trẻ
Đồng hành chăm sóc nuôi dạy trẻ
Xã Hội
28/05/2025 11:19
Từ hỗ trợ của Dự án CARE, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Trường Mầm non các xã: Bản Bo, Bình Lư và Thèn Sin (huyện Tam Đường) tổ chức Cuộc thi "Bố làm đầu bếp". Qua cuộc thi, nhằm lan tỏa nhiều hơn hình ảnh người bố tham gia chia sẻ việc nhà với các thành viên trong gia đình; sự quan tâm của cha mẹ trong việc đồng hành chăm sóc nuôi dạy trẻ.
Gần 6.000 thí sinh bước vào kỳ thi vào THPT năm học 2025 - 2026
Gần 6.000 thí sinh bước vào kỳ thi vào THPT năm học 2025 - 2026
Xã Hội
26/05/2025 10:38
Sáng 26/5, có 5.980/6.213 thí sinh trong toàn tỉnh Lai Châu bước vào kỳ thi vào bậc THPT năm học 2025 – 2026 với môn thi đầu tiên là môn Ngữ Văn.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 3023 ngày 11/07/2025
Báo Lai Châu Số 3022 ngày 10/07/2025
Báo Lai Châu Số 3021 ngày 09/07/2025
Báo Lai Châu Số 3020 ngày 07/07/2025
Báo Lai Châu Số 3019 ngày 04/07/2025
Báo Lai Châu Số 3018 ngày 03/07/2025
Báo Lai Châu Số 3017 ngày 02/07/2025
Báo Lai Châu Số 3016 ngày 30/06/2025
Báo Lai Châu Số 3015 ngày 27/06/2025
Báo Lai Châu Số 3014 ngày 26/06/2025
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo và phát thanh, truyền hình Lai Châu.
Quyền Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Hà - Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên - Nguyễn Ngọc Truyền - Trần Văn Dũng
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: 43A Nguyễn Chí Thanh - phường Tân Phong - tỉnh Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.