

Trao đổi với chúng tôi, thầy giáo Nguyễn Văn Tư - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trường có 41 cán bộ, giáo viên, nhân viên; 434 học sinh, trong đó 164 học sinh khối THCS, 270 học sinh khối tiểu học. 100% học sinh là đồng bào dân tộc Mông. Những ngày đầu sáp nhập, thầy, trò có những bỡ ngỡ nhưng đã nhanh chóng bắt nhịp trở lại, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục”.
Giờ học toán của cô và trò lớp 7A2, Trường Tiểu học và THCS xã Nậm Loỏng.
Ban Giám hiệu nhà trường lựa chọn giáo viên có chuyên môn vững, tâm huyết, trách nhiệm với công việc chủ nhiệm các lớp. Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để làm được điều này, ngay từ đầu năm học, giáo viên tiến hành khảo sát chất lượng học sinh, chia nhóm đối tượng để dạy học phù hợp; xây dựng mô hình sinh hoạt “đôi bạn cùng tiến” để học sinh có học lực khá, giỏi kèm cặp, giúp đỡ học sinh học lực yếu hơn. Bên cạnh đó, các giáo viên duy trì sinh hoạt chuyên môn vào chiều thứ 2 hàng tuần để chia sẻ những kỹ năng, kinh nghiệm hay trong giảng dạy, công tác chủ nhiệm.
Xác định ngôn ngữ là yếu tố tác động trực tiếp đến việc tiếp thu bài của học sinh khối tiểu học, Ban Giám hiệu nhà trường phân công giáo viên người địa phương dạy lớp 1 và tăng cường thời lượng dạy môn tiếng Việt. Tổ chức “Ngày hội giao lưu tiếng Việt của chúng em”, “Ngày hội viết chữ đẹp”, “Ngày hội đua tài thông minh nhanh trí”, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… Qua đó, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh sau những giờ học căng thẳng cũng như giúp các em trang bị thêm kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống, tăng hiểu biết tiếng Việt, ngày càng yêu trường, mến lớp, gắn bó với thầy cô, bạn bè.
Đối với bậc THCS, giáo viên thực hiện dạy bổ trợ và phụ đạo học sinh. Cụ thể, tăng 1 tiết dạy bổ trợ/tuần/lớp vào buổi sáng đối với 3 môn: toán, văn, ngoại ngữ và phụ đạo 3 buổi/tuần đối với 8 môn cơ bản vào các buổi chiều. Hoạt động hướng dẫn ôn tập, kiểm tra học sinh được tăng cường. Hình thức kiểm tra có sự đổi mới, thay vì giáo viên tự ra đề và kiểm tra như trước, nhà trường thành lập Ban ra đề kiểm tra sau đó có tổ chuyên môn, Ban Giám hiệu thẩm định. Khi đề đạt yêu cầu sẽ tiến hành kiểm tra đồng loạt ở các lớp trong cùng thời gian, điều này giúp đánh giá chính xác hơn bài làm của học sinh.
Một giải pháp hữu hiệu khác là 100% giáo viên trong trường áp dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án, sử dụng máy chiếu trong giảng dạy. Em Sùng Thị Trà (học sinh lớp 5A1) nói: “Khi thầy, cô đưa máy chiếu vào tiết dạy, các bạn trong lớp tỏ ra rất hào hứng, hăng hái tham gia phát biểu ý kiến, trao đổi về bài học. Riêng em thấy bài học không khô khan mà trở nên hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp thu hơn. Em mong sẽ được học nhiều hơn những giờ học như vậy”.
Theo số liệu thống kê của nhà trường, chất lượng giáo dục gần đây ngày càng khởi sắc. Kết thúc học kỳ I, trên 98% học sinh bậc tiểu học đạt về năng lực, phẩm chất. 100% học sinh bậc THCS xếp loại từ hạnh kiểm trung bình trở lên. Đáng mừng hơn, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt chiếm đến 90,9% (tăng 1,7% so với cùng kỳ năm học 2017-2018). Về học lực, nhà trường có 87,8% học sinh xếp loại học lực trung bình trở lên. Trong đó, tỷ lệ học sinh xếp học lực khá, giỏi chiếm đến 45,7% (tăng 4,6%), tỷ lệ học sinh yếu, kém chỉ còn 12,2% (giảm 13,7% so với cùng kỳ năm học 2017-2018).
Thầy trò Trường Tiểu học và THCS Nậm Loỏng đã xây dựng được tập thể đoàn kết, thống nhất, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.

Giúp học sinh vùng cao tiếp cận môi trường học tập an toàn

Chuyển đổi số trong các trường mầm non
Ngày thi thứ hai Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra an toàn, nghiêm túc

Miễn, hỗ trợ học phí với trẻ mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026

Lai Châu sẵn sàng tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

100% học viên đạt loại khá, giỏi
Tổng kết hai đề án: “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số” và “Phát triển giáo dục mầm non”

Công bố dự kiến điểm chuẩn tuyển sinh (đợt 1) vào lớp 10 năm học 2025 – 2026






