Thứ năm, 22/05/2025 - 10:33
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Biên Phòng
    • Công An
    • Quân Sự
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • E-magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Thành phố Lai Châu
    • Huyện Mường Tè
    • Huyện Nậm Nhùn
    • Huyện Phong Thổ
    • Huyện Sìn Hồ
    • Huyện Than Uyên
    • Huyện Tân Uyên
    • Huyện Tam Đường
    • Xem thêm...
Nhìn ra tỉnh bạn
Người Hà Nhì giữ rừng
Cập nhật 07:37 - Thứ Bảy, 24/06/2023/Diệp Chi/baodienbienphu.vn
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ ba, 27/06/2023 19:47
Chia sẻ qua Email
lc-icon - Từ bao đời nay, cộng đồng dân tộc Hà Nhì tại cực Tây Mường Nhé luôn chủ động khắc phục khó khăn, góp sức cùng lực lượng chức năng, nhân dân các dân tộc khác trên địa bàn làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Họ coi những cánh rừng như là người mẹ thiên nhiên luôn bao bọc chở che và mang lại nguồn sống cho cộng đồng. Bởi vậy, người Hà Nhì ở cực Tây đang ngày đêm chung sức tạo nên thành trì vững chắc bảo vệ những cánh rừng già đầu nguồn sông Đà được xanh tốt...

 

Người Hà Nhì ở cực Tây luôn tâm niệm những cánh rừng như người mẹ thiên nhiên.

Người Hà Nhì ở cực Tây luôn tâm niệm những cánh rừng như người mẹ thiên nhiên.

Giữ rừng từ tiềm thức

Trên hành trình về với cực Tây, dọc quốc lộ 4H, bắt đầu qua đất Chung Chải, chạy qua Leng Su Sìn, Sen Thượng đến tận xã Sín Thầu mấy chục cây số chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi đâu đâu cũng thấy màu xanh của rừng hiển hiện. Phải đến khi gặp được bà Pờ Mỳ Lế, Bí thư Đảng ủy xã Sín Thầu, người con của đồng bào Hà Nhì đã gắn bó với mảnh đất này thì mọi thắc mắc đó mới có lời giải đáp. Từ xưa đến nay, ở miền đất này các thế hệ người Hà Nhì luôn gìn giữ, bảo vệ tốt “lá phổi xanh” của thiên nhiên. Người Hà Nhì nơi đây tâm niệm rằng quan trọng nhất là rừng, họ sinh sống nhờ rừng, ở nhà cũng nhờ rừng, nước sinh hoạt cũng do rừng mà ra, nếu không bảo vệ được rừng thì cũng không sống được... “Nhận thức rõ rừng đầu nguồn có tầm quan trọng rất lớn trong việc bảo vệ nguồn sống, cộng đồng người Hà Nhì ở 7 bản của xã Sín Thầu đều chung sức quản lý và bảo vệ tốt gần 12.000ha rừng, duy trì tỷ lệ che phủ rừng của xã đạt trên 73%” - Bà Pờ Mỳ Lế cho biết.

Cũng theo bà Pờ Mỳ Lế, trong tín ngưỡng dân gian người Hà Nhì có tục thờ thần rừng, ở mỗi bản lại có một khu rừng thiêng không ai được chặt phá. Đặc biệt, vào tháng 2 âm lịch hàng năm, người Hà Nhì nơi đây lại tổ chức Lễ cúng bản (hay còn gọi là lễ Gạ Ma Thú) - nghi lễ lớn, quan trọng nhất trong năm. Lễ hội này nhằm mục đích cầu cúng các vị thần, trong đó có thần rừng thiêng và tổ tiên phù hộ để năm mới mưa thuận, gió hòa, mọi người trong bản mạnh khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn. Trong những ngày này, người Hà Nhì dừng các công việc trên nương rẫy, không gây mất đoàn kết, không ăn thịt thú rừng, không bắt hoặc mang vào bản các con vật sống trong hang, lòng đất để tránh rủi ro cho Nhân dân trong bản... Điều đó cho thấy rừng có vị trí rất quan trọng trong tín ngưỡng của người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ quốc.

Không những thế, ngay từ mới lọt lòng, những đứa trẻ dân tộc Hà Nhì đã được mẹ khắc ghi vào tiềm thức việc phải gìn giữ bảo vệ rừng qua những bài hát ru, hát dân ca. Bằng tiếng hát ngọt ngào, người mẹ Hà Nhì dạy con mình chỉ thu hái những nông sản mình trồng được, không được chặt phá cây to, cây gỗ quý và phải xem rừng như “người mẹ thiên nhiên” nuôi dưỡng cuộc sống của mình. Cùng với câu chuyện của bà Pờ Mỳ Lế, chúng tôi nhớ lại cuộc trò chuyện cách đây không lâu với cô cán bộ văn hóa Pờ Xí Mé cũng là một người con của mảnh đất cực Tây Sín Thầu. Trong rất nhiều những câu chuyện mà cô kể về dân tộc mình, chúng tôi vẫn nhớ một câu mà Pờ Xí Mé nói đầy tự hào: “Người Hà Nhì chúng em không phá rừng đâu! Được dạy từ nhỏ rồi mà!”.

Giữ rừng làm sinh kế

Không chỉ là yếu tố tâm linh, hiện nay, rừng còn đang là nguồn sống cho người dân Hà Nhì, nhất là từ khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được đưa vào triển khai thực hiện. Trong chuyến công tác này, chúng tôi may mắn đến đúng dịp đi tuần rừng mùa hanh khô của người dân bản Tá Sú Lình, xã Sín Thầu. Rừng của bản Tá Sú Lình nằm trong vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé với hơn 320ha rừng tự nhiên, trong đó có 240ha diện tích do cộng đồng bản bảo vệ. Để quản lý tốt diện tích rừng, tổ quản lý bảo vệ rừng bản Tá Sú Lình thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng; coi rừng là ngôi nhà chung của cộng đồng... Nhờ đó, khu rừng nguyên sinh nơi đây đã được bảo vệ tốt trong thời gian qua.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Mường Nhé định vị tọa độ trước khi tiến hành tuần tra bảo vệ rừng tại xã Sín Thầu.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Mường Nhé định vị tọa độ trước khi tiến hành tuần tra bảo vệ rừng tại xã Sín Thầu.

Vừa đi dưới tán rừng xanh mát, ông Chảo Trố Phạ, Bí thư Chi bộ bản Tá Sú Lình, xã Sín Thầu vừa chia sẻ: “Người Hà Nhì sống ở mảnh đất này bao nhiêu đời nay, luôn luôn đoàn kết trong công tác bảo vệ rừng, khai thác các tiềm năng lợi thế từ rừng. Gắn với quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tôi cũng luôn quán triệt, vận động đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân quản lý bảo vệ diện tích được Nhà nước quy hoạch trong 3 loại rừng”.

Cũng theo ông Chảo Trố Phạ, bản Tá Sú Lình hiện có 24 hộ với khoảng 108 nhân khẩu. Với diện tích rừng bảo vệ, trung bình mỗi năm bản nhận được trên 240 triệu đồng, chia làm 2 đợt. Hiện nay, bản có 4 tổ tuần tra với sự tham gia của hầu hết các hộ dân trong bản. Duy chỉ có 1 hộ người già neo đơn trên 75 tuổi là không tham gia nhưng vẫn được cộng đồng bản trích tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Không chỉ vậy, tận dụng những tán rừng xanh mát, 80% hộ dân của bản còn trồng sa nhân để tăng thu nhập cho gia đình...

Câu chuyện của bản Tá Sú Lình cũng tương tự bản Tả Ló San, một bản khác của người Hà Nhì ở xã Sen Thượng - nhiều năm nay cũng nổi tiếng một vùng bởi kỳ tích giữ rừng. Không những thế, nơi đây còn nổi tiếng với những “triệu phú rừng”. Bởi lẽ cả bản chỉ có 24 nóc nhà nhưng chăm sóc, bảo vệ đến hơn 2.755ha rừng; trong đó, hầu hết là rừng nguyên sinh, dưới tán là hệ sinh thái động, thực vật rất phong phú. Hàng năm, tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Tả Ló San tính theo đầu người cao nhất tỉnh. Đơn cử như năm 2021, bản được hưởng hơn 2,5 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng; đến năm 2022, mỗi khẩu được hưởng 18 triệu đồng/năm. Như vậy, mỗi hộ 6 khẩu trở lên sẽ hưởng từ trên 100 triệu đồng/năm từ rừng - con số mơ ước ngay cả với nhiều hộ dân ở vùng thấp... 

Điều đọng lại trong chúng tôi qua hành trình này đó là tinh thần gìn giữ, bảo vệ rừng của người Hà Nhì ở cực Tây. Họ coi những cánh rừng như người mẹ thiên nhiên luôn bao bọc, nuôi dưỡng cộng đồng mình hàng ngày. Giữ rừng tốt nên người Hà Nhì nơi đây đang được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng. Theo thống kê, trung bình mỗi hộ dân người đồng bào Hà Nhì ở khu vực huyện Mường Nhé có thu nhập gần 10 triệu đồng/năm từ công sức bảo vệ rừng. Nhờ vậy, đời sống tinh thần cũng như vật chất của người dân đã được cải thiện, nhiều gia đình vươn lên trở thành điểm sáng nơi biên giới về phong trào giữ rừng. Trước lúc trở về, điều chúng tôi mong muốn nhất là cộng đồng người Hà Nhì nơi đây sẽ giữ mãi tinh thần đó và nâng cao hơn ý thức phát triển kinh tế rừng gắn với bảo vệ rừng bền vững. Qua đó, góp phần duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học ở mảnh đất cực Tây.

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

Giữ lấy hồn Việt

Giữ lấy hồn Việt

Mật của rừng

Phong Thổ: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát

Lai Châu vững bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Cây chia – Hướng phát triển kinh tế mới của huyện Than Uyên

Trang Địa Phương

Thành phố Lai Châu Mường Tè Nậm Nhùn Phong Thổ Sìn Hồ Than Uyên Tân Uyên Tam Đường
Có thể bạn quan tâm
Côn Sơn - Kiếp Bạc: Di sản văn hóa ngàn năm vang vọng

Côn Sơn - Kiếp Bạc: Di sản văn hóa ngàn năm vang vọng

Bình Phước: Đất lửa nở hoa

Bình Phước: Đất lửa nở hoa

Lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng

Lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng

Bình Thuận: Xây dựng Mũi Né thành trung tâm du lịch mang tầm quốc tế

Bình Thuận: Xây dựng Mũi Né thành trung tâm du lịch mang tầm quốc tế

Khắc ghi lời Bác dạy

Khắc ghi lời Bác dạy

Vang mãi hào khí tháng ba

Vang mãi hào khí tháng ba

Nâng tầm giá trị hạt muối

Nâng tầm giá trị hạt muối

Gìn giữ, bảo vệ “lá phổi xanh”

Gìn giữ, bảo vệ “lá phổi xanh”

Tin cùng chuyên mục
Lào Cai vững tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Lào Cai vững tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chính trị
29/12/2024 10:09
Tiếp tục chương trình Hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên năm 2024, sau khai mạc, các cán bộ, đảng viên được nghe Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong truyền đạt chuyên đề “Thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”; Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường truyền đạt chuyên đề “Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025”.
Human Act Prize 2024: Kết nối nguồn lực, lan tỏa cảm hứng, kiến tạo cộng đồng
Human Act Prize 2024: Kết nối nguồn lực, lan tỏa cảm hứng, kiến tạo cộng đồng
Nhìn ra tỉnh bạn
15/12/2024 21:29
Đêm Gala trao Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng 2024 do Báo Nhân Dân tổ chức, với chủ đề "Cộng đồng kiến tạo", không chỉ là nơi vinh danh những sáng kiến ý nghĩa mà còn khơi dậy những xúc cảm mạnh mẽ, tiếp thêm động lực để các dự án tiếp tục vươn xa, lan tỏa giá trị nhân văn sâu sắc, hướng tới một xã hội tràn đầy yêu thương và phát triển bền vững.
Long An - Tỏa sáng Khát vọng sông Vàm
Long An - Tỏa sáng Khát vọng sông Vàm
Văn hóa
29/11/2024 15:00
Tối ngày 28/11, trong không khí vui tươi, sôi nổi nhưng không kém phần trang trọng, Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề Long An - Khát vọng sông Vàm chính thức khai mạc.
Chú trọng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
Chú trọng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
Nông thôn mới
08/11/2024 09:00
Trong những năm qua, huyện Sìn Hồ triển khai nhiều biện pháp quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
Bài 3: Mỗi người dân là “đại sứ” văn hoá, du lịch
Bài 3: Mỗi người dân là “đại sứ” văn hoá, du lịch
Nhìn ra tỉnh bạn
15/08/2024 16:15
(BLC) - Để giá trị văn hoá, lịch sử của Kinh thành Thăng Long - Hà Nội xưa cùng những nét đẹp tinh hoa của mọi miền tụ hội về Hà Nội được toả sáng, các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội khuyến khích mỗi công dân Thủ đô là một “đại sứ” văn hoá, du lịch. Qua đó, chung tay, góp sức xây dựng “trái tim của cả nước” “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Bài 2: Những đóa hoa nở rộ giữa Thủ đô văn hoá
Bài 2: Những đóa hoa nở rộ giữa Thủ đô văn hoá
Nhìn ra tỉnh bạn
13/08/2024 16:15
(BLC) - Khai thác tiềm năng về tài nguyên văn hoá, lịch sử của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến, những năm qua cụ thể hoá các nghị quyết của trung ương, chương trình, chỉ thị của Thành uỷ Hà Nội, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn nỗ lực để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá. Để các di sản văn hoá phi vật thể và vật thể, di tích quốc gia trở thành những đoá hoa nở rộ, điểm đến du lịch hấp dẫn ở Thủ đô văn hiến.
Phụ nữ Tây Hồ: Lan toả lối sống xanh, thanh lịch, văn minh
Phụ nữ Tây Hồ: Lan toả lối sống xanh, thanh lịch, văn minh
Xã Hội
12/08/2024 15:02
(BLC) - “Nhà sạch, ngõ đẹp”; “Đổi phế liệu, giữ màu xanh”, “Góc xanh”, “Sân chơi xanh”, 3T “Tái chế - Tiết kiệm - Thân thiện”, “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả”… là những mô hình sáng tạo của hội viên phụ nữ quận Tây Hồ (Hà Nội) đang duy trì thực hiện. Qua đó, cùng góp phần lan toả giá trị và xây dựng hình ảnh “Phụ nữ Tây Hồ sống xanh - ứng xử đẹp; văn minh - thanh lịch - hiện đại” trong thời đại mới.
Thăng Long - Hà Nội: Văn hoá Việt hội tụ và toả sáng
Thăng Long - Hà Nội: Văn hoá Việt hội tụ và toả sáng
Nhìn ra tỉnh bạn
11/08/2024 14:50
(BLC) - Thăng Long - Hà Nội từ xưa đến nay vẫn luôn là lựa chọn lý tưởng của các bậc hiền tài, danh nhân và mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội ở khắp mọi miền Tổ quốc. Có lẽ vì thế, Hà Nội trở thành nơi hội tụ, toả sáng của nhiều vùng văn hoá khác nhau, làm cho mảnh đất kinh kỳ mang vẻ đẹp và nét đặc trưng riêng lôi cuốn, hấp dẫn. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Hà Nội hôm nay luôn tự hào về giá trị lịch sử, văn hoá nghìn năm văn hiến; để từ đó kế thừa và phát huy sức mạnh nội lực xây dựng Thủ đô ngày càng “Văn hiến - Văn minh - hiện đại”, xứng đáng là “trái tim của cả nước".
Tiêu thụ sản phẩm đặc sản trên nền tảng số
Tiêu thụ sản phẩm đặc sản trên nền tảng số
Khoa học - Công nghệ
28/06/2024 08:59
Ứng dụng nền tảng số để giới thiệu, tiêu thụ nông sản Điện Biên được các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh thực hiện khá hiệu quả thời gian qua. Hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc sản của địa phương thông qua các nền tảng số là giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh phát triển thương hiệu, thị trường.
Sôi động các hoạt động Kỷ niệm 20 năm Ngày tái lập tỉnh Đắk Nông
Sôi động các hoạt động Kỷ niệm 20 năm Ngày tái lập tỉnh Đắk Nông
Xã Hội
17/03/2024 16:31
Để đánh dấu chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, tỉnh Đắk Nông đã, đang tổ chức các sự kiện, hoạt động sôi nổi, có ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Triển lãm ảnh “Quảng Ngãi, trăm nhớ ngàn thương”
Triển lãm ảnh “Quảng Ngãi, trăm nhớ ngàn thương”
Văn hóa
11/01/2024 20:48
Trong khuôn khổ chương trình “Sắc quê Quảng Ngãi” lần thứ I, tại TP.Hồ Chí Minh, triển lãm ảnh với chủ đề “Quảng Ngãi, trăm nhớ ngàn thương” sẽ diễn ra tại Đông Hồ Garden. Triển lãm do Báo Quảng Ngãi phối hợp với Ban tổ chức (BTC) thực hiện. Đến thời điểm này, triển lãm đã sẵn sàng chào đón người dân Quảng Ngãi, du khách ở TP.HCM đến tham quan, chiêm ngưỡng.  

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 2993 ngày 21/05/2025
Báo Lai Châu Số 2992 ngày 19/05/2025
Báo Lai Châu Số 2991 ngày 16/05/2025
Báo Lai Châu Số 2990 ngày 15/05/2025
Báo Lai Châu Số 2989 ngày 14/05/2025
Báo Lai Châu Số 2988 ngày 12/05/2025
Báo Lai Châu Số 2987 ngày 09/05/2025
Báo Lai Châu Số 2986 ngày 08/05/2025
Báo Lai Châu Số 2985 ngày 07/05/2025
Báo Lai Châu Số 2984 ngày 05/05/2025
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo Lai Châu.
Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: Đường Nguyễn Lương Bằng - phường Đông Phong - TP Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.