

IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc xuống còn 6,2% trong năm nay. (Ảnh: AP)
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu được công bố hằng quý, IMF đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019 và năm 2020 lần lượt xuống còn 3,2% và 3,5%, thấp hơn 0,1% so với mức dự đoán trước đó. Báo cáo của IMF đã gióng hồi chuông cảnh báo về tình hình kinh tế thế giới có thể xấu hơn.
Trong báo cáo quý của IMF, Mỹ, trung tâm của những căng thẳng thương mại hiện nay, lại ghi nhận sự tăng trưởng nhờ chỉ số kinh tế khả quan trong đầu năm 2019.
Theo đó, dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2019 tăng 0,3%, lên mức 2,6%. Tuy nhiên, IMF cảnh báo nhu cầu yếu, một phần do căng thẳng thương mại và thuế, sẽ cản đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này vào những tháng còn lại của năm 2019. Do vậy, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm 2020 xuống còn 1,9%.
Trong khi đó, IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, vốn bị ảnh hưởng đáng kể do cuộc chiến thương mại với Mỹ, xuống còn 6,2% trong năm 2019 và 6% trong năm sau.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu lần này của IMF, tăng trưởng kinh tế tại một số nước phát triển như Đức, Nhật Bản hay khu vực Mỹ Latinh đều có xu hướng giảm.
Theo đó, IMF hạ dự báo tăng trưởng của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, trong năm 2019 và 2020 xuống còn 0,7% và 1,7%. Trong khi đó, IMF dự báo kinh tế của khu vực Mỹ Latinh chỉ tăng 0,6% trong năm 2019, giảm hơn 50% so với mức 1,4% của báo cáo trước.
IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng năm 2019 của Brazil và Mexico, hai nền kinh tế lớn ở khu vực Mỹ Latinh, lần lượt xuống còn 0,8% và 0,9%.
Nhìn chung, các nền kinh tế châu Âu khác như Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Anh ghi nhận mức dự báo tăng trưởng không đổi so với mức dự đoán trước đó.
Theo IMF, căng thẳng thương mại gây tác động đến hoạt động đầu tư và các nước cần thúc đẩy các cuộc thương lượng thay vì triển khai chính sách áp thuế.
Tổ chức này một lần nữa cho rằng việc giải quyết sự bất ổn vẫn là vấn đề gây áp lực nhất đối với kinh tế toàn cầu và các chính phủ cần tránh các bước đi sai lầm vốn có thể làm suy yếu đà tăng trưởng và thị trường việc làm.
Tin đọc nhiều

Tổng thống Putin chúc mừng người dân Nga nhân Ngày Chiến thắng

Việt Nam - Nga: Cơ hội mở rộng hợp tác thương mại song phương

Việt Nam và Liên bang Nga cùng nhau viết tiếp những trang sử mới

Mỹ và Ukraine công bố ký kết thỏa thuận kinh tế

Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Chủ tịch Đảng Đại hội Dân tộc Phi, Tổng thống Nam Phi

Vun đắp quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển ổn định, vững bền

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam



_1739240210872.jpg)






