Thứ tư, 09/10/2024, 02:09 [GMT+7]

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa

Thứ năm, 18/07/2024 - 10:38'
Nhằm nâng cao cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, trong những năm qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã bám sát định hướng của Trung ương, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, định hướng, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, chủ động, kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW và đạt một số kết quả quan trọng.

Nghị quyết số 33-NQ/TW là sự kế thừa những quan điểm, chủ trương, nội dung, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị quyết đã nhấn mạnh quan điểm phát triển con người, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, xây dựng, phát triển văn hoá vì mục tiêu xây dựng, phát triển con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp. Với ý nghĩa đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động tham mưu, đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của ngành. Đã tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành 1 Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch; 02 chương trình hành động, 24 quyết định, 38 kế hoạch nhằm cụ thể hoá các quy định, định hướng của Trung ương vào thực tiễn của tỉnh tạo cơ sở, hành lang pháp lý trong tổ chức triển khai thực hiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý các hoạt động văn hoá.

Nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch quy mô cấp tỉnh, đăng cai tổ chức quy mô toàn quốc tại tỉnh,đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động văn hoá tại cơ sở; tăng cường công tác phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương trong tổ chức các hoạt động và xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, góp phần thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hoá giữa khu vực miền núi, biên giới, vùng khó khăn với vùng thị trấn, thị tứ, khu vực thành thị. Từ năm 2014 - 2023 tổ chức, đăng cai tổ chức 11 sự kiện lớn: Kỷ niệm các sự kiện của tỉnh, Tuần Du lịch - Văn hoá, Tuần Văn hoá - Du lịch Lai Châu tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày hội Văn hoá dân tộc Thái, Mông; Ngày hội Văn hoá các dân tộc có số dân dưới 10.000 người; tổ chức 864 buổi biểu diễn, thu hút 432.000 lượt người xem; tổ chức 1042 buổi tuyên truyền lưu động đưa tuyên truyền về cơ sở, thu hút 312.600 lượt người xem; Số buổi chiếu từ 2014-2023: 8.958 buổi chiếu, trong đó buổi chiếu vùng III: 7.588 buổi,vùng I: 1.370 buổi, thực hiện luân chuyển 85.000 lượt sách, báo về tủ sách trường học, đồn biên phòng, trại tạm giam, thư viện các huyện, thành phố, 91.555/106.517 hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa đạt 86%; 714/956 bản, khu phố đạt danh hiệu văn hóa, đạt 74,7%; 719/764 cơ quan đơn, vị doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đạt 94,1%... góp phần nâng cao năng lực, kỹ năng tổ chức các hoạt động, góp phần quảng bá, giới thiệu được hình ảnh miền đất, con người Lai Châu với du khách và bạn bè quốc tế, thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, bước thu hút khách du lịch, xây dựng, nâng cao chất lượng đời sống văn hoá cơ sở.

Ngoài ra, còn tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch cấp khu vực và toàn quốc được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đánh giá cao: Liên hoan múa không chuyên toàn quốc, Ngày hội văn hoá các dân tộc Thái, Mông, Dao, Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc, các hoạt động tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam...Thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc thông qua các hoạt động sưu tầm hiện vật, xây dựng phim tư liệu, tổ chức các lớp truyền dạy, thành lập, củng cố hoạt động của các câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng ở cơ sở. Đến hết 2023, toàn tỉnh lưu giữ 34.909 hiện vật tài liệu, tổ chức 29 lớp truyền dạy văn hoá phi vật thể, khôi phục 17 lễ hội, hỗ trợ duy trì sau khôi phục 65 lễ hội, hỗ trợ khôi phục quy trình sản xuất 01 nghề thủ công, hỗ trợ bảo tồn 01 chợ phiên truyền thống, bảo tồn 01 bản văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch, sưu tầm, bảo tồn tri thức dân gian 02 dân tộc (Hà Nhì, Dao), 05 làn điệu dân ca, dân vũ các dân tộc, thực hiện kiểm kê di tích, kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của 13 dân tộc cư trú thành cộng đồng, phối hợp lập 02 hồ sơ khoa học Di sản văn hóa phi vật thể đề nghị UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Then, Xoè dân tộc Thái); xây dựng hồ sơ khoa học 08 di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; có 01 nghệ nhân nhân dân, 15 nghệ nhân ưu tú;toàn tỉnh có 975 đội văn nghệ thôn bản, trong đó 953 đội có quyết định thành lập, 864/975 đội văn nghệ thôn bản và 24 đội văn nghệ xã hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hoá từ tỉnh đến cơ sở: Hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở từng bước được củng cố, đầu tư xây dựng, đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 799/956 thôn, bản, khu phố có nhà văn hóa, đạt 83,5% (năm 2014: có 410/1.140 có nhà văn hóa đạt 36%) tăng 47,5% so với năm 2014. Thực hiện cải tạo tầng 2 kho bảo quản hiện vật lòng hồ thuỷ điện Sơn La – Lai Châu thành phòng trưng bày và đi vào hoạt động từ năm 2018, đến nay đã đón 69.850 lượt khách tham quan Bảo tàng, góp phần giáo dục truyền thống, giới thiệu về văn hoá, lịch sử địa phương với du khách. Đổi mới nội dung, hình thức xây dựng, tổ chức các hoạt động tuyên truyền: ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới xây dựng kịch bản tuyên truyền tại cơ sở, phát huy vai trò của người dân tham gia trong các hoạt động tuyên truyền tạo sự sinh động, thu hút người xem.

Phối hợp với các địa phương trong định hướng, xây dựng và đưa vào khai thác một số sản phẩm du lịch có điều kiện, lợi thế của tỉnh như: du lịch cộng đồng (Sin Suối Hồ được công nhận là bản du lịch cộng đồng ASEAN); du lịch thể thao mạo hiểm gắn với chinh phục đỉnh cao (Putaleng, Tả Liên Sơn, Bạch Mộc Lương Tử...), du lịch sinh thái gắn với thể thao mạo hiểm (khu du lịch Cầu kính Rồng Mây, cổng trời Ô Quý Hồ...).

 Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong hoạt động truyền thông, quản bá, xúc tiến điểm đến Lai Châu đến với du khách trong nước và quốc tế, đưa du lịch Lai Châu trở thành điểm đến mới được du khách yêu thích tại khu vực Tây Bắc nước (lượt khách đến với Lai Châu tăng trưởng đạt 15%/năm. Đổi mới công tác hướng dẫn, triển khai thực hiện từ văn bản quản lý, chỉ đạo sang cầm tay, chỉ việc sang đồng hành, sát cánh cùng các địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện, tư vấn, hỗ trợ chuyên môn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan tại địa phương: luân phiên tổ chức các hội thi, hội diễn tại các địa phương; triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 59/2021/NQ-HĐND, xây dựng sản phẩm du lịch....

Cùng với việc nâng cao chất lượng công tác quản lý, chuyên môn, ngành quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa đáp ứng yêu phát triển văn hoá trong tình hình mới: chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ quản lý, cán bộ, trong đó ưu tiên đối với đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, đảm bảo vững vàng về tư tưởng chính trị, tinh thông về nghiệp vụ, có năng lực quản lý, thực hiện nhiệm vụ. Tạo điều kiện để cán bộ làm công tác văn hoá, văn học, nghệ thuật học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Tính đến nay trên địa bàn toàn tỉnh, nguồn nhân lực làm công tác văn hóa có 507 người, trong đó: cấp tỉnh là 198 người, cấp huyện là 203 người, cấp xã là 106 người, giảm 3,7% so với năm 2014, trình độ chuyên môn sau đại học tăng 4,37%, đại học tăng 35,45% so với năm 2014; từ năm 2014 đến nay đã tuyển dụng 25 công chức, viên chức; cử đi đào tạo tạo, bồi dưỡng 1.067 lượt công chức, viên chức thuộc lĩnh vực văn hoá.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, đồng thời đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hoá, trong thời gian tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất một số giải pháp sau: Một là, bám sát định hướng của Trung ương, thực tiễn của tỉnh tiếp tục tham mưu, rà soát, đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực văn hoá, tạo điều kiện, cơ sở pháp lý, nguồn lực trong tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về văn hoá.

Hai là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hoá, nhất là đối với các vấn đề phát sinh, nổi cộm; tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hoá, nhất là tại cơ sở; mở rộng và phát triển các dịch vụ văn hóa, khai thác các giá trị bản sắc văn hóa để phát triển du lịch, dịch vụ. Đa dạng hóa các sản phẩm văn hóa gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.

Ba là, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của Nghị quyết số 33-NQ/TW trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước hiện nay, nhằm phát huy tinh thần, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người.

Bốn là, tập trung triển khai thực hiện, đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện xây dựng nếp sống văn minh, đời sống văn hóa; phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ nghệ nhân, già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín trong Nhân dân.

Năm là, tiếp tục khuyến khích sự sáng tạo của các nghệ sĩ, các nhà hoạt động văn hóa, các tầng lớp xã hội tham gia vào các hoạt động văn hóa, sáng tạo văn hóa. Tập trung vào chính sách xã hội hóa lĩnh vực văn hóa, tạo các cơ chế ưu đãi về đầu tư, thuế, đất đai thu hút nhà đầu tư; chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm văn hóa khi sản xuất và lưu thông trên thị trường.

Sáu là, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa; tiếp tục cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn hóa, nghệ thuật từ tỉnh đến cơ sở. Quan tâm bố trí kinh phí phục vụ sự nghiệp văn hóa, thể thao; đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động văn hóa. Ưu tiên dành quỹ đất các thiết chế văn hóa, khu vui chơi giải trí cho trẻ em, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân.

Bảy là, quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, giao lưu văn hóa, nghệ thuật, hoạt động thông tin đối ngoại giữa tỉnh Lai Châu với các tỉnh trong nước, các tỉnh của Trung Quốc, Lào.

Tám là, tăng cường công tác kiểm tra, khảo sát, nắm tình hình; tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt; kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện các phong trào văn hóa và xã hội hóa các hoạt động văn hóa.

H.T

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn
Bố trí dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đặc biệt khó khăn là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, vì vậy, huyện Tam Đường đang đẩy mạnh triển khai, thực hiện các dự án từ...
Vì sự nghiệp “trồng người”
19 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người” nơi vùng cao, từ lòng yêu nghề và năng lực chuyên môn vững, cô giáo Phùng Thuý Phương - giáo viên Trường Tiểu học và THCS Bản Hon (xã Bản Hon, huyện Tam...