Thứ hai, 07/10/2024, 21:47 [GMT+7]

Bài 2: Miền di sản Việt Bắc – Tinh hoa và bản sắc

Thứ sáu, 22/09/2023 - 23:04'
Không chỉ là vùng đất thiêng lưu giữ những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống quý báu, Việt Bắc còn được thiên nhiên ban tặng cảnh quan hùng vĩ, những giá trị văn hóa truyền thống được nhân dân các dân tộc Việt Bắc luôn gìn giữ và phát huy. Để giờ đây, “Hành trình qua những miền di sản Việt Bắc” đã tạo nên thương hiệu du lịch riêng có 6 địa phương – 1 điểm đến.

1

2

CAO BẰNG

Nhắc đến Cao Bằng chắc hẳn ai cũng nghĩ đến thác nước lớn thứ 4 trên thế giới – Thác Bản Giốc, top 10 thác nước kỳ vĩ nhất thế giới, được xem như một trong những vật phẩm vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng. Vườn quốc gia Phia Oắc, Phia Đén, danh thắng quốc gia Động Ngườm Ngao mang vẻ đẹp kỳ thú đến kinh ngạc, Công viên địa chất toàn cầu non nước Cao Bằng khiến cho du khách như lạc vào mê cung kỳ diệu.

3

BẮC KẠN

Nói đến Bắc Kạn là du khách nghĩ ngay đến Khu di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể, được mệnh danh là viên ngọc xanh của nhân loại. Đi thuyền dọc sông Năng, một vòng hồ Ba Bể, sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh đẹp nguyên sơ như những bức tranh thủy mặc. Hồ Ba Bể còn là 1 trong 20 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Cùng với UBND tỉnh Tuyên Quang, UBND tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp lập hồ sơ khoa học Khu di sản thiên nhiên Ba Bể (Bắc Kạn) - Na Hang (Tuyên Quang) trình UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới.

4

LẠNG SƠN

Lạng Sơn nổi tiếng với hình ảnh nàng Tô Thị bồng con chờ chồng tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam son sắt, thủy chung. Với hàng chục hang động kì ảo như động Tam Thanh, Nhị Thanh, hang Gió, động Tiên cùng với những di tích lịch sử gắn liền với những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm của dân tộc như Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, căn cứ cách mạng Bắc Sơn. Đặc biệt đỉnh Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía Đông, nằm ở độ cao 1.541m so với mặt nước biển với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm 15,60C đã trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch.  

5

THÁI NGUYÊN

Đến với “Thủ đô gió ngàn” Thái Nguyên, đi qua những rừng cọ, đồi chè xanh tốt là đến Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, thuộc quần thể di tích Việt Bắc. Nơi đây có Hồ Núi Cốc – nổi tiếng bởi nét đẹp thiên tạo tự bao năm nay và bởi cả sắc màu huyền thoại của truyền thuyết nàng Công – chàng Cốc, để thấy được sức mạnh dời non lấp biển, khai sơn, phá thạch và sức sáng tạo của con người là vô tận. Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng, thác Mưa Rơi, hồ Ghềnh Chè cũng là món quà thiên nhiên ban tặng cho Thái Nguyên.

6

TUYÊN QUANG

Được ví như “Hạ Long giữa đại ngàn”, Khu bảo tồn thiên nhiên danh thắng quốc gia đặc biệt Na Hang – Lâm Bình đã trở thành điểm đến không thể thiếu trong lịch trình du lịch Tuyên Quang. Phong cảnh hùng vĩ, nguyên sơ với hệ thống hang động, thác nước huyền ảo, những cánh rừng nguyên sinh đã trở thành điểm đến cho nhiều tín đồ đam mê xê dịch.

7

Du khách có thể lựa chọn nhiều hình thức du lịch trên lòng hồ như: Chèo thuyền Kayak, câu cá… Điểm nhấn trong du lịch nghỉ dưỡng của Tuyên Quang là nguồn suối khoáng nóng Mỹ Lâm với nhiệt độ trên 69oC được đánh giá có hàm lượng khoáng chất tốt nhất Vệt Nam. Đến đây du khách có thể an hưởng sự thư giãn, cân bằng mọi giác quan.

8

Hà Giang - mảnh đất địa đầu Tổ quốc với rất nhiều cảnh đẹp làm nao lòng người, tự hào và kiêu hãnh với cột cờ thiêng liêng của Tổ quốc trên đỉnh Lũng Cú khẳng định chủ quyền lãnh thổ và sự trường tồn của quốc gia dân tộc. Đó là cao nguyên đá Đồng Văn - công viên địa chất toàn cầu di sản thiên nhiên thế giới, Mã Pí Lèng - một trong tứ đại đỉnh đèo, Núi đôi Quản Bạ là một “tác phẩm nghệ thuật” khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hóa. 

9

10

Việt Bắc được biết đến là nơi sinh sống của trên 30 dân tộc anh em. Trải qua những thăng trầm của lịch sử và sự phát triển về mọi mặt của xã hội, đồng bào dân tộc 6 tỉnh Việt Bắc vẫn lưu giữ được giá trị bản sắc riêng. Từ hệ thống các lễ hội, nghi lễ đến trang phục, phục sức và các làn điệu dân ca, dân vũ dân gian.

Nếu ở Hà Giang nổi tiếng với lễ hội Cầu Tào dân tộc Mông, lễ hội Bàn Vương dân tộc Dao, chợ tình Khâu Vai “khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”, Lạng Sơn có lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ, lễ hội chùa Tam Thanh thì khi nhắc đến Tuyên Quang, có lẽ lễ hội ấn tượng và độc đáo nhất là Lễ hội Thành Tuyên. Lễ hội xuất hiện từ chính ước vọng của nhân dân. Do nhân dân làm chủ thể sáng tạo và cũng là người thụ hưởng. Lưu giữ, phát huy giá trị truyền thống kết hợp sự sáng tạo, khéo léo, người dân Tuyên Quang đã tạo ra hàng trăm mô hình Trung thu khổng lồ, rực rỡ.

11

Đặc biệt, tháng 6 - 2023, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công bố thêm nhiều di sản vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong các tỉnh Việt Bắc, Tuyên Quang có 4 di sản được công nhận gồm: “Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn” ở xã Hồng Quang (Lâm Bình); “Lễ hội đình Hồng Thái” ở xã Tân Trào (Sơn Dương); “Tri thức về cọn nước của người Tày” ở các xã Trung Hà, Hà Lang (Chiêm Hóa), xã Côn Lôn (Na Hang), xã Phúc Yên (Lâm Bình); “Tri thức và tập quán trồng lúa nước của người Tày” ở các xã Lăng Can, Hồng Quang, Khuôn Hà, Thượng Lâm, Phúc Yên (Lâm Bình). Tỉnh Bắc Kạn có “Hát ru của người Tày” ở xã Giáo Hiệu (Pác Nặm). Tỉnh Cao Bằng có “Nghề dệt thổ cẩm của người Tày” ở xã Ngọc Đào (Hà Quảng).

12

Cùng với đó là hệ thống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng đặc trưng, các làn điệu dân ca, dân vũ dân gian đặc sắc như: điệu Sình ca của người Cao Lan, lễ cấp sắc, điệu Páo Dung của người Dao, làn điệu Soọng Cô của người Sán Dìu… chứa đựng trong đó các giá trị lịch sử, nhân văn sâu sắc. Đặc biệt lối sống, nếp sinh hoạt văn hóa của con người Việt Bắc mộc mạc, chân thành đã trở thành nét đẹp vô cùng hấp dẫn du khách tìm hiểu.

13

Việt Bắc còn được thiên nhiên ưu đãi và ban tặng nhiều sản vật có giá trị như dẻ trùng Khánh (Cao Bằng); quýt, trám đen (Bắc Kạn); hồng Lạng Sơn, đào Mẫu Sơn, na Chi Lăng (Lạng Sơn); chè Tân Cương (Thái Nguyên); mận và lê Hoàng Su Phì (Hà Giang)… mang hương vị núi rừng tự nhiên. Với những phong vị ẩm thực độc đáo, thể hiện tập quán, lối sống của người vùng cao như bánh khảo (Cao Bằng); tôm chua Ba Bể (Bắc Kạn); lợn quay (Lạng Sơn); bánh chưng Bờ Đậu (Thái Nguyên); bánh gai Chiêm Hóa, rượu ngô Na Hang (Tuyên Quang); thắng cố, cháo ấu tẩu (Hà Giang)… đã thực sự gây thương nhớ với những ai đã từng một lần được thưởng thức.

14

Trong tổng số 128 di tích quốc gia đặc biệt trong toàn quốc thì Việt Bắc đã đóng góp nhiều di tích, tiêu biểu như: Pác Bó (Cao Bằng); Khu di tích Tân Trào, Khu di tích lịch sử Kim Bình, Danh thắng Na Hang - Lâm Bình (Tuyên Quang); ATK Định Hóa (Thái Nguyên); Danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể (Bắc Kạn)... Trong 22 di sản của Việt Nam được UNESCO vinh danh, Việt Bắc cũng là khu vực có nhiều di sản được công nhận, như: công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang); Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam... Tất cả làm nên một miền di sản phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc, là tiềm năng thế mạnh để các địa phương phát triển kinh tế du lịch với nhiều loại hình phong phú. 

15

Theo Báo Tuyên Quang

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn
Bố trí dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đặc biệt khó khăn là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, vì vậy, huyện Tam Đường đang đẩy mạnh triển khai, thực hiện các dự án từ...
Vì sự nghiệp “trồng người”
19 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người” nơi vùng cao, từ lòng yêu nghề và năng lực chuyên môn vững, cô giáo Phùng Thuý Phương - giáo viên Trường Tiểu học và THCS Bản Hon (xã Bản Hon, huyện Tam...