Thứ hai, 07/07/2025 - 16:56
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Biên Phòng
    • Công An
    • Quân Sự
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • E-magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Thành phố Lai Châu
    • Huyện Nậm Nhùn
    • Huyện Phong Thổ
    • Huyện Sìn Hồ
    • Huyện Than Uyên
    • Huyện Tân Uyên
    • Huyện Tam Đường
    • Huyện Mường Tè
    • Xem thêm...
Văn hóa
Du lịch
Tình yêu với xòe Tây Bắc
Cập nhật, Thứ bảy, ngày 18/03/2023 - 06:00/MẠNH HÀO VÀ LÊ LAN/https://nhandan.vn
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ hai, 12/06/2023 10:29
Chia sẻ qua Email
lc-icon - Quãng đường di chuyển hơn 200km từ thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu đến thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên dường như gần hơn khi anh lái xe bật cho chúng tôi nghe những bài hát về vùng Tây Bắc trong suốt hành trình. Cũng phải, vì lên Tây Bắc, nếu chưa được xem xòe thì còn gì tuyệt hơn là được nghe những điệu dân ca Thái.

Các thành viên của đội văn nghệ bản Hồng Lếch Cang, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên biểu diễn xòe Thái. (Ảnh ĐĂNG KHOA)

Các thành viên của đội văn nghệ bản Hồng Lếch Cang, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên biểu diễn xòe Thái. (Ảnh ĐĂNG KHOA)

Và chúng tôi càng trở nên háo hức với chuyến đi tới bản Hồng Lếch Cang, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, nơi tất cả cùng có dịp thưởng thức những nét đặc trưng của một Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Yêu từ chiếc áo cóm đến câu hát, điệu múa

Chỉ cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 11km, nhưng con đường vào bản Hồng Lếch Cang khá khó đi. Hôm chúng tôi đến, trời không mưa nhưng chính vì khô ráo, cho nên tuyến đường đang thi công mở rộng càng trở nên bụi và xóc. Sự vất vả, cực nhọc của việc di chuyển chỉ dừng lại khi xe đưa chúng tôi đến nhà văn hóa bản.

Trên sân của nhà văn hóa, chín cô gái Thái uyển chuyển trong trang phục truyền thống, đầu đội khăn piêu thêu hoa văn nhiều mầu sắc rực rỡ, vai đeo ếp (vật dụng mang theo khi lao động) với những nụ cười rạng rỡ đang thể hiện các động tác múa mô tả sinh hoạt thường ngày như bắt cá, gieo hạt, trồng cây hay tắm suối. Trong ánh nắng chiều chiếu xiên qua từng chiếc cột nhà sàn, giữa bốn bề cây xanh và không gian yên tĩnh chỉ có tiếng chim hót, như thể đây đang là một bộ phim chiếu chậm chứ không phải là một buổi tập của đội văn nghệ bản Hồng Lếch Cang.

Và ở đấy, một lần nữa chúng tôi được nghe lại bài hát Điện Biên vui mùa xuân mới qua thể hiện của Nghệ sĩ Ưu tú Hồng Liên mà anh lái xe đã bật trên quãng đường di chuyển từ thành phố Lai Châu đến thành phố Điện Biên Phủ từ tối hôm trước. Lời ca rộn ràng theo giai điệu dân ca Thái, mang nhiều cảm xúc về con người Điện Biên và không khí vui xuân giữa mùa hoa ban thật không thể thích hợp hơn. Có lẽ vì thế mà những động tác múa của các cô gái bản Hồng Lếch Cang càng lúc càng nhịp nhàng, uyển chuyển, làm say đắm và mê hoặc chúng tôi.

Sau điệu múa, chị Vì Thị Đỉnh, đội trưởng đội văn nghệ bản Hồng Lếch Cang cất cao tiếng mời gọi: Không xòe, cây ngô không ra bắp/ Không xòe, cây lúa không trổ bông/ Không xòe, trai gái không thành đôi, mời quý vị khách quý chúng ta hãy cùng ra sân tay nắm tay trong vòng xòe thân ái.

Vừa xem điệu xòe với các động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển và linh hoạt. Nghệ nhân Tòng Trung Chiến, người gắn bó với đội văn nghệ bản Hồng Lếch Cang từ năm 2007 và hiện là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn hóa Thái tỉnh Điện Biên vừa giải thích cho chúng tôi, đó là điệu “khắm khen”, nghĩa là nắm tay cùng xòe. Đây là điệu xòe cơ bản trong nghệ thuật dân vũ của dân tộc Thái, được hình thành trong quá trình lao động từ thuở sơ khai. Khi săn được con thú, mỗi khi có niềm vui trong gia đình, cộng đồng mọi người nắm tay nhau nhảy quanh đống lửa.

Đây cũng là những động tác cơ bản đầu tiên làm tiền đề để phát triển thành những điệu xòe tiếp theo và thành những tác phẩm múa dân gian đặc sắc. Ngoài ra, điệu xòe có ý nghĩa thể hiện sự gắn kết cộng đồng mỗi khi có niềm vui cùng nhau nhảy múa và khi gặp khó khăn hoạn nạn, cộng đồng vẫn nắm chặt tay nhau cùng chung sức vượt qua.

Khi tất cả thành viên của đội văn nghệ bản Hồng Lếch Cang trở vào dưới chân nhà sàn, chị Vì Thị Đỉnh cho biết thêm, xòe Thái có xòe vòng, xòe nghi lễ, xòe trình diễn, với sáu điệu cơ bản là khắm khăn mơi lẩu (nâng khăn mời rượu), phá xí (bổ bốn), đổn hôn (tiến lùi), nhôm khăn (tung khăn), ỏm lọm tốp mư (vòng tròn vỗ tay), ỏm lọm khắm khăn (nắm tay vòng tròn).

Xuất phát từ sáu điệu xòe cơ bản, đến nay đồng bào Thái ở Tây Bắc nói chung, tỉnh Điện Biên nói riêng đã phát triển thành 36 điệu xòe. Tuy nhiên, điệu “khắm khăn” mang tính phổ cập bởi già trẻ, gái trai, không phân biệt tuổi tác đều múa được và điệu xòe này phù hợp trong mọi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng.

Mặc dù vậy, ý nghĩ xòe luôn gắn với sinh hoạt và văn hóa Thái không có nghĩa là người dân tộc Thái không nỗ lực bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị nghệ thuật. Việc đội văn nghệ bản Hồng Lếch Cang thành lập năm 2002 cũng nhằm mục đích đó, khi bản thân Vì Thị Đỉnh và nhiều chị em khác trong bản đều ý thức được rằng, nếu họ yêu văn hóa, văn nghệ của cộng đồng, họ nên ý thức và có trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Thái, trong đó có xòe, để lớp trẻ biết đến xòe, các điệu múa cổ và rộng hơn là các loại hình văn hóa dân gian của người Thái.

Thật đáng ngưỡng mộ và khâm phục bởi năm 2002, Vì Thị Đỉnh chỉ mới 24 tuổi và phải 20 năm sau, xòe Thái mới được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, vậy mà ở thời điểm đó, cô gái trẻ này đã hiểu được tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc và của xòe. Có thể thấy, Vì Thị Đỉnh đã ý thức được việc làm sao để gìn giữ, biểu diễn, mang điệu múa, điệu hát đến với mọi người, để tất cả biết tới xòe và văn hóa của người Thái.

Nhớ lại những ngày đầu tiên đấy, giọng Vì Thị Đỉnh không khỏi nghẹn ngào, xúc động. Bởi cuộc sống khi đó còn nhiều khó khăn, các chị vừa phải tuyên truyền cho người dân trong bản, vừa phải động viên nhau sau những ngày làm việc mệt nhọc, để tất cả có thể tập trung và tập luyện vào buổi tối. Những lúc đấy, chính nhờ sự quan tâm của lãnh đạo ngành văn hóa địa phương đã giúp họ có thêm động lực và quyết tâm.

Vì Thị Đỉnh tâm sự: Đời chị, thế hệ chị nếu không làm thì thế hệ sau sẽ không biết văn hóa dân tộc và mọi thứ sẽ dần mai một. Liệu khi đó họ có còn tự xem mình là người Thái hay không. Bản thân chị lúc trước đi học còn không thích mặc cóm, trước khi chị hiểu rằng, đây là trang phục truyền thống của dân tộc mình và giờ, chị mặc cóm cả ngày cũng không thấy khó chịu khi chị yêu và quý trọng nét văn hóa này.

Cũng giống như dân ca Thái, trước kia, Vì Thị Đỉnh nghe những bài dân ca Thái mà không hiểu gì nhưng từ lúc tham gia đội văn nghệ, được tập huấn, chị dần hiểu rõ bản sắc văn hóa mỗi dân tộc, mỗi vùng miền và thêm yêu, thêm quyết tâm gìn giữ, bảo tồn văn hóa của dân tộc Thái.

Thật may là bản Hồng Lếch Cang không chỉ có một Vì Thị Đỉnh.

Nỗ lực của cả cộng đồng

Thực tế, sự tồn tại của đội văn nghệ bản Hồng Lếch Cang trong hơn 20 năm qua là một điều đáng trân trọng, khi thế hệ này đều nỗ lực trao truyền văn hóa dân tộc Thái cho thế hệ sau. Từ những người gắn bó ban đầu với đội như Vì Thị Đỉnh, Vì Thị Bình… đến những người trẻ sinh năm 1992 như Lường Thị Thương. Thậm chí, Vì Thị Bình tham gia đội văn nghệ bản Hồng Lếch Cang từ những ngày đầu dù con mới sinh được mấy tháng, cuộc sống nhiều khó khăn và như chị tâm sự, nếu không có sự ủng hộ, giúp đỡ của chồng và gia đình nhà chồng, chị không thể gắn bó với đội hơn 20 năm qua.

Đáng nói là đội văn nghệ bản Hồng Lếch Cang hoạt động qua từng đó năm mà không có kinh phí cố định, tất cả đều là xã hội hóa, như việc cả bản góp tiền mua cho mỗi thành viên một bộ trang phục và một ếp, nhưng họ vẫn cố gắng duy trì đều số lượng thành viên và tinh thần, ý thức luyện tập.

Tuy vậy, chúng tôi vẫn tự hỏi, nếu không có tình yêu và đam mê với văn hóa dân tộc mình, với xòe, với dân ca Thái, làm sao họ có thể duy trì hoạt động của đội văn nghệ trước sức ép của cuộc sống, trước những thay đổi chóng mặt của xã hội. Ban đầu, đội văn nghệ bản Hồng Lếch Cang còn có sáu thành viên là nam, nhưng do thu nhập không ổn định, tất cả đã rút lui để tập trung làm kinh tế hỗ trợ gia đình.

Và như Vì Thị Đỉnh chia sẻ, ngoài khó khăn về kinh phí còn là khó khăn về thời gian. Bản Hồng Lếch Cang có 84 hộ, nhưng chia thành ba cụm, công việc chủ yếu của họ vẫn là ra đồng, lên rừng, ban ngày đi làm, chỉ có buổi tối là rảnh rỗi để tập luyện. Để giữ nếp sinh hoạt của đội, tất cả đều phải sắp xếp việc nhà, phải được gia đình đồng thuận. Riêng Vì Thị Đỉnh với vai trò là đội trưởng còn phải vận động, g iải thích, phân tích để mọi người trong bản hiểu rõ trách nhiệm gìn giữ bản sắc văn hóa bởi ai cũng mải đi làm kinh tế thì ai giữ gìn, ai lan tỏa văn hóa đến cộng đồng.

Nói thế nhưng đến nay đội văn nghệ bản Hồng Lếch Cang cũng chỉ có 10 thành viên. Một phần vì lớp trẻ đều muốn đi làm ăn xa, một phần vì các thành viên hiện tại suy nghĩ đơn giản rằng, nếu thiếu người này có thể gọi người khác thay thế và họ không nhất thiết phải sinh hoạt thường xuyên cùng với đội. Chợt nhớ một chuyên viên làm ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La nói với chúng tôi rằng, mọi cô gái Thái sinh ra đều đã xòe cùng với mẹ của mình từ trong bụng, chúng tôi đã hiểu được vì sao xòe nói riêng và văn hóa Thái lại có sức sống mãnh liệt đến vậy.

Tuy nhiên, để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật xòe Thái, không chỉ Điện Biên mà các tỉnh Tây Bắc đều rất cần sự quan tâm của các cấp, ngành. Khó khăn lớn nhất vẫn là kinh phí hoạt động, để các câu lạc bộ, các đội văn nghệ có thể mua sắm trang phục, trang thiết bị, đạo cụ, và mời các nghệ nhân truyền dạy, cũng như chi phí di chuyển do địa bàn xa xôi.

Trở ngại là thế, nhưng từ khi biết tỉnh Yên Bái bắt đầu làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận xòe Thái, tỉnh Điện Biên cũng ngay lập tức tổ chức tập huấn, truyền dạy xòe truyền thống và xòe cổ. Theo nghệ nhân Tòng Trung Chiến, ngoài các văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, những tài liệu về xòe mà họ có được đều dựa trên ghi chép, kinh nghiệm từ các cụ già. Tất cả là tiền đề cho việc lưu giữ, bảo tồn sau này hay nhằm phục vụ cho những lần họ xuống cơ sở triển khai hoạt động tập huấn và truyền dạy.

Ngoài ra, với tư cách Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn hóa Thái, bản thân nghệ nhân Tòng Trung Chiến rất vui mừng và tự hào khi loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc nhất của dân tộc Thái được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nghĩa là xòe Thái không chỉ là tài sản của dân tộc Thái mà còn là của nhân loại và điều này càng thúc giục những người như ông cần phải gìn giữ, phát huy giá trị nghệ thuật xòe Thái.

Và đó cũng là lý do để người nghệ nhân sinh năm 1959 ấp ủ ý tưởng xây dựng một câu lạc bộ chuyên sâu, bảo tồn xòe Thái. Cuối tháng 12/2022, Câu lạc bộ bảo tồn xòe Thái ra mắt với sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh và đặc biệt là sự ủng hộ của cộng đồng dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu của Câu lạc bộ bảo tồn xòe Thái là tổ chức các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, phát huy, quảng bá nghệ thuật xòe Thái; truyền dạy cho thế hệ trẻ học tập và tham gia, trước mắt tập trung ở thành phố Điện Biên Phủ, lòng chảo Điện Biên rồi sau đó nhân rộng tới các huyện, chủ thể di sản văn hóa Thái như thành lập các câu lạc bộ ở các huyện nhằm truyền dạy loại hình nghệ thuật này tới học sinh từ cấp tiểu học trở lên.

Rời Hồng Lếch Cang với niềm vui và hy vọng rất lớn vào những người như nghệ nhân Tòng Trung Chiến, những cô gái như Vì Thị Đỉnh, Vì Thị Bình… chúng tôi như thấy được “vòng xòe quay mãi, quay mãi không ngừng” như trong bài thơ Đêm hội xòe của tác giả Lương Văn Tộ, khi: Tiếng trống, tiếng cồng vang giục giã/ Như chắp cánh niềm vui bay cao/ Cả “Khuống” mường bỗng dưng nghiêng ngả/Với vòng xòe nhún nhẩy say sưa/Đôi chân thon thon quen theo lối nương/Đôi chân bè đạp mòn lối ruộng/Quyện bên nhau rập rình/“Khắm xéo” quàng trên áo cóm/Tất cả rung lên, cả rừng hoa chao đảo/Cái dùi gỗ băm trên mặt trống/Rền như giông, như sấm...

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

Giữ lấy hồn Việt

Giữ lấy hồn Việt

Mật của rừng

Lai Châu sắp xếp lại bộ máy: Khi người dân và chính quyền cùng đồng hành đổi mới

Kỳ 3: Dân chủ, công tâm trong sắp xếp cán bộ sau sáp nhập

Kỳ 2: Ý Đảng – thuận lòng dân

Có thể bạn quan tâm
Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2025

Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2025

Báo Lai Châu - “Người kể chuyện” văn hoá trong thời kỳ mới

Báo Lai Châu - “Người kể chuyện” văn hoá trong thời kỳ mới

Nậm Hàng xây dựng đời sống văn hóa

Nậm Hàng xây dựng đời sống văn hóa

Giữ gìn nét đẹp văn hoá từ những điều giản dị

Giữ gìn nét đẹp văn hoá từ những điều giản dị

Kỳ 3: Đoàn kết giữ gìn “hồn cốt” văn hóa, chắp cánh du lịch Lai Châu bay cao

Kỳ 3: Đoàn kết giữ gìn “hồn cốt” văn hóa, chắp cánh du lịch Lai Châu bay cao

Du lịch nâng tầm, nông nghiệp nâng chất

Du lịch nâng tầm, nông nghiệp nâng chất

Thúc đẩy tăng trưởng du lịch hai con số

Thúc đẩy tăng trưởng du lịch hai con số

Hội thi hái chè, sao chè tại xã Phúc Khoa

Hội thi hái chè, sao chè tại xã Phúc Khoa

Tin cùng chuyên mục
Biển Cửa Lò – Quyến rũ mùa du lịch
Biển Cửa Lò – Quyến rũ mùa du lịch
Du lịch
31/05/2025 21:27
Biển Cửa Lò (thành phố Vinh, Nghệ An) – viên ngọc xanh của Bắc Trung Bộ, nổi tiếng với bãi cát mịn trải dài, làn nước trong veo ôm lấy những con sóng vỗ về suốt 4 mùa. Nơi đây luôn là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn hòa mình vào thiên nhiên và tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn khi về với xứ Nghệ.
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn của xứ Thanh
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn của xứ Thanh
Văn hóa
31/05/2025 21:01
Với bề dày lịch sử, văn hóa và vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, những năm trở lại đây, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh dần khẳng định vị thế là một trong những điểm đến văn hóa - tâm linh hấp dẫn bậc nhất xứ Thanh. Nằm cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây, thuộc xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh là điểm đến không thể bỏ qua nếu du khách muốn tìm hiểu về triều đại hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.
Chương trình “Dạ hội Thanh niên”
Chương trình “Dạ hội Thanh niên”
Văn hóa
31/05/2025 07:00
Tối 30/5, tại quân cảng Vùng 3 Hải quân, thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Chương trình “Dạ hội Thanh niên” với chủ đề “Vững bước niềm tin theo Đảng”. Chương tình nhằm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 3 Hải quân lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Du lịch Hải Dương trên đà khởi sắc
Du lịch Hải Dương trên đà khởi sắc
Du lịch
30/05/2025 21:01
Với phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, nhiều khu danh thắng nổi tiếng của miền Đông Bắc gắn liền với những truyền thuyết, những nhân vật lịch sử nổi tiếng, huyền thoại, tỉnh Hải Dương đã khai thác tiềm năng, thế mạnh đó để phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy di sản văn hoá. Nhờ đó, lượng khách du lịch tới Hải Dương ngày một đông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Sầm Sơn điểm đến hấp dẫn mùa hè
Sầm Sơn điểm đến hấp dẫn mùa hè
Du lịch
30/05/2025 11:05
Thành phố Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hóa 15km về phía Đông và cách Hà Nội 170km. Nơi đây có bãi biển Sầm Sơn chạy dài gần 6km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bãi cát thoai thoải, sóng êm và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khỏe con người. Tận dụng lợi thế đó, những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư nhiều dự án quy mô hướng tới xây dựng Sầm Sơn là một trong những trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc
Hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc
Du lịch
30/05/2025 10:38
Những năm gần đây, ngành Du lịch Điện Biên đang từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc. Tiếp nối thành công Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024, sau một tháng bước vào mùa du lịch năm 2025, Điện Biên tiếp tục khẳng định là điểm đến không thể bỏ qua với nhiều du khách.
Côn Sơn - Kiếp Bạc: Nơi hội tụ tinh hoa đất trời nổi tiếng Hải Dương
Côn Sơn - Kiếp Bạc: Nơi hội tụ tinh hoa đất trời nổi tiếng Hải Dương
Văn hóa
30/05/2025 09:51
Côn Sơn – Kiếp Bạc thuộc địa bàn thành phố Chí Linh (Hải Dương) là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc. Năm 2012 Côn Sơn – Kiếp Bạc được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt và là quần thể di tích lịch sử – văn hóa đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Mỗi du khách tới đây đều có thể tìm thấy những giá trị níu giữ tâm hồn từ truyền thống mạch nguồn dân tộc đến phong cảnh hữu tình.
Lan tỏa nét đẹp trong cộng đồng
Lan tỏa nét đẹp trong cộng đồng
Văn hóa
29/05/2025 15:41
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Nậm Cha (huyện Sìn Hồ) triển khai nhiều cách làm phù hợp với thực tiễn, duy trì bản sắc văn hoá truyền thống, phát huy tinh thần đoàn kết xây dựng bản làng ngày càng khởi sắc.
Mường So giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái
Mường So giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái
Văn hóa
29/05/2025 10:48
Là cái nôi của đồng bào dân tộc Thái trắng, những năm qua người dân xã Mường So (huyện Phong Thổ) không ngừng bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thu hút đông đảo du khách gần xa đến tìm hiểu, khám phá.
Khánh thành công trình “Nhà Văn hóa cộng đồng dân tộc Cống”
Khánh thành công trình “Nhà Văn hóa cộng đồng dân tộc Cống”
Văn hóa
28/05/2025 14:14
Sáng 28/5, Tỉnh đoàn Lai Châu phối hợp với UBND huyện Nậm Nhùn tổ chức Lễ khánh thành công trình “Nhà Văn hóa cộng đồng dân tộc Cống” tại bản Táng Ngá (xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn).
Những “ngọn lửa không tắt”
Những “ngọn lửa không tắt”
Văn hóa
27/05/2025 16:10
Dù đã ở vào độ tuổi xưa nay hiếm. Nhưng nhiều văn nghệ sỹ vẫn miệt mài sáng tác dâng hiến cho đời những tác phẩm bất hủ. Ngọn lửa đam mê trong họ chưa bao giờ lụi tắt, ngược lại, càng cháy âm ỉ, bền bỉ như một bản nhạc không lời mang tên “cống hiến”.
Khai mạc Liên hoan phim Ấn Độ tại tỉnh Lai Châu
Khai mạc Liên hoan phim Ấn Độ tại tỉnh Lai Châu
Văn hóa
24/05/2025 13:19
Ngày 23/5, tỉnh Lai Châu phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội tổ chức khai mạc Liên phim hoan Ấn Độ tại tỉnh Lai Châu.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 3020 ngày 07/07/2025
Báo Lai Châu Số 3019 ngày 04/07/2025
Báo Lai Châu Số 3018 ngày 03/07/2025
Báo Lai Châu Số 3017 ngày 02/07/2025
Báo Lai Châu Số 3016 ngày 30/06/2025
Báo Lai Châu Số 3015 ngày 27/06/2025
Báo Lai Châu Số 3014 ngày 26/06/2025
Báo Lai Châu Số 3013 ngày 25/06/2025
Báo Lai Châu Số 3012 ngày 23/06/2025
Báo Lai Châu Số 3011 ngày 20/06/2025
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo Lai Châu.
Quyền Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Hà - Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên - Nguyễn Ngọc Truyền - Trần Văn Dũng
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: 43A Nguyễn Chí Thanh - phường Tân Phong - tỉnh Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.