Thứ năm, 10/07/2025 - 12:08
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Biên Phòng
    • Công An
    • Quân Sự
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • E-magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Thành phố Lai Châu
    • Huyện Nậm Nhùn
    • Huyện Phong Thổ
    • Huyện Sìn Hồ
    • Huyện Than Uyên
    • Huyện Tân Uyên
    • Huyện Tam Đường
    • Huyện Mường Tè
    • Xem thêm...
Văn hóa
Để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới
Cập nhật 06:00, 24/11/2021/PGS.TS Đào Duy Quát - Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương/dangcongsan.vn
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ tư, 24/11/2021 09:45
Chia sẻ qua Email
lc-icon - Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thành tựu tư duy lý luận của Đảng ta về văn hóa: Vị trí vai trò của văn hóa;  phương hướng mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ mới, được thể hiện tập trung trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, và Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI. Hai nghị quyết rất quan trọng và đặc sắc này có ý nghĩa như một cương lĩnh văn hóa của Đảng ta trong thời kỳ mới – Thời kỳ đổi mới toàn diện và đồng bộ đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Để văn hóa thực sự trở thành động lực phát triển bền vững

Giá trị và tầm cao lý luận của hai nghị quyết này kết tinh trong hệ thống các quan điểm sau:

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội là mục tiêu, là động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ, mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung. Nền văn hóa thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam với các đặc trưng: Dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

- Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: Yêu nước, nhân ái nghĩa tình, trung thực đoàn kết, cần cù sáng tạo.

- Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.

- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Hơn hai mươi năm thực hiện các nghị quyết có giá trị như cương lĩnh này, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần tạo nên những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của nước ta qua 35 năm đổi mới.

Tuy nhiên, những thành tựu trên lĩnh vực văn hóa thời gian qua chưa tương xứng với các thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Đáng chú ý là thành tựu trên lĩnh vực văn hóa chưa đủ để tác động có hiệu quả đến xây dựng con người và môi trường văn hóa. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong Đảng, trong xã hội cũng như tệ nạn xã hội và tội phạm vẫn đang có chiều hướng gia tăng. Môi trường văn hóa xã hội tiếp tục bị ô nhiễm bởi sự gia tăng cả tính chất và quy mô của các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực. Những sự sa sút đáng lo ngại này làm cho “Văn hóa trên thực tế chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước ta”. Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ một số nguyên nhân của thực trạng trên, trong đó nêu bật hai nguyên nhân chủ yếu sau:

- Văn hóa chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế, chính trị, nhận thức vai trò của văn hóa trong việc xây dựng con người chưa được đúng tầm, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa còn nhiều lúng túng, hạn chế, yếu kém.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng phát triển con người toàn diện và xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam như xác định của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII gồm các lĩnh vực sau: Tư tưởng chính trị đạo đức lối sống, cốt lõi là hệ tư tưởng, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật, báo chí truyền thông, di sản văn hóa, tính tích cực trong văn hóa tôn giáo tín ngưỡng, giao lưu văn hóa, thể chế thiết chế văn hóa còn nhiều hạn chế, lúng túng, nhất là chậm trễ trong thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về văn hóa (thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị khóa X, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI). Đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải và hiệu quả chưa cao. Đáng chú ý là chưa xác định rõ và tổ chức trong thực tiễn khâu đột phá nào trong xây dựng con người và môi trường văn hóa.

Do đó khát vọng “chấn hưng văn hóa”, để văn hóa thực sự trở thành động lực, thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tập trung lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt “căn bệnh khó chữa, kéo dài nhiều nhiệm kỳ của nhiều cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đối với văn hóa” làm cho phát triển văn hóa - phát triển nền tảng tinh thần của xã hội không tương xứng với phát triển kinh tế. Để điều trị có hiệu quả “căn bệnh” khó chữa này phải kết hợp chặt công tác tư tưởng với công tác tổ chức, kết hợp chặt chẽ biện pháp tư tưởng với biện pháp tổ chức. Do đó phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các binh chủng công tác tư tưởng để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao nhận thức tư tưởng đối với vị trí vai trò của xây dựng và phát triển văn hóa con người trong thời kỳ mới, phải gắn liền với tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức lĩnh vực này, lãnh đạo chỉ đạo chưa quyết liệt việc cụ thể hóa, thể chế hóa nghị quyết còn chậm, thiếu đồng bộ và trong một số trường hợp thiếu khả thi. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa chậm được đổi mới, có lúc có nơi bị xem nhẹ, thậm chí buông lỏng kỷ luật, kỷ cương không nghiêm. Đầu tư cho lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng và còn dàn trải. Chưa nắm bắt kịp thời những vấn đề mới về văn hóa để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả. Chưa quan tâm đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp. Rất cần phải làm rõ trách nhiệm cụ thể đối với những yếu kém trong thực hiện 6 nhiệm vụ của chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đó là:

- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

- Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế.

- Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động văn hóa.

- Phát triển công nghiệp văn hóa đi đối với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa.

- Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Chỉ có thể nâng cao nhận thức, vị trí vai trò và trách nhiệm đối với chiến lược xây dựng phát triển văn hóa con người trong thời kỳ mới bằng con đường tiến hành tổng kết sâu sắc thực tiễn 5 năm việc quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI, trên cơ sở đánh giá đúng việc quán triệt 5 quan điểm trong thực hiện 4 giải pháp, 6 nhiệm vụ, rút ra những bài học kinh nghiệm và quy rõ trách nhiệm của từng tập thể và cá nhân đối với những yếu kém bất cập trong thực tiễn, chắc chắn sẽ tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và trách nhiệm lãnh đạo chỉ đạo nhiệm vụ chiến lược xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc - nhiệm vụ quan trọng suốt cả thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Gợi mở một số định hướng đột phá quan trọng

Vấn đề quan trọng là khi triển khai thực hiện đường lối xây dựng và phát triển văn hóa con người trong Nghị quyết Đại hội XIII, thực hiện chiến lược văn hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cần xác định cho đúng một số khâu đột phá. Xin phép được gợi mở một số định hướng đột phá sau.

 Trước hết, văn hóa theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII quan hệ trực tiếp với một số ngành và lĩnh vực sau: Giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật, báo chí truyền thông, di sản văn hóa (cả vật thể và phi vật thể), văn hóa tôn giáo, văn hóa các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, thể chế thiết chế văn hóa. Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cho nên cần lập Ban Chỉ đạo Quốc gia hoặc Ban Chỉ đạo Trung ương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Nếu Ban Chỉ đạo Trung ương thì đồng chí Tổng Bí thư hoặc Thường trực Ban Bí thư là Trưởng Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo Quốc gia do đồng chí Chủ tịch nước làm Trưởng Ban Chỉ đạo; thành viên Ban chỉ đạo có Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch là ủy viên thường trực, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội, Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội, lãnh đạo Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

- Hướng đột phá thứ nhất: Đột phá xây dựng một số môi trường văn hóa trên cơ sở sớm hình thành hệ giá trị văn hóa quốc gia và hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam. Chỉ đạo đột phá vào khâu xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan Nhà nước và hệ thống chính trị. Đột phá xây dựng môi trường văn hóa học đường để môi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống. Đột phá xây dựng môi trường văn hóa trong các doanh nghiệp – để văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân thực sự là sức mạnh nội sinh cho các doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.

- Hướng đột phá thứ hai: Trong nhiệm kỳ này cơ bản hoàn thành việc thể chế hóa nghị quyết Đại hội XIII về văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ để tạo hành lang pháp lý và loại bỏ được các rào cản nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong quá trình thể chế hóa rất coi trọng ban hành luật về tự do sáng tạo trong khoa học và văn hóa, văn học nghệ thuật.

- Hướng đột phá thứ ba: Tập trung lãnh đạo để công nghiệp văn hóa Việt Nam có bước phát triển đột phá gắn với việc phát triển và hoàn thiện thị trường văn hóa nhằm khai thác và phát huy mạnh mẽ những tiềm năng và giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam gắn với công nghệ hiện đại thành các sản phẩm văn hóa có chất lượng cao, thông qua thị trường văn hóa mở rộng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của toàn dân, mở rộng quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

- Hướng đột phá thứ tư: Đột phá vào khâu phát hiện, đào tạo bồi dưỡng và phát huy các tài năng văn hóa của đất nước.

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

Giữ lấy hồn Việt

Giữ lấy hồn Việt

Mật của rừng

Lai Châu sắp xếp lại bộ máy: Khi người dân và chính quyền cùng đồng hành đổi mới

Kỳ 3: Dân chủ, công tâm trong sắp xếp cán bộ sau sáp nhập

Kỳ 2: Ý Đảng – thuận lòng dân

Có thể bạn quan tâm
Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2025

Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2025

Báo Lai Châu - “Người kể chuyện” văn hoá trong thời kỳ mới

Báo Lai Châu - “Người kể chuyện” văn hoá trong thời kỳ mới

Nậm Hàng xây dựng đời sống văn hóa

Nậm Hàng xây dựng đời sống văn hóa

Giữ gìn nét đẹp văn hoá từ những điều giản dị

Giữ gìn nét đẹp văn hoá từ những điều giản dị

Kỳ 3: Đoàn kết giữ gìn “hồn cốt” văn hóa, chắp cánh du lịch Lai Châu bay cao

Kỳ 3: Đoàn kết giữ gìn “hồn cốt” văn hóa, chắp cánh du lịch Lai Châu bay cao

Du lịch nâng tầm, nông nghiệp nâng chất

Du lịch nâng tầm, nông nghiệp nâng chất

Thúc đẩy tăng trưởng du lịch hai con số

Thúc đẩy tăng trưởng du lịch hai con số

Hội thi hái chè, sao chè tại xã Phúc Khoa

Hội thi hái chè, sao chè tại xã Phúc Khoa

Tin cùng chuyên mục
Biển Cửa Lò – Quyến rũ mùa du lịch
Biển Cửa Lò – Quyến rũ mùa du lịch
Du lịch
31/05/2025 21:27
Biển Cửa Lò (thành phố Vinh, Nghệ An) – viên ngọc xanh của Bắc Trung Bộ, nổi tiếng với bãi cát mịn trải dài, làn nước trong veo ôm lấy những con sóng vỗ về suốt 4 mùa. Nơi đây luôn là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn hòa mình vào thiên nhiên và tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn khi về với xứ Nghệ.
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn của xứ Thanh
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn của xứ Thanh
Văn hóa
31/05/2025 21:01
Với bề dày lịch sử, văn hóa và vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, những năm trở lại đây, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh dần khẳng định vị thế là một trong những điểm đến văn hóa - tâm linh hấp dẫn bậc nhất xứ Thanh. Nằm cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây, thuộc xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh là điểm đến không thể bỏ qua nếu du khách muốn tìm hiểu về triều đại hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.
Chương trình “Dạ hội Thanh niên”
Chương trình “Dạ hội Thanh niên”
Văn hóa
31/05/2025 07:00
Tối 30/5, tại quân cảng Vùng 3 Hải quân, thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Chương trình “Dạ hội Thanh niên” với chủ đề “Vững bước niềm tin theo Đảng”. Chương tình nhằm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 3 Hải quân lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Du lịch Hải Dương trên đà khởi sắc
Du lịch Hải Dương trên đà khởi sắc
Du lịch
30/05/2025 21:01
Với phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, nhiều khu danh thắng nổi tiếng của miền Đông Bắc gắn liền với những truyền thuyết, những nhân vật lịch sử nổi tiếng, huyền thoại, tỉnh Hải Dương đã khai thác tiềm năng, thế mạnh đó để phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy di sản văn hoá. Nhờ đó, lượng khách du lịch tới Hải Dương ngày một đông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Sầm Sơn điểm đến hấp dẫn mùa hè
Sầm Sơn điểm đến hấp dẫn mùa hè
Du lịch
30/05/2025 11:05
Thành phố Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hóa 15km về phía Đông và cách Hà Nội 170km. Nơi đây có bãi biển Sầm Sơn chạy dài gần 6km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bãi cát thoai thoải, sóng êm và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khỏe con người. Tận dụng lợi thế đó, những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư nhiều dự án quy mô hướng tới xây dựng Sầm Sơn là một trong những trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc
Hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc
Du lịch
30/05/2025 10:38
Những năm gần đây, ngành Du lịch Điện Biên đang từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc. Tiếp nối thành công Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024, sau một tháng bước vào mùa du lịch năm 2025, Điện Biên tiếp tục khẳng định là điểm đến không thể bỏ qua với nhiều du khách.
Côn Sơn - Kiếp Bạc: Nơi hội tụ tinh hoa đất trời nổi tiếng Hải Dương
Côn Sơn - Kiếp Bạc: Nơi hội tụ tinh hoa đất trời nổi tiếng Hải Dương
Văn hóa
30/05/2025 09:51
Côn Sơn – Kiếp Bạc thuộc địa bàn thành phố Chí Linh (Hải Dương) là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc. Năm 2012 Côn Sơn – Kiếp Bạc được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt và là quần thể di tích lịch sử – văn hóa đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Mỗi du khách tới đây đều có thể tìm thấy những giá trị níu giữ tâm hồn từ truyền thống mạch nguồn dân tộc đến phong cảnh hữu tình.
Lan tỏa nét đẹp trong cộng đồng
Lan tỏa nét đẹp trong cộng đồng
Văn hóa
29/05/2025 15:41
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Nậm Cha (huyện Sìn Hồ) triển khai nhiều cách làm phù hợp với thực tiễn, duy trì bản sắc văn hoá truyền thống, phát huy tinh thần đoàn kết xây dựng bản làng ngày càng khởi sắc.
Mường So giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái
Mường So giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái
Văn hóa
29/05/2025 10:48
Là cái nôi của đồng bào dân tộc Thái trắng, những năm qua người dân xã Mường So (huyện Phong Thổ) không ngừng bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thu hút đông đảo du khách gần xa đến tìm hiểu, khám phá.
Khánh thành công trình “Nhà Văn hóa cộng đồng dân tộc Cống”
Khánh thành công trình “Nhà Văn hóa cộng đồng dân tộc Cống”
Văn hóa
28/05/2025 14:14
Sáng 28/5, Tỉnh đoàn Lai Châu phối hợp với UBND huyện Nậm Nhùn tổ chức Lễ khánh thành công trình “Nhà Văn hóa cộng đồng dân tộc Cống” tại bản Táng Ngá (xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn).
Những “ngọn lửa không tắt”
Những “ngọn lửa không tắt”
Văn hóa
27/05/2025 16:10
Dù đã ở vào độ tuổi xưa nay hiếm. Nhưng nhiều văn nghệ sỹ vẫn miệt mài sáng tác dâng hiến cho đời những tác phẩm bất hủ. Ngọn lửa đam mê trong họ chưa bao giờ lụi tắt, ngược lại, càng cháy âm ỉ, bền bỉ như một bản nhạc không lời mang tên “cống hiến”.
Khai mạc Liên hoan phim Ấn Độ tại tỉnh Lai Châu
Khai mạc Liên hoan phim Ấn Độ tại tỉnh Lai Châu
Văn hóa
24/05/2025 13:19
Ngày 23/5, tỉnh Lai Châu phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội tổ chức khai mạc Liên phim hoan Ấn Độ tại tỉnh Lai Châu.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 3022 ngày 10/07/2025
Báo Lai Châu Số 3021 ngày 09/07/2025
Báo Lai Châu Số 3020 ngày 07/07/2025
Báo Lai Châu Số 3019 ngày 04/07/2025
Báo Lai Châu Số 3018 ngày 03/07/2025
Báo Lai Châu Số 3017 ngày 02/07/2025
Báo Lai Châu Số 3016 ngày 30/06/2025
Báo Lai Châu Số 3015 ngày 27/06/2025
Báo Lai Châu Số 3014 ngày 26/06/2025
Báo Lai Châu Số 3013 ngày 25/06/2025
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo và phát thanh, truyền hình Lai Châu.
Quyền Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Hà - Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên - Nguyễn Ngọc Truyền - Trần Văn Dũng
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: 43A Nguyễn Chí Thanh - phường Tân Phong - tỉnh Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.