

Một trong những bức ảnh tiêu biểu sẽ được trưng bày tại triển lãm. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia cung cấp)
Ngày 28/01/1941, sau gần 30 hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Để tập hợp đông đảo hơn nữa mọi tầng lớp nhân dân chống kẻ thù xâm lược, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941), Nguyễn Ái Quốc cùng Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) thay cho Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Theo quyết định đó, ngày 19/5/1941 Mặt trận Việt Minh chính thức được thành lập.
Tồn tại trong vòng 10 năm (1941 - 1951) Mặt trận Việt Minh đã có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam qua từng chặng đường lịch sử. Từ khi ra đời, Mặt trận Việt Minh luôn giương cao ngọn cờ tập hợp, đoàn kết hết thảy các tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị để thực hiện cho được mục tiêu cao nhất là dân tộc giải phóng. Có thể nói, Mặt trận Việt Minh thực sự là biểu tượng sáng ngời của khối đại đoàn kết dân tộc, của tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận Dân tộc Thống nhất. Mặt trận Việt Minh đã để lại cho Đảng nhiều bài học quý báu, được Đảng ta vận dụng một cách linh hoạt, hiệu quả trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược và trong giai đoạn hiện nay, đại đoàn kết dân tộc vẫn là vấn đề mang tính thời sự có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với nhiều tư liệu, hình ảnh,hiện vật… trưng bày được chia theo 4 phần: Phần Mở đầu: Bối cảnh lịch sử trước khi thành lập Mặt trận Việt Minh. Phần 1: Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Mặt trận Việt Minh. Phần 2: Mặt trận Việt Minh - ngọn cờ tập hợp, đoàn kết dân tộc (1941 – 1951). Phần kết: Phát huy tinh thần của Mặt trận Việt Minh về đại đoàn kết dân tộc.
Qua các hình ảnh, tư liệu, hiện vật, triển lãm góp phần giúp người xem hiểu rõ hơn về vai trò của Mặt trận Việt Minh trong việc tập hợp quần chúng để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời, góp phần khơi dậy niềm tự hào về lịch sử cách mạng vẻ vang của dân tộc Việt Nam, tự hào về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, qua đó củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với chủ trương đường lối của Đảng; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thi đua lập thành tích ngay từ năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII.

Than Uyên: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025
Đêm Tân Uyên Trà và Thơ

Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

15 hội viên tham gia trại sáng tác tại huyện Tân Uyên

Ngày hội “Hương sắc bản Mông” năm 2025

Phát triển du lịch xanh, bền vững

Nét độc đáo trong các lễ hội truyền thống ở Phong Thổ

Chảng Phàng điểm du lịch tiềm năng










