Thứ bảy, 14/12/2024, 19:33 [GMT+7]

Bảo hiểm xã hội huyện Tam Đường: Hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp

Thứ ba, 23/07/2024 - 11:13'
Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Tam Đường luôn nỗ lực đổi mới phương thức hoạt động, đẩy mạnh chuyển đổi số và cải cách thủ tục hành chính (TTHC) để đưa các chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đến với người dân, doanh nghiệp nhanh chóng, thuận tiện. Qua đó, nâng cao chất lượng phục vụ.

Xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng trong công tác chuyển đổi số và cải cách hành chính, BHXH huyện đẩy mạnh thông tin, truyền thông. Qua các hình thức như: lồng ghép trong hội nghị, phát trên hệ thống truyền thanh cơ sở, đăng tải thông tin, bài viết lên Cổng thông tin của BHXH tỉnh, Cổng thông tin điện tử huyện Tam Đường, trang fanpage của BHXH huyện và các cơ quan báo chí. Thời gian qua, đã có trên 200 tin bài được đăng tải, thu hút hơn 1.000 lượt chia sẻ. Qua đó, người dân tiếp cận nhanh nhất các nội dung liên quan đến việc đồng bộ dữ liệu thẻ BHYT vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; giúp người tham gia và đơn vị sử dụng lao động hiểu rõ các lợi ích của việc giao dịch trực tuyến và chuyển đổi số lĩnh vực thuộc BHXH, BHYT, BHTN.
Để phục vụ công tác chuyển đổi số, BHXH huyện trang bị đầy đủ thiết bị, đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng, bảo đảm đủ điều kiện để kết nối liên thông các phần mềm nghiệp vụ của ngành và các ứng dụng. Chị Mai Thị Mai (viên chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC) cho biết: “Hiện nay, cơ quan BHXH huyện cơ bản cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và mức độ 4 cho hầu hết các TTHC của ngành. Đồng thời, tích hợp, cung cấp nhiều dịch vụ công TTHC của BHXH Việt Nam trên Cổng dịch vụ công quốc gia, các dịch vụ trên ứng dụng VssID - BHXH số. Cơ bản các TTHC thuộc 5 lĩnh vực: thu BHXH, BHYT, BHTN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; thực hiện chính sách BHXH; chi trả các chế độ BHXH đều được thực hiện trên nền tảng số. Từ đó, giúp chúng tôi xử lý công việc trên môi trường mạng nhanh chóng, kịp thời, giảm khối lượng công việc”.
6 tháng đầu năm, BHXH huyện tiếp nhận và xử lý 10.888 lượt hồ sơ điện tử trong tổng số 10.904 hồ sơ giao dịch, đạt tỷ lệ 99,8% hồ sơ giao dịch điện tử của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân.

2

Viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Tam Đường trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Vũ Tùng - Phó Giám đốc phụ trách điều hành BHXH huyện Tam Đường cho biết: “Việc giao dịch trên không gian số giúp cho cơ quan, đơn vị, người lao động dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, kiểm tra đối chiếu dữ liệu thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và giải quyết chế độ chính sách BHXH, BHYT nhanh chóng, thuận tiện. Cùng với đó, BHXH huyện tuyên truyền, vận động người tham gia BHXH, BHYT cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID- BHXH số để thực hiện các TTHC về BHXH, BHYT trên môi trường mạng. Ứng dụng VssID còn cung cấp thông tin về quá trình tham gia và thụ hưởng các chế độ về BHXH, BHYT của người lao động; sử dụng thay thế thẻ BHYT giấy khi đi khám, chữa bệnh…
Song song với đó, thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ, BHXH huyện triển khai thu thập thông tin của người tham gia BHXH, BHYT từ các đơn vị sử dụng lao động, UBND các xã, thị trấn, các cơ sở giáo dục, tổ chức dịch vụ thu trên địa bàn. Phối hợp với Công an huyện đồng bộ dữ liệu dân cư với dữ liệu bảo hiểm 52.631/52.717 người tham gia, đạt 99,8% tỷ lệ đồng bộ. Việc đồng bộ dữ liệu này giúp người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh không cần phải mang thẻ BHYT mà chỉ cần căn cước công dân (CCCD) hoặc sử dụng ứng dụng VssID trên điện thoại thông minh. Việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ điện tử của các đơn vị, tổ chức, cá nhân qua Cổng dịch vụ công quốc gia; Cổng dịch vụ công tỉnh Lai Châu; Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam; ứng dụng VssID - BHXH số với tỷ lệ hồ sơ giao dịch điện tử đạt 99,8%.
Đồng thời, BHXH huyện tuyên truyền, vận động người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt; tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện, trong đó giao nhiệm vụ cho từng ngành, UBND các xã, thị trấn để triển khai đồng bộ, hiệu quả. Sau 1 tháng triển khai, tính đến ngày 30/6/2024 toàn huyện có 129/396 người nhận lương hưu và trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, do địa bàn các xã không có cây ATM nên việc triển khai vận động ở khu vực các xã còn gặp khó khăn.
Thời gian tới, BHXH huyện Tam Đường tiếp tục quán triệt viên chức nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, coi chuyển đổi số là giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Đồng thời, tiếp tục triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin ngành BHXH, góp phần thực hiện mục tiêu “Xây dựng ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp”.

Phương Thanh

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Cần thực hiện nghiêm túc hơn
Dù hầu hết các đơn vị kinh doanh xăng, dầu đã chấp hành quy định về hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế; nhưng thực tế, trên địa bàn tỉnh còn số lượng...
Anh nông dân vùng biên giới làm giàu từ trông sâm Lai Châu
Thay vì trồng trọt, chăn nuôi theo cách truyền thống, nhiều năm nay, anh Tẩn Sài Sông dân tộc Dao ở bản Lả Nhì Thàng (xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ) mạnh dạn đổi mới tư duy làm kinh tế. Với việc...