

Không phải ngẫu nhiên mà chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọnlà chủ đề của Ngày gia đình Việt Nam 28/6 năm nay. Dù là cán bộ, công chức, viên chức hay người nông dân đang bận rộn mùa cấy trên những thửa ruộng bậc thang thì bữa cơm gia đình vẫn là phút giây sum họp, mong chờ; là lúc ông, bà, bố, mẹ, con cái tâm sự về công việc, sẻ chia tình cảm.
Khi chuẩn bị bữa cơm cũng là lúc người mẹ dạy các con mình nhặt rau, sắp bát đũa và “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”; trước khi ăn phải mời theo thứ bậc trong gia đình; cách xới cơm cho mọi người. Bên mâm cơm thơm lựng mùi lúa mới, nếu như dân tộc Thái không thể thiếu món xôi, cá nướng thì dân tộc Mông cũng có món đặc trưng là bánh ngô, thịt treo gác bếp. Dân tộc Dao có món canh gà gừng thì dân tộc Hà Nhì có món nộm thịt lợn luộc với lá chua chát...
Bữa cơm của gia đình người Mông ở xã Khoen On, huyện Than Uyên.
Chị Tẩn Mý San ở bản Hoàng Hồ, xã Phăng Sô Lin, huyện Sìn Hồ tâm sự: “Bây giờ không còn thiếu ăn như ngày trước nữa, không phải chỉ ngày lễ tết mới được ăn ngon nhưng những lúc chuẩn bị bữa cơm tết mời tổ tiên cùng con dâu hay nấu ăn hàng ngày tôi thấy rất vui vì trong bữa ăn được quây quần bên con, cháu”.
Gia vị thường thấy trong bữa cơm mỗi gia đình miền núi cũng rất đặc biệt, đó là vị thảo quả, mak khén, hạt dổi, khiến món ăn thêm đậm đà, thơm ngon, ấm nóng. Mùa rét đến ăn cơm ở các gia đình vùng cao, người phụ nữ như tất bật hơn vì chú trọng làm nóng từng món ăn để giữ nguyên hương vị và thắt chặt thêm tình cảm gia đình.
Ở vùng cao không chỉ có những bữa cơm trong gia đình nhỏ mà còn có bữa cơm chung toàn bản, bữa cơm của đại gia đình. Đó có thể là bữa cơm mùa lúa mới hay bữa cơm trong lễ cấm bản, dịp lễ, tết. Cảnh cả bản vui vầy chuẩn bị thực phẩm, nấu nướng và mời nhau chén rượu ngô say nồng, chúc những lời tốt đẹp đã khiến mỗi người xích lại gần nhau hơn, thắm đượm tình đoàn kết dân tộc.
Hội viên phụ nữ bản Thành Lập, phường Đoàn Kết trao đổi về cách nuôi dạy con, cháu.
Đến các gia đình vùng cao hôm nay, mỗi bữa cơm gia đình khẳng định đời sống của bà con đã nâng lên. Những “mùa đói” cùng cơm độn ngô, khoai, sắn không còn nữa. Từ chủ trương của Đảng và Nhà nước, bà con được hỗ trợ các dự án kinh tế giúp thoát nghèo. Chị Quàng Thị Thảo – Phó Ban hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh chia sẻ: “Ban tôi kết hợp với Chi hội LHPN các xã, phường, thị trấn rà soát, thống kê các hội viên nghèo, hỗ trợ, đầu tư các dự án để chị em thoát nghèo, xây dựng kinh tế gia đình. Trước đây, tôi làm chuyên viên Ban gia đình xã hội và thấy rằng phụ nữ vùng cao giàu nghị lực, yêu thương chồng con. Để các chị gìn giữ gia đình hạnh phúc, chúng tôi không chỉ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, mà còn tạo cơ hội để các gia đình có đời sống kinh tế tốt hơn”.
Cũng theo chị Thảo thì hiện tỉnh ta có 79 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, 7 nhóm phòng chống bạo lực gia đình, 100% tổ hòa giải cơ sở tiếp tục được duy trì và phát huy hiệu quả tích cực. Các câu lạc bộ, nhóm, tổ tăng cường các hoạt động và đưa tiêu chí gia đình không bạo lực vào tiêu chí gia đình văn hóa.
Tình trạng bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới, tảo hôn, hôn nhân cận huyết đã giảm; các gia đình ngày càng tích cực thực hiện quy ước, hương ước của bản, các quy định về nếp sống văn minh. Chị em phụ nữ có điều kiện tham gia các công việc xã hội và cùng với mọi người xây dựng bản làng ngày càng phát triển. Và quan trọng nhất là thời khắc cuối giờ sáng, chiều, mỗi gia đình vẫn đỏ lửa để chuẩn bị cho bữa cơm ấp cúng, sum họp.
Công ty Điện lực Lai Châu: Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2025–2030

Xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”

Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân

Tiên phong trên mặt trận truyền thông, lan tỏa tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”

Đa dạng hoạt động giúp nông dân xóa nhà tạm

Bum Tở quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Lai Châu triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Công ty Điện lực Lai Châu: Diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn - xử lý sự cố - an toàn năm 2025








