

Để thực hiện hiệu quả QCDC ở cơ sở, Liên đoàn Lao động tỉnh đã chỉ đạo các cấp Công đoàn đẩy mạnh việc tuyên truyền, triển khai các quy định của pháp luật về thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, DN. Đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo các cấp Công đoàn phối hợp với chính quyền, chuyên môn tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định tại Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ; chỉ đạo các cấp Công đoàn phối hợp với chủ sử dụng lao động tổ chức Hội nghị Người lao động, Hội nghị đối thoại tại nơi làm việc theo tinh thần Nghị định số 60/2013/NĐ-CP, Nghị định số 148/2018/NĐ-CP và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh kiểm tra việc xây dựng và thực hiện QCDC tại Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Chè Tam Đường.
Thông qua thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã góp phần đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, tăng cường vai trò chủ động của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động, đồng thời phát huy dân chủ trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Các quy định của Đảng, Nhà nước được cụ thể hóa vào các quy định, quy chế nội bộ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phù hợp. Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); Hội nghị người lao động (NLĐ) được tổ chức dân chủ, cởi mở, tạo sự đồng thuận cao. Công tác cải cách thủ tục hành chính có những chuyển biến tích cực; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phát huy tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ được giao, góp phần ổn định chính trị tại địa phương.
Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chất lượng chưa cao, hiệu quả chưa rõ nét. Hoạt động một số Ban thanh tra nhân dân còn hình thức, một số nội dung về thực hiện QCDC chưa được công khai thảo luận. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước, nên việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở một số đơn vị tổ chức chưa đầy đủ nội dung, còn lồng ghép, theo đó chưa phát huy quyền dân chủ trực tiếp của người lao động.
Nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò Công đoàn trong tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, thời gian tới, các cấp Công đoàn cần tập trung nâng cao năng lực và hiệu quả Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Nghiên cứu quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở chủ động chuẩn bị tốt nội dung, tham gia với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở; nội dung quy chế dân chủ phải thể hiện đầy đủ quyền của người lao động được biết, được bàn, được quyết định và được kiểm tra giám sát những chủ trương, chính sách, chế độ liên quan đến người lao động. Tổ chức để người lao động được tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ. Căn cứ vào điều kiện, đặc thù của mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, Công đoàn cơ sở đề xuất các hình thức dân chủ khác, nhằm phát huy đầy đủ quyền dân chủ của người lao động như: tổ chức hòm thư góp ý; góp ý kiến thông qua hộp thư điện tử, tổ chức ngày tiếp người lao động hằng tháng; tổ chức hội nghị đối thoại..v.v…
Phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến quy chế dân chủ ở cơ sở tới công nhân, viên chức và người lao động; phân công cán bộ Công đoàn theo dõi, giám sát thực hiện ở từng bộ phận trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; cùng người đứng đầu định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Chủ động đề xuất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng các quy chế, quy định nội bộ khác, như quy chế đối thoại, quy chế tiền lương, tiền thưởng, quy chế sử dụng các quỹ trong doanh nghiệp, nội quy lao động và các quy chế, quy định khác có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động.
Công đoàn chủ động tham gia chuẩn bị và tổ chức tốt Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, Hội nghị người lao động. Đề xuất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng quy chế Hội nghị NLĐ; hằng năm, có văn bản liên tịch, hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức Hội nghị CBCCVC, Hội nghị NLĐ. Chủ động phối hợp với chuyên môn phổ biến Nghị quyết Hội nghị CBCCVC, Hội nghị NLĐ tới toàn thể người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; tổ chức giám sát, kiểm tra và định kỳ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết.
Tham gia chỉ đạo, theo dõi, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của người lao động ở cơ sở; khuyến khích người lao động phát huy tinh thần dân chủ, chủ động tích cực tham gia đề xuất sáng kiến, kiến nghị nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Tổ đối thoại tại cơ sở...
Công đoàn chủ động đề xuất nội dung đối thoại với người sử dụng lao động, nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp. Chủ động đề xuất với người sử dụng lao động xây dựng và ban hành quy chế đối thoại tại doanh nghiệp; tổ chức cho đoàn viên, CNVCLĐ đề xuất nội dung đối thoại; lựa chọn thành viên tham gia đối thoại sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Những vấn đề bức xúc, cấp bách của người lao động, Công đoàn cần khẩn trương đề nghị người sử dụng lao động tiến hành đối thoại để sớm tháo gỡ, góp phần ổn định sản xuất kinh doanh. Kết quả đối thoại cần được thông báo công khai cho người lao động biết và tổ chức giám sát kết quả đối thoại đã đạt được.
Nâng cao năng lực và hiệu quả Công đoàn tham gia phản biện trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Chủ động tham gia từ khi chuẩn bị tài liệu liên quan đến dự thảo nội dung văn bản, cần phản biện để nâng cao chất lượng các quy định, quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Những vấn đề có liên quan trực tiếp đến người lao động, cần tổ chức lấy ý kiến rộng rãi tới cán bộ, đoàn viên, người lao động; cần tạo ra bầu không khí dân chủ để người lao động tích cực, chủ động tham gia đóng góp ý kiến vào các nội quy, quy chế, quy định của doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng hoạt động Ban Thanh tra nhân dân trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước. Ban Thanh tra nhân dân, có nhiệm vụ giám sát hoạt động của tổ chức, cá nhân, góp phần phòng ngừa, chống lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, do đó phải nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, cần lựa chọn những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, bản lĩnh; có trình độ kiến thức chuyên môn sâu, bầu vào Ban Thanh tra nhân dân. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ thanh tra và có cơ chế, chính sách, động viên khen thưởng kịp thời đối với thành viên Ban Thanh tra nhân dân.

Đưa chính sách vào đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lai Châu tăng tốc xoá nhà tạm: Vì một mái ấm nhân văn, không ai bị bỏ lại phía sau

Chủ động kiểm soát từ sớm

Lễ đón Bằng công nhận Trường Tiểu học và Trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia mức độ I
Bộ Công an bàn giao kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Vẻ đẹp người con gái Thái giữa đại ngàn Tây Bắc
Huyện Mường Tè: Xoá 359 nhà tạm, nhà dột nát

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Cựu Thanh niên xung phong nêu gương sáng, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”









