Thứ năm, 10/07/2025 - 13:25
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Công An
    • Biên Phòng
    • Quân Sự
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • E-magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Thành phố Lai Châu
    • Huyện Mường Tè
    • Huyện Nậm Nhùn
    • Huyện Phong Thổ
    • Huyện Sìn Hồ
    • Huyện Than Uyên
    • Huyện Tân Uyên
    • Huyện Tam Đường
    • Xem thêm...
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
45 năm chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Để lịch sử không lặp lại đau thương
Theo Báo Yên Bái
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ sáu, 16/02/2024 17:16
Chia sẻ qua Email
lc-icon - 45 năm trôi qua kể từ ngày bắt đầu cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979), thời gian đủ dài để cả Trung Quốc và Việt Nam bình tĩnh, khách quan nhìn lại cuộc chiến này một cách khoa học, đầy đủ, chân thực.

V


Lực lượng công an vũ trang dũng cảm chiến đấu tại khu vực Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn.


Nhìn lại lịch sử bi hùng của dân tộc để không ai được phép quên lãng. Ghi nhớ để sống tốt hơn, ghi nhớ để thêm yêu chuộng hòa bình và ghi nhớ để rút ra bài học trong ứng xử bang giao.


45 năm đã trôi qua, nhìn lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc để thêm một lần nữa khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Thời gian đủ dài giúp cả Trung Quốc và Việt Nam bình tĩnh, khách quan nhìn lại cuộc chiến này một cách khoa học, đầy đủ và chân thực nhằm tìm ra phương thức xử lý tối ưu các vấn đề do lịch sử để lại và rút ra nhiều bài học quý giá.


Thời gian lùi xa nhưng không làm thay đổi sự thật và bản chất


Mờ sáng 17/2/1979, dưới chiêu bài "Phản kích tự vệ”, 60 vạn quân Trung Quốc bất ngờ tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Quân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ biên cương, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Ngày 5/3/1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân, nhưng trên thực tế "cuộc chiến đấu mới” này phải kéo dài tới 10 năm (1979-1989) đầy ác liệt, mất mát, đau thương.


Mở cuộc tiến công xâm lược Việt Nam, Trung Quốc hy vọng sẽ đạt được 5 mục tiêu cơ bản sau :


Một là, cứu bọn Pol Pot. Ý đồ của họ là chiếm một số khu vực đất đai của Việt Nam ở gần biên giới, nếu thuận lợi sẽ tiến sâu vào sâu, buộc ta phải đàm phán, ép ta phải rút quân khỏi Campuchia.


Hai là, thông qua chiến tranh chống Việt Nam để tranh thủ Mỹ và các nước đồng minh giúp họ thực hiện "Bốn hiện đại hóa”.


Ba là, phá hoại tiềm lực kinh tế và quốc phòng của Việt Nam, làm Việt Nam suy yếu. Ý đồ của họ là tiêu diệt một bộ phận lực lượng vũ trang ta, nhất là bộ đội chủ lực, phá hoại kinh tế, tàn sát dân thường, gây tâm lý khủng khiếp trong nhân dân, kích động bạo loạn, hạ uy thế của Việt Nam sau khi thắng Mỹ năm 1975.


Bốn là, uy hiếp Lào từ phía Bắc, buộc Lào phải trung lập hoặc theo họ chống lại Việt Nam, uy hiếp Việt Nam từ phía Tây; gỡ thể diện trước các nước Đông Nam Á sau thất bại ở Campuchia.


Năm là, thăm dò phản ứng của Liên Xô và dư luận quốc tế để chuẩn bị cho những bước phiêu lưu tiếp theo.


Tổn thất lớn lao


Cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ biên giới phía Bắc trong giai đoạn đầu chỉ diễn ra khoảng một tháng, thực chất là 17 ngày (từ 17/2/1979 đến khi Trung Quốc tuyên bố rút quân 5/3/1979) nhưng sự tổn thất về người và của lại không thua kém một cuộc chiến tranh dài ngày.


Trung Quốc là bên chịu tổn thất không hề nhỏ. Theo tác giả Trường Sơn, "Chiến tranh biên giới 1979 : Cuộc chuyển quân thần tốc” đăng trên Infonet ngày 18/2/2015 thì trong tuần đầu tiên của chiến tranh, lực lượng vũ trang 6 tỉnh biên giới phía Bắc đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.000 quân Trung Quốc. Con số này tiếp tục tăng lên 27.000 quân vào ngày 28/2 và 45.000 quân vào ngày 5/3/1979. 


Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ, chính xác về tổn thất, mới chỉ có con số ước tính là: Có 320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, trạm xá, 38/42 lâm trường, 41/41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ ở khu vực chiến sự bị tàn phá.


Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân ở biên giới phía Bắc Việt Nam bị mất nhà cửa, tài sản, phương tiện sinh sống.


Các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, Cam Đường gần như bị hủy diệt hoàn toàn. Nhiều di tích lịch sử văn hóa bị quân Trung Quốc cố ý phá hoại như hang Pắc Bó (Cao Bằng), động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn)...


Mặt trận Hà Giang từ 1979-1989 có 4.760 liệt sĩ, trong đó khu vực chiến trận Vị Xuyên từ 1984-1989 có hơn 4.000 chiến sĩ thuộc 9 sư đoàn chủ lực hy sinh, riêng Sư đoàn 356 có khoảng 1.200 cán bộ, chiến sĩ hy sinh.


Trung Quốc thực hiện chiến tranh phá hoại nhiều mặt


Sau chiến trận toàn tuyến biên giới đầu năm 1979, Trung Quốc thực hiện chiến tranh phá hoại nhiều mặt chống lại Việt Nam bằng các hoạt động vũ trang như phục kích, tập kích, pháo kích, tấn công lấn chiếm... gây rất nhiều tổn thất về người và của cho quân dân Việt Nam. Đặc biệt, trong giai đoạn 1984 - 1989, Trung Quốc quay lại và duy trì trận chiến Vị Xuyên (Hà Giang) với cường độ cao, mật độ dày tạo ra tình trạng căng thẳng, bất ổn ở khu vực biên giới Việt - Trung, gây ra nhiều tổn thất và hậu quả nghiêm trọng cho quân dân Việt Nam.


Đi đến đâu, quân đội Trung Quốc cũng phá phách, phá hủy tất cả các cơ sở hạ tầng, tàn sát người dân vô tội. Vụ thảm sát tàn bạo nhất mà quân đội Trung Quốc gây ra ở Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An (Cao Bằng). Ngày 9/3/1979, 4 ngày sau khi tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam, lính Trung Quốc đã tấn công vào một trại nuôi lợn ở bản Tổng Chúp, giết chết 43 người gồm phụ nữ, trẻ em và vùi xác dưới giếng. Từ ngữ trên tấm bia xi măng còn sót lại ở Tổng Chúp là không đủ và không bao giờ là đủ để diễn tả hết sự bạo tàn bởi  những tội ác mà quân Trung Quốc đã gây ra khi đang trên đường rút quân về nước.

Vào những ngày Tết của xuân Giáp Thìn 2024, Cao Bằng đã khánh thành công trình Nhà văn hóa cộng đồng kết hợp gian thờ tưởng niệm tại nơi xảy ra vụ thảm sát tàn bạo đó 45 năm về trước.


Bình thường hóa quan hệ theo 5 nguyên tắc


Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc đã lùi xa, sau thời gian băng giá, với sự nỗ lực và thiện chí của mỗi bên, tháng 11/1991, Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức bình thường hóa quan hệ theo 5 nguyên tắc : Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; Không xâm phạm lẫn nhau; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình.


Chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc là gác lại quá khứ đau thương, xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.


Cuối năm 2023, trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam và Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai. 


Việt Nam và Trung Quốc đã vượt qua nhiều ngáng trở, thách thức để trở thành Đối tác chiến lược toàn diện, cùng hợp tác và phát triển trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa.


Nhắc lại cuộc chiến này để tôn trọng những sự thật lịch sử, để tưởng nhớ, tri ân những người đã ngã xuống vì cuộc chiến và điều quan trọng nhất là rút ra những bài học lịch sử quý giá từ quá khứ cho hiện tại và tương lai.


Cảnh giác luôn là bài học đầu tiên và lớn nhất 


Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn là thực tiễn sinh động khẳng định một nguyên lý : trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn đề cao cảnh giác trước sự dòm ngó và xâm lược từ bên ngoài. 


Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) và chống đế quốc Mỹ và tay sai (1954-1975), vấn đề kẻ thù đã rất rõ ràng. Tinh thần và ý thức cảnh giác luôn được đề cao. Nhưng chính sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta đã có những bất ngờ về đối tượng tác chiến mới. 


Với tinh thần chiến đấu cao, với tư duy quân sự dày dạn, sau những bất ngờ đầu tiên khi cuộc chiến vừa diễn ra, chúng ta đã có những quyết định đúng đắn ở cả tầm chiến thuật và chiến lược để đem lại chiến thắng. Từ bài học này, cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước nhất là về kinh tế, chúng ta đã đổi mới trên lĩnh vực quốc phòng, trong đó nổi bật nhất là quan điểm về đối tác và đối tượng trong thực tiễn. 


Có cảnh giác mới giữ được thế chủ động trong mọi ứng xử.


Bảo vệ lợi ích quốc gia và giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ


Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc 1979-1989 mà chúng ta đã giành thắng lợi, trước hết là vì chính nghĩa, vì hành động xâm lược của đối phương đã "kích hoạt” lòng yêu nước mãnh liệt của quân và dân ta. 


Bài học vô giá cho sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.


Thế giới đang trong xu thế hội nhập mạnh mẽ, quan hệ quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, đặt ra nhiều vận hội và thách thức cho các quốc gia. Hòa đồng với lợi ích chung của thế giới trong lợi ích của từng quốc gia dân tộc là điều cốt lõi của đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế của Việt Nam. 


Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc ngày càng lùi xa nhưng thắng lợi và cả những sự hy sinh, tổn thất to lớn của quân dân Việt Nam đã để lại nhiều bài học sâu sắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực đan xen những thuận lợi và khó khăn, chúng ta luôn phải đề cao cảnh giác, nhận rõ bản chất của đối tác và đối tượng, từ đó có ứng xử phù hợp, góp phần giữ vững hòa bình, ổn định và phát triển.

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

Giữ lấy hồn Việt

Giữ lấy hồn Việt

Mật của rừng

Lai Châu sắp xếp lại bộ máy: Khi người dân và chính quyền cùng đồng hành đổi mới

Kỳ 3: Dân chủ, công tâm trong sắp xếp cán bộ sau sáp nhập

Kỳ 2: Ý Đảng – thuận lòng dân

Có thể bạn quan tâm
Tiền điện và sự thật: Ai mới thực sự đang  “trấn lột” lòng tin của nhân dân

Tiền điện và sự thật: Ai mới thực sự đang “trấn lột” lòng tin của nhân dân

Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc dự thảo các văn kiện của Đảng về các thành phần kinh tế

Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc dự thảo các văn kiện của Đảng về các thành phần kinh tế

Ban Chỉ đạo 35 Trung ương triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm

Ban Chỉ đạo 35 Trung ương triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm

TỔ QUỐC KHÔNG BAO GIỜ QUÊN

TỔ QUỐC KHÔNG BAO GIỜ QUÊN

"Sắp xếp lại giang sơn" – Sức mạnh đồng thuận vì tương lai Việt Nam hùng cường

"Sắp xếp lại giang sơn" – Sức mạnh đồng thuận vì tương lai Việt Nam hùng cường

Lai Châu: Hiệu quả phát huy vai trò báo chí, truyền thông trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lai Châu: Hiệu quả phát huy vai trò báo chí, truyền thông trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Việt Nam – Hình mẫu của hòa bình & phát triển bền vững

Việt Nam – Hình mẫu của hòa bình & phát triển bền vững

Tin cùng chuyên mục
Việt Nam – Hình mẫu của hòa bình & phát triển bền vững
Việt Nam – Hình mẫu của hòa bình & phát triển bền vững
Chính trị
28/06/2025 08:22
Yêu lắm bầu trời Việt Nam
─ Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ─ Yêu lắm bầu trời Việt Nam
Chính trị
26/06/2025 08:58
Sơ kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025
Sơ kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025
Chính trị
24/06/2025 21:31
Chiều 24/6, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 và thời gian tới. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Kỳ 3: Gieo niềm tin – Từ ánh sáng Đảng đến sức bật dân tộc Mảng
─ Phát triển đảng, xây dựng và củng cố các chi bộ trong cộng đồng dân tộc Mảng ─ Kỳ 3: Gieo niềm tin – Từ ánh sáng Đảng đến sức bật dân tộc Mảng
Chính trị
21/06/2025 10:08
Khi “hạt giống đỏ” đã nảy mầm, tổ chức Đảng vững mạnh tại cơ sở trở thành điểm tựa, thì điều có thể cảm nhận rõ nét nhất là sự chuyển mình trong tư duy, hành động và khát vọng vươn lên của đồng bào Mảng. Từ chỗ trông chờ, ỷ lại vào chính sách, người Mảng nay đã chủ động làm kinh tế, giữ gìn bản sắc, xây dựng nếp sống mới.
Kỳ 2: Tổ chức Đảng vững mạnh là nền tảng phát triển vùng đồng bào Mảng
─ Phát triển đảng, xây dựng và củng cố các chi bộ trong cộng đồng dân tộc Mảng ─ Kỳ 2: Tổ chức Đảng vững mạnh là nền tảng phát triển vùng đồng bào Mảng
Chính trị
20/06/2025 15:37
Nếu như việc phát triển đảng viên người Mảng được xem là “gieo hạt giống đỏ”, thì việc xây dựng chi bộ vững mạnh ngay tại các bản làng người Mảng chính là khâu then chốt để tạo “bộ rễ” vững chắc, dẫn dắt cộng đồng phát triển bền vững. Thực tiễn ở huyện Nậm Nhùn đã cho thấy: Chi bộ không chỉ là hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở mà còn là nơi khơi nguồn cho những thay đổi về nhận thức, hành động và khát vọng vươn lên của người Mảng.
Kỳ 4: “Lá chắn thép” giữ vững trận địa tư tưởng ở Lai Châu
Kỳ 4: “Lá chắn thép” giữ vững trận địa tư tưởng ở Lai Châu
Chính trị
20/06/2025 10:22
Trong hành trình bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, giữ vững trận địa tư tưởng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, nhất là ở tỉnh biên giới Lai Châu - nơi có vị trí chiến lược, địa bàn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp về an ninh, tư tưởng, tôn giáo và dân tộc. Trước những tác động đa chiều của mạng xã hội và âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, Lai Châu xác định: đoàn kết chính là nhân tố quyết định - đoàn kết trong Đảng, đoàn kết giữa Đảng với Nhân dân, đoàn kết giữa các dân tộc là “lá chắn thép” để Lai Châu bảo vệ trận địa tư tưởng của Đảng từ sớm, từ xa, từ cơ sở.
Kỳ 3: Đoàn kết giữ gìn “hồn cốt” văn hóa, chắp cánh du lịch Lai Châu bay cao
Kỳ 3: Đoàn kết giữ gìn “hồn cốt” văn hóa, chắp cánh du lịch Lai Châu bay cao
Chính trị
20/06/2025 10:06
Nằm giữa đại ngàn Tây Bắc, Lai Châu không chỉ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh sắc thiên hùng vĩ, mà còn là nơi nơi quy tụ, giao thoa của 20 dân tộc anh em với kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đặc sắc. Những giá trị ấy không chỉ là bản sắc riêng biệt của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết cộng đồng, là “tài sản vô giá” cần được gìn giữ và phát huy trong hành trình phát triển bền vững của tỉnh. Những năm qua, từ chủ trương của tỉnh, tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các cấp, ngành và cộng đồng dân cư đã trở thành “chìa khóa” giữ gìn hồn cốt văn hóa, đồng thời tạo động lực bền vững để du lịch Lai Châu cất cánh.
Kỳ 1: Gieo “hạt giống đỏ” giữa đại ngàn
─ Phát triển đảng, xây dựng và củng cố các chi bộ trong cộng đồng dân tộc Mảng ─ Kỳ 1: Gieo “hạt giống đỏ” giữa đại ngàn
Chính trị
19/06/2025 14:24
Ở nơi biên giới xa xôi của tỉnh Lai Châu, nơi mây vờn đỉnh núi, suối len bản làng, dân tộc Mảng - một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam đang vươn mình trong ánh sáng đổi thay. Đó không chỉ là kết quả của một quá trình bền bỉ, kiên trì của cả hệ thống chính trị trong phát triển đảng, xây dựng và củng cố các chi bộ trong cộng đồng dân tộc Mảng ở huyện Nậm Nhùn, mà còn là minh chứng sống động cho chân lý: “Ở đâu có tổ chức Đảng, ở đó có sự đổi thay”.
Kỳ 2: Đồng lòng vì dân - Chính quyền, nhân dân một ý chí
Kỳ 2: Đồng lòng vì dân - Chính quyền, nhân dân một ý chí
Chính trị
18/06/2025 09:48
Một trong những nguyên nhân cốt lõi tạo nên bước chuyển mình mạnh mẽ của tỉnh Lai Châu trong suốt quá trình xây dựng và phát triển chính là sự đồng lòng, chung sức giữa chính quyền và nhân dân. Khi mọi chính sách đều hướng đến dân, xuất phát từ dân và lấy dân làm trung tâm, thì tinh thần đoàn kết toàn dân tộc không chỉ là khẩu hiệu, mà đã trở thành hiện thực sống động trong từng công trình, từng con đường, từng nếp sống mới… Cũng chính tinh thần đoàn kết, sẻ chia, gắn bó như anh em một nhà giữa các dân tộc đã trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc, tạo nên sức mạnh nội sinh đưa Lai Châu vượt khó vươn lên.
Họp báo Hội Báo toàn quốc 2025 và Lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ XIX
Họp báo Hội Báo toàn quốc 2025 và Lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ XIX
Chính trị
17/06/2025 10:14
Hội Báo toàn quốc năm 2025 diễn ra từ 19-21/6 với chủ đề "Báo chí Việt Nam - Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Đoàn kết tạo thế - Lai Châu bứt phá vững chắc từ lòng dân
Đoàn kết tạo thế - Lai Châu bứt phá vững chắc từ lòng dân
Chính trị
17/06/2025 09:25
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đoàn kết luôn là giá trị cốt lõi, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đưa đất nước vượt qua muôn vàn thử thách. Đối với tỉnh Lai Châu - mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, nơi hội tụ 20 dân tộc anh em cùng sinh sống - tinh thần đoàn kết không chỉ là truyền thống quý báu, mà còn là nền tảng vững chắc giúp tỉnh vững bước vươn lên trong hành trình phát triển đầy khó khăn nhưng cũng rất đỗi tự hào. Để hôm nay, đồng bào các dân tộc trong tỉnh hân hoan hát vang khúc ca “Lai Châu ngày mới”.
Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng cho lãnh đạo Bộ Công an
Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng cho lãnh đạo Bộ Công an
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
15/06/2025 15:03
Sáng 14/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang, đã chủ trì buổi lễ trao Quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng đối với ba Thứ trưởng Bộ Công an.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 3022 ngày 10/07/2025
Báo Lai Châu Số 3021 ngày 09/07/2025
Báo Lai Châu Số 3020 ngày 07/07/2025
Báo Lai Châu Số 3019 ngày 04/07/2025
Báo Lai Châu Số 3018 ngày 03/07/2025
Báo Lai Châu Số 3017 ngày 02/07/2025
Báo Lai Châu Số 3016 ngày 30/06/2025
Báo Lai Châu Số 3015 ngày 27/06/2025
Báo Lai Châu Số 3014 ngày 26/06/2025
Báo Lai Châu Số 3013 ngày 25/06/2025
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo và phát thanh, truyền hình Lai Châu.
Quyền Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Hà - Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên - Nguyễn Ngọc Truyền - Trần Văn Dũng
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: 43A Nguyễn Chí Thanh - phường Tân Phong - tỉnh Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.