

Sau khi được hỗ trợ chính sách từ Nghị quyết 07 của HĐND tỉnh năm 2021, hộ kinh doanh Nhiễu Kiên - thị trấn Tân Uyên đã phát triển thêm 2 sản phẩm OCOP năm 2022, nâng tổng số sản phẩm OCOP 3 sao của gia đình lên 5 sản phẩm.
Hợp tác xã (HTX) cựu thanh niên xung phong Tân Uyên hiện nay có 4 sản phẩm làm từ hạt mắc-ca, gồm có: tinh dầu mắc-ca, bột ngũ cốc mắc-ca, hạt mắc-ca sấy khô và nhân hạt mắc-ca sấy khô. Trong đó, sản phẩm nhân hạt mắc-ca sấy khô được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh năm 2021. Được biết, đây là HTX duy nhất hoạt động trong lĩnh vực chế biến hạt mắc-ca, cùng với thu mua quả mắc-ca tươi cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh. Thời gian qua, HTX là một trong các đơn vị trên địa bàn huyện có sản phẩm OCOP được tỉnh hỗ trợ theo chính sách của Nghị quyết 07 HĐND tỉnh.
Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025. Mục tiêu của chương trình này là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững.
Trên cơ sở đó, trong 2 năm qua, huyện chú trọng tuyên truyền, vận động các hộ dân, doanh nghiệp, HTX xây dựng sản phẩm OCOP nhằm khai thác lợi thế của địa phương để tạo dựng những thương hiệu sản phẩm nông nghiệp chất lượng, giá trị kinh tế cao như: chè, dưa lưới, mắc-ca, các sản phẩm chế biến từ thịt lợn, thịt trâu…
Tính đến thời điểm hiện tại, trong tổng số 18 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, 4 sao (mật ong, dưa lưới vàng, chè, lạp sườn, giò lụa, ổi, bưởi, nhãn…) toàn huyện đã có 16 sản phẩm được hỗ trợ theo Nghị quyết 07 của HĐND tỉnh. Trong đó, có 13 sản phẩm OCOP được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện; còn lại các sản phẩm do huyện thực hiện hỗ trợ cho các chủ thể với tổng kinh phí 115 triệu đồng/3 sản phẩm.
Bên cạnh hỗ trợ về kinh phí theo Nghị quyết 07, các phòng, ban chuyên môn của huyện Tân Uyên còn triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ cho các chủ thể để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP và mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá theo chuỗi liên kết.
Từ chính sách hỗ trợ của Nghị quyết 07 và một số nghị quyết khác của HĐND tỉnh cộng với sự quan tâm, đồng hành của huyện mà các hộ dân, doanh nghiệp, HTX trên địa bàn huyện có thêm động lực để phát triển các sản phẩm OCOP. Đầu tư thêm dây chuyền sản xuất hiện đại; mở rộng diện tích, quy mô vùng nguyên liệu và xây dựng hệ thống nhà màng, nhà lưới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Hiện tại, huyện Tân Uyên đã phát triển vùng nguyên liệu hàng hoá tập trung với hơn 3.368ha chè, 2,520ha cây mắc-ca, gần 812ha cây ăn quả; 0,85ha nhà màng, nhà lưới…
Người dân huyện Tân Uyên mở rộng diện tích trồng cây mắc-ca, hướng đến xây dựng nhiều sản phẩm OCOP chế biến từ hạt mắc-ca.
Thời gian tới, huyện Tân Uyên tiếp tục chỉ đạo cơ quan chuyên môn hỗ trợ 2 sản phẩm OCOP mới được công nhận đợt 2 năm 2022 theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Đồng thời, đồng hành cùng chủ thể OCOP trong việc xây dựng nhãn mác, bao bì; giới thiệu, quảng bá tìm thị trường tiêu thụ. Lồng ghép các chính sách khác của tỉnh để tiếp thêm sức mạnh cho các chủ thể, hộ kinh doanh trong thực hiện chương trình OCOP, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Tin đọc nhiều

Địa phương đầu tiên của huyện Tân Uyên hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Kỳ 2: Ý Đảng – thuận lòng dân

Học Bác để phát triển nông nghiệp bền vững

Học Bác là “tự soi, tự sửa, tự vươn lên” vì nhân dân

Bồi đắp lý tưởng cho thanh niên

Lai Châu sắp xếp lại bộ máy: Khi người dân và chính quyền cùng đồng hành đổi mới

Hồ Chí Minh - Tên Người còn mãi

Tháng năm về thăm quê Bác


![[Video] Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương](https://baolaichau.vn/uploaded/post/2025/05/25/440baab9-2a50-4ed3-91e5-0ed29dd91396.png)






