

Tính đến hết năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 100 dự án thủy điện vừa và nhỏ được đưa vào quy hoạch với công suất 1.615,9MW. Cụ thể: 55 dự án được UBND tỉnh cấp chủ trương đầu tư với tổng công suất 1.086,2MW; 46 dự án được quy hoạch, đang hoàn thiện các thủ tục trình cấp thẩm quyền cấp chủ trương đầu tư.
Hàng năm, Sở Công thương (đơn vị quản lý chính) phối hợp với sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác các công trình thủy điện, đặc biệt là yếu tố ảnh hưởng đến đất rừng tự nhiên, đời sống dân cư, văn hóa, môi trường và thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Bộ Công thương về công tác quản lý quy hoạch thủy điện. Trong quá trình thực hiện quy hoạch giai đoạn 2014 -2018, Sở Công thương đã rà soát quy hoạch thủy điện và tham mưu UBND tỉnh ban hành Văn bản số 1431/UBND-CN, ngày 17/9/2015 kiến nghị Bộ Công thương loại bỏ khỏi quy hoạch 2 dự án gồm: thủy điện Mô Phi thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Tè (nay thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) và thủy điện Nậm Kha ở xã Tà Tổng, huyện Mường Tè. Đồng thời, tiến hành bổ sung 71 hồ sơ quy hoạch dự án thủy điện với tổng công suất 901MW theo quy định tại Thông tư số 43/2012/TT-BCT, ngày 27/12/2012 của Bộ Công Thương và quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh giai đoạn 2016 – 2025.
Quang cảnh buổi làm việc.
Trong giai đoạn 2014 – 2018, công tác thi công các dự án thủy điện được chủ đầu tư thực hiện cơ bản đúng hồ sơ thiết kế được duyệt. Tuy nhiên, dự án thủy niện Nậm Bon thi công xây dựng điều chỉnh từ 3 tổ máy thành 2 tổ máy không phù hợp với hồ sơ thiết kế. Công tác quản lý an toàn trong thi công thủy điện được chủ đầu tư và các đơn vị thi công thực hiện nghiêm ngặt. Các công trình thủy điện hoàn thành được Sở Công Thương tổ chức nghiệm thu đúng theo quy trình, đảm bảo khi đưa vào vận hành an toàn, ổn định. Trong quá trình quản lý vận hành các công trình thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh không xảy ra các sự cố mất an toàn đập, hồ chứa.
Tại buổi làm việc, đại diện các sở, ban, ngành trả lời, giải đáp một số vấn đề liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; một số dự án thủy điện được quy hoạch và cấp chủ trương đầu tư trước thời điểm Luật Lâm nghiệp có hiệu lực, có phương án bố trí công trình ảnh hưởng đến rừng tự nhiên; một số vị trí cột của tuyến đường dây 220KV thuộc dự án đường dây 220KV Mường Tè – trạm biến áp 500KV Lai Châu vướng vào diện tích rừng gây cản trở tiến độ của dự án; công tác tham vấn cộng đồng; chất lượng công trình chưa cao; quản lý vận hành một số dự án chưa đảm bảo, vẫn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người dân…
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Tống Thanh Bình - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đánh giá cao công tác phối hợp của các sở, ban, ngành; công tác quản lý, quy hoạch các công trình thủy điện cơ bản được triển khai nghiêm ngặt, chặt chẽ. Đồng thời đề nghị các sở, ban, ngành thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới như: thực hiện tốt công bố quy hoạch, đảm bảo chính quyền địa phương, người dân nắm rõ tình hình trước khi triển khai các dự án thủy điện; nghiên cứu, tham mưu, giải quyết khắc phục tồn tại trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; công tác quản lý, khai thác vận hành đảm bảo nước sinh hoạt, nước thải đúng quy trình; thực hiện tốt việc trồng rừng thay thế…

Đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, tăng cường nguồn lực xây dựng đất nước

Đồng hành với nhân dân trong sắp xếp chính quyền hai cấp

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam gửi điện mừng Quốc khánh Hoa Kỳ

Thủ tướng lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Brazil

Lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích của dân tộc

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 25

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng: Tạo xung lực mới cho hợp tác song phương và đa phương






