
Đào tạo theo Chương trình tiên tiến: Đột phá để đổi mới giáo dục đại học

![]() |
Giờ học trên máy của sinh viên ngành địa lý hệ cử nhân khoa học tài năng tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên. |
Ngành không "hot" vẫn khó tuyển sinh
CTTT là các chương trình đào tạo có chất lượng hiện đang được áp dụng giảng dạy ở những trường ĐH có uy tín trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển. CTTT được "nhập khẩu" để đào tạo tại các trường ĐH của nước ta không chỉ là nội dung, giáo trình, tài liệu mà còn bao gồm cả yêu cầu về đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy - học tập và được đào tạo bằng tiếng Anh.
Theo Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Bùi Văn Ga, đề án được triển khai thí điểm từ năm 2006 và đến nay đã có 23 trường ĐH trong cả nước hợp tác với 22 trường ĐH trên thế giới (hầu hết nằm trong top 200 theo bảng xếp hạng của US News) để thực hiện 35 CTTT. Hiện tổng số SV theo học 2 khóa đầu của CTTT là 2.130 em. Kết quả học tập của SV cho thấy chất lượng đào tạo CTTT đã được nâng lên, gần như 100% số SV tốt nghiệp có việc làm, được các cơ quan sử dụng đánh giá tốt. Theo kết quả tự đánh giá của các trường đào tạo theo CTTT và đánh giá xếp hạng của Bộ GD-ĐT, Trường ĐH KHTN (ĐH Quốc gia Hà Nội) là đơn vị dẫn đầu trong việc triển khai đào tạo theo CTTT.
Tuy nhiên, với chính Trường ĐH KHTN (ĐH Quốc gia Hà Nội), việc tuyển sinh vẫn là một vấn đề khó khăn. Theo Hiệu trưởng Bùi Duy Cam, một phần là do việc tuyên truyền, quảng bá chưa tốt, một phần SV cho rằng đây là ngành không hấp dẫn, khi ra trường khó kiếm việc làm.
Một số ý kiến e ngại học phí ở mức cao của CTTT là trở ngại lớn cho tuyển sinh. Song theo Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ông Nguyễn Cảnh Lương: Khó tuyển hay dễ tuyển là do ngành chứ không phải do học phí. Ông Lương lấy ví dụ: CTTT của ngành khoa học vật liệu có học phí chỉ bằng mức đại trà nhưng vẫn vắng SV trong khi ngành điện - điện tử, dù được công bố trước mức học phí cao gấp 3 lần song vẫn có rất đông SV.
"Sống" tốt để làm "đầu tàu"
Kinh phí Nhà nước hỗ trợ cho chương trình còn hạn chế, theo chế độ bình quân nên một số trường đào tạo theo CTTT khối ngành kỹ thuật, công nghệ gặp nhiều khó khăn. Theo Vụ trưởng Vụ GD ĐH Trần Thị Hà: Có nhiều CTTT được các trường triển khai rất dễ tuyển sinh, thu được nhiều tiền, song đó không phải là mục đích chính của CTTT. Các khối ngành chưa có sức hút với sinh viên như kỹ thuật, công nghệ, khoa học cơ bản, nông - lâm… rất cần phải được tập trung đầu tư. Bộ GD-ĐT sẽ có các chính sách hỗ trợ cho các khối ngành này. Tuy nhiên, bà Hà cũng nêu ra một thực tế: chương trình khoa học cơ bản của ĐH KHTN, học phí thấp nhất (1,8 triệu đồng/năm) nhưng được Bộ đánh giá là triển khai tốt nhất. Như vậy, vấn đề quan trọng là cách tổ chức triển khai.
Một trong những hạn chế dễ thấy khác ở các CTTT là đội ngũ giảng viên Việt Nam giảng dạy các môn khoa học cơ bản, cơ sở bằng tiếng Anh còn thiếu và yếu. Việc mời giảng viên nước ngoài tham gia không dễ, phần do kinh phí hạn hẹp, phần do khó khăn về thời gian, các môn học vì thế thường bị động. Hiện, số lượng giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy CTTT khóa tuyển sinh 2006 chỉ đạt trên 50% so với kế hoạch của các trường. Nhiều trường chỉ mời được 30-40% giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thẳng thắn bay tỏ quan điểm: Bước đầu, khi CTTT còn non yếu, vừa làm, vừa học thì cần có cơ chế đỡ đầu, quan tâm đặc biệt, đầu tư thích đáng. Nhưng cũng vì là CTTT nên về lâu dài chương trình phải "sống" được một cách tự chủ độc lập để trở thành "đầu tàu" kéo những toa tàu khác. Ông cũng nhấn mạnh: Mục tiêu quan trọng của CTTT là tạo điều kiện xây dựng và phát triển một số ngành đào tạo, khoa, trường ĐH mạnh, đạt chuẩn khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng cũng như triển khai việc đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam.
Để có câu trả lời rõ hơn về kết quả của các CTTT, Vụ trưởng Trần Thị Hà cho biết thêm, năm nay 10 CTTT khóa đầu tiên sẽ kết thúc và sẽ được tiến hành đánh giá bởi Mạng lưới chất lượng châu Á - Thái Bình Dương. Cùng với đánh giá kết quả, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, cần phải đánh giá cả hiệu quả kinh tế và xã hội, trong và ngoài ngành. Trên cơ sở đánh giá kết quả và hiệu quả, quan điểm của Bộ GD-ĐT là sẽ phải nhân rộng để CTTT không phải là hiện tượng cá biệt. Mà muốn được như thế phải tạo được sự đồng hướng về lợi ích của cả sinh viên, giáo viên, nhà trường và xã hội. Đây là bài toán phải được giải trong thời gian tới để CTTT có thể trở thành "đầu tàu" đủ mã lực kéo theo "con tàu" GDĐH như mục tiêu đã đề ra.
Ý kiến bạn đọc
Có thể bạn quan tâm

Giúp học sinh vùng cao tiếp cận môi trường học tập an toàn

Chuyển đổi số trong các trường mầm non
Ngày thi thứ hai Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra an toàn, nghiêm túc

Miễn, hỗ trợ học phí với trẻ mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026

Lai Châu sẵn sàng tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

100% học viên đạt loại khá, giỏi
Tổng kết hai đề án: “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số” và “Phát triển giáo dục mầm non”

Công bố dự kiến điểm chuẩn tuyển sinh (đợt 1) vào lớp 10 năm học 2025 – 2026
Tin cùng chuyên mục

Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp
Xã Hội
05/06/2025 16:11
Chưa đầy một tháng nữa, Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT) sẽ diễn ra, thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (PTDTNT) THPT Ka Lăng (xã Ka Lăng, huyện Mường Tè) đang tích cực ôn tập và củng cố lại kiến thức, sẵn sàng bước vào kỳ thi với tâm thế tự tin và quyết tâm đạt kết quả cao nhất.

Biểu dương, trao thưởng học sinh, giáo viên đạt thành tích cao trong năm học 2024 - 2025
Xã Hội
03/06/2025 21:00
Chiều 3/6, Hội Khuyến học huyện Than Uyên tổ chức Hội nghị biểu dương, trao thưởng cho học sinh, giáo viên đạt thành tích cao trong năm học 2024 - 2025.
"Tăng tốc" ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025
Xã Hội
31/05/2025 22:31
Xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, các trường THPT trên địa bàn huyện Nậm Nhùn đang bước vào giai đoạn “tăng tốc” ôn tập. Kỳ thi đang đến gần, các trường đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, chuẩn bị hành trang kiến thức vững chắc để các em bước vào kỳ thi với tâm thế tự tin, chủ động.
Văn Miếu Mao Điền, nơi tôn vinh đạo học
Xã Hội
30/05/2025 11:43
Văn Miếu Mao Điền, huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) như một minh chứng sống động cho truyền thống hiếu học, trọng đạo lý và tôn vinh nhân tài của người dân xứ Đông xưa. Không chỉ là biểu tượng văn hóa – giáo dục nổi bật trong vùng châu thổ sông Hồng, nơi đây còn là một trong hai văn miếu lớn nhất của cả nước, sánh ngang với Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Hà Nội.

Huyện Than Uyên họp Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Xã Hội
28/05/2025 19:51
Ngày 28/5, Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT huyện Than Uyên đã tổ chức họp để triển khai các nhiệm vụ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại huyện. Đồng chí Trần Quang Chiến - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Bàn giao nhà ở cho hộ nghèo và tặng xe đạp cho học sinh khó khăn
Xã Hội
28/05/2025 19:50
Chiều 28/5, UBND huyện Tam Đường phối hợp với Công ty TNHH MTV Xăng dầu Lai Châu tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và trao tặng xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Tả Lèng.

Xã Phúc Khoa: 2 đơn vị trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2
Xã Hội
28/05/2025 16:12
Ngày 28/5, Trường Mầm non xã Phúc Khoa và Trường Tiểu học xã Phúc Khoa (huyện Tân Uyên) tổ chức đón nhận danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Đồng chí Nguyễn Thanh Văn – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện dự Lễ đón nhận.
Tuyên dương 5 giáo viên và hơn 200 học sinh tiêu biểu
Xã Hội
28/05/2025 12:27
Ngày 28/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Viễn thông Lai Châu tổ chức Lễ tuyên dương giáo viên, học sinh tiêu biểu trong kỳ thi, cuộc thi cấp quốc gia và các phong trào thi đua năm học 2024 - 2025.

Đồng hành chăm sóc nuôi dạy trẻ
Xã Hội
28/05/2025 11:19
Từ hỗ trợ của Dự án CARE, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Trường Mầm non các xã: Bản Bo, Bình Lư và Thèn Sin (huyện Tam Đường) tổ chức Cuộc thi "Bố làm đầu bếp". Qua cuộc thi, nhằm lan tỏa nhiều hơn hình ảnh người bố tham gia chia sẻ việc nhà với các thành viên trong gia đình; sự quan tâm của cha mẹ trong việc đồng hành chăm sóc nuôi dạy trẻ.

Gần 6.000 thí sinh bước vào kỳ thi vào THPT năm học 2025 - 2026
Xã Hội
26/05/2025 10:38
Sáng 26/5, có 5.980/6.213 thí sinh trong toàn tỉnh Lai Châu bước vào kỳ thi vào bậc THPT năm học 2025 – 2026 với môn thi đầu tiên là môn Ngữ Văn.

Trường Mầm non Sùng Phài: Đón bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1
Xã Hội
23/05/2025 15:49
Ngày 23/5, Trường Mầm non Sùng Phài (thành phố Lai Châu) long trọng tổ chức Lễ tổng kết năm học 2024-2025 và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.