

Tính đến cuối học kỳ I, toàn ngành Giáo dục có 5.910 phòng học (trong đó: 2.843 phòng kiên cố, 1.697 phòng bán kiên cố, 1.370 phòng tạm và phải học nhờ 352 phòng học). Công nhận thêm 6 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 32 trường.
Các đại biểu thảo luận tại Hội nghị.
Kết thúc học kỳ I, qua khảo sát chất lượng giáo dục có: 93% học sinh bậc mầm non (đối với trẻ 5 tuổi đạt yêu cầu). Bậc giáo dục tiểu học: 10,8% đạt giỏi, 26,5% loại khá, 51,3% trung bình. Bậc THCS: 2,3% loại giỏi, 18,5% loại khá, 62,4% loại trung bình. Phổ thông dân tộc nội trú huyện: 4,1% loại giỏi, 34,4% khá, 45,8% trung bình. Bậc THPT: 0,7% loại giỏi, 13,6% khá, 44,2% trung bình. Trung tâm giáo dục thường xuyên: 0,2% loại giỏi, 7,7% khá, 43,8% trung bình…
Tính đến giữa năm học 2011 – 2012, ngành Giáo dục tỉnh có 12.408 cán bộ, giáo viên, nhân viên, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 67,5%, trên chuẩn 30,2%. Thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 – 2012, toàn tỉnh có 783/1.432 phòng học và 433/772 phòng công vụ… Tuy nhiên, tỷ lệ huy động học sinh đến trường và duy trì sỹ số ở một số đơn vị không ổn định, một số địa phương có số học sinh nghỉ học cao bất thường và chất lượng giáo dục chưa bền vững…
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các đại biểu thăm mô hình Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học số 1 xã Phúc Than.
Trong học kỳ II, ngành Giáo dục đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 9 giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó: ngành sẽ phấn đấu thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ giáo viên. Đổi mới công tác thi tuyển giáo viên gắn với phát triển nguồn nhân lực; tiếp tục thực hiện “3 đủ” đối với học sinh. Tổ chức tốt đời sống bán trú, nội trú của học sinh và đời sống cho cán bộ, giáo viên ở những trường có học sinh bán trú, nội trú và trường có nhà công vụ. Thực hiện nghiêm: “ba công khai, bốn kiểm tra” để người học và xã hội cùng giám sát, đánh giá về công tác giáo dục…
Các ý kiến tham luận tại Hội nghị tập trung vào một số vấn đề như: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên; nâng cao chất lượng đầu vào của các trường, đặc biệt là các trường phổ thông dân tộc nội trú; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý; kiên cố hóa trường lớp học, xóa phòng học tạm; nâng cao tỷ lệ đỗ các trường chuyên nghiệp; vận động và duy trì sỹ số học sinh; có chế độ chính sách đối với học sinh dân tộc ít người…
Trước đó, chiều ngày 16/2, các đại biểu đã tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong công tác giáo dục tại các trường: Mầm non số 2 thị trấn Than Uyên, Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học số 1 xã Phúc Than, THCS xã Mường Than, Phổ thông dân tộc nội trú huyện Than Uyên. Các đại biểu cũng đã thảo luận về vấn đề ôn thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng...
Tin đọc nhiều

Chung tay xây dựng xã hội học tập

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ huyện Mường Tè lần thứ V

Ngành Giáo dục huyện Mường Tè đẩy mạnh chuyển đổi số
Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ huyện Nậm Nhùn lần thứ III, năm 2025

Miễn học phí, sự tiến bộ của chế độ ta

Quyết sách nhân văn, hợp lòng dân
Đại hội cháu ngoan Bác Hồ thành phố Lai Châu lần thứ IV, năm 2025

Lai Châu: Gần 6.000 học sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025-2026








