

Đây là Đề tài khoa học cấp tỉnh do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chủ trì. Các sản phẩm khoa học – công nghệ trong kết quả nghiên cứu đề tài gồm có: báo cáo tổng thuật tài liệu, báo cáo phân tích số liệu và 8 chuyên đề.
Quang cảnh Hội thảo.
Phát biểu thảo luận và đóng góp ý kiến vào dự thảo Đề tài, các đại biểu dành nhiều thời gian nghiên cứu kỹ, sâu và có những phát biểu tâm huyết. Cụ thể: cần phải bổ sung rõ thêm các mục tiêu của Đề tài; làm rõ thêm sự cần thiết, bám sát vào tên gọi của Đề tài; các chuyên đề có sự liên kết, sâu chuỗi, thống nhất về số liệu và tên gọi; nghiên cứu thêm về kết cấu của Đề tài; cần nghiên cứu và đề ra tính cấp thiết của đề tài và cụ thể hóa để có giải pháp thực hiện sao cho chuyên sâu, sát thực tế; cần làm rõ vai trò, nhiệm vụ của từng lĩnh vực và những khó khăn để khắc phục, thuận lợi để phát huy...
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Trần Đức Vương – Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ nhấn mạnh: Đề tài mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, vì vậy với kinh nghiệm, quan điểm khoa học của những người làm thực tiễn tại Lai Châu, góc nhìn của từng ngành, từng lĩnh vực, các ý kiến phát biểu khoa học của các đồng chí tham gia Hội thảo là những đóng góp quý báu cho Đề tài. Do đó, thời gian tới, Ban Tuyên giáo, Ban Chủ nhiệm thực hiện Đề tài khoa học nghiêm túc tiếp thu, sửa đổi, bổ sung; những ngành, lĩnh vực có liên quan tiếp tục tham gia góp ý bằng văn bản để hoàn thiện Đề tài.
Phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Lan tỏa tình yêu thương, thực hiện tiến bộ xã hội

Lai Châu: Quyết liệt triển khai Đề án 06, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện

Lai Châu đẩy mạnh cải cách hành chính: Đổi mới để phục vụ nhân dân tốt hơn

Hướng tới minh bạch, công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế

Đẩy mạnh thông tin trên nền tảng số, mạng xã hội

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2024: Vượt mục tiêu đề ra

Sạt lở ta luy âm gây mất đường tại Km6+950 tuyến đường tỉnh 131, Phong Thổ










