

Chúng tôi ghé thăm các cửa hàng kinh doanh tạp hóa trên địa bàn xã Kan Hồ, qua quan sát nhận thấy hàng Việt bày bán kín trên các kệ, rất ít mặt hàng có xuất xứ nước ngoài. Từ chai nước mắm, dầu ăn, gói bột canh không chỉ rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm mà giá cả hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân. Chị Hù Cố Hiền (ở bản Sì Thâu Chải) nói: Trước đây, chúng tôi ít sử dụng hàng Việt mà chủ yếu là hàng từ Trung Quốc vì mẫu mã đẹp, giá lại rẻ. Từ khi cán bộ xã tuyên truyền ưu tiên sử dụng hàng Việt và các cửa hàng cũng nhập đa dạng mặt hàng tiêu dùng hơn nên dân bản đã chủ động chọn lựa để phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Trong gia đình tôi từ gia vị nấu ăn đến công cụ sản xuất đều mang thương hiệu Việt.
Chủ cửa hàng ở bản Nậm Hạ kiểm tra hàng hóa trước khi xuất bán.
Anh Lý Ché Lòng – Phó Chủ tịch UBND xã Kan Hồ cho biết: Hiện trên địa bàn xã có 18 hộ kinh doanh hàng tạp hóa và được cấp giấy phép kinh doanh. Hàng tháng, xã phối hợp với Trạm Y tế kiểm tra nguồn gốc, tuyên truyền, vận động người dân ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam; hướng dẫn cách xem mẫu mã, nhận biết hàng giải, hàng kém chất lượng. Khi phát hiện các chủ hộ kinh doanh sử dụng hàng lậu, hàng kém chất lượng sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Xã Kan Hồ có 5 bản, là nơi sinh sống của đồng bào Hà Nhì, Si La và Mông. Trước đây, do điều kiện giao thông còn khó khăn nên hàng Việt lên trên địa bàn rất ít, không đủ đáp ứng nhu cầu, bởi vậy hàng hóa của Trung Quốc với mẫu mã đẹp, giá thành rẻ đã chiếm lĩnh thị trường. Khuyến khích người dân ưu tiên sử dụng hàng Việt, cán bộ xã tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân thay đổi thói quen tiêu dùng nhằm kích cầu sản xuất trong nước. Anh Pờ Mó Hừ (hộ kinh doanh hàng tạp hóa ở bản Nậm Hạ) tâm sự: Trước đây, tôi thường nhập các mặt hàng của nhiều nước về bán cho người tiêu dùng nhưng giờ chuyển hẳn sang mặt hàng trong nước. Mỗi lần lấy hàng, tôi luôn kiểm tra kỹ nguồn gốc xuất xứ và khi bán giới thiệu hàng Việt, khuyến khích người dân ưu tiên mua dùng.
Nhiều hộ dân trong xã chuyển hướng sản xuất nông sản theo hướng hàng hóa như: chế biến măng khô, trồng khoai sọ,... góp phần đa dạng mặt hàng trên địa bàn.
Hàng Việt đang chiếm ưu thế, điều đó khẳng định lòng tin của người tiêu dùng đối với các mặt hàng trong nước ở Kan Hồ. Và, đây cũng là tín hiệu vui đối với kinh tế của Lai Châu nói chung, Kan Hồ nói riêng.

Thành phố Lai Châu: Đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản

Mang ấm no, hạnh phúc đến với nhân dân

Quản lý, vận hành kênh mương hiệu quả phục vụ sản xuất
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi

Công bố quyết định thành lập các Đội quản lý Điện lực khu vực và công tác cán bộ

Nùng Nàng vào vụ thu hoạch lê

Nhiều giải pháp giảm nghèo ở Bình Lư
Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Tam Đường







