Thứ tư, 02/07/2025 - 14:27
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Công An
    • Biên Phòng
    • Quân Sự
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • E-magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Thành phố Lai Châu
    • Huyện Mường Tè
    • Huyện Nậm Nhùn
    • Huyện Phong Thổ
    • Huyện Sìn Hồ
    • Huyện Than Uyên
    • Huyện Tân Uyên
    • Huyện Tam Đường
    • Xem thêm...
Kinh tế
Phát triển bền vững cây mắc-ca vùng Tây Bắc
Cập nhật Thứ Ba, 12-04-2022, 18:44/VIỆT THÀNH - LÚA LAN TUẤN/nhandan,vn
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ tư, 13/04/2022 15:58
Chia sẻ qua Email
lc-icon - Ngày 15/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững mắc-ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, yêu cầu phát triển mắc-ca trên cơ sở phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương; từng bước hình thành ngành hàng mắc-ca theo chuỗi giá trị sản phẩm. Đề án cũng xác định phát triển mắc-ca tập trung tại các tỉnh khu vực Tây Bắc (chủ yếu tại Điện Biên, Lai Châu) và vùng Tây Nguyên…

Đồi mắc-ca 3 năm tuổi tại huyện huyện Điện Biên (Điện Biên).

Bài 1: Mắc-ca - cây đa mục đích

Tại các tỉnh Tây Bắc, mắc-ca được xác định là cây lâm nghiệp đa mục đích vừa mang lại giá trị kinh tế vừa bảo vệ môi trường hiệu quả, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo điều kiện thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn…

Những mô hình hiệu quả

Có mặt tại một số vườn cây mắc-ca tại xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), chúng tôi được đồng chí Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Lò Văn Thịnh cho biết, cùng với hơn 50 ha xoài liên kết sản xuất với doanh nghiệp, địa phương đang triển khai trồng 21 ha cây mắc-ca do Công ty cổ phần Liên Việt Lai Châu đầu tư theo công thức 9-1( doanh nghiệp đầu tư hưởng 90%, hộ dân góp đất hưởng 10% giá trị) tại các bản Chang và Lao Chen. Đến nay, hơn 50% diện tích cây mắc-ca có độ tuổi từ 5-6 năm đã cho thu hoạch. Với mức giá từ 50-60.000/kg quả tươi, mỗi ha cho thu nhập từ 5-7 triệu đồng/năm. Cùng với đó, người dân được doanh nghiệp trả lương từ 4-6 triệu đồng/tháng khi tham gia vào quá trình sản xuất. Chị Bạc Thị Lún (bản Lao Chen) chia sẻ, 2 vợ chồng chị là công nhân của Công ty từ những ngày đầu phát triển cây mắc-ca tại địa phương, mặc dù không góp đất liên kết trồng cây nhưng với thu nhập bình quân hơn 10 triệu đồng/tháng đã góp phần đưa cuộc sống của gia đình từ một hộ nghèo đã có của ăn, của để và một phần tích lũy. Anh Lò Văn Thuấn ở bản Chang hiện là công nhân phụ trách vườn cây giống của doanh nghiệp tại xã Lê Lợi. Anh cho biết, anh và vợ cùng làm việc trong công ty. Bản thân có mức thu nhập ổn định 6 triệu đồng/tháng, vợ anh làm thời vụ hưởng thu nhập từ 150-180.000 đồng/ngày. Gia đình có vài ha trồng cây mắc-ca đã đến kỳ thu hoạch. Với tổng thu nhập từ 120-150 triệu đồng/năm gia đình anh đã nhanh chóng thoát nghèo và trở thành hộ gia đình có thu nhập tốt của xã. Vợ chồng anh không những có tiền để nuôi 2 con đi học, xây dựng nhà cửa khang tranh và đã sắm sửa nhiều trang thiết bị có giá trị phục vụ cuộc sống gia đình.

Theo Phó chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn Nguyễn Thành Đồng, cùng với việc phát triển nhiều loại cây lâm nghiệp đa mục đích có giá trị khác, địa phương xác định cây mắc-ca là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, không chỉ góp phần xóa đói, giảm nghèo cho bà con các dân tộc mà còn trở thành cây làm giàu của nhiều hộ gia đình. Chính quyền địa phương đang tập trung hỗ trợ nhân dân và các doanh nghiệp phát triển hiệu quả các dự án trồng cây mắc-ca. Hiện nay, một số xã, bản của huyện, nhiều hộ gia đình đã thu hoạch quả mắc-ca từ 2-5 vụ. Với giá bán từ 50-60.000 đồng/kg quả tươi, nhiều hộ có diện tích trồng từ 5-10 ha có thu nhập bình quân từ 200-300 triệu đồng mỗi năm.  Mắc-ca thực sự đã mang lại sự thay đổi lớn về đời sống kinh tế, xã hội cho bà con các dân tộc nơi đây.

Đến nay, tỉnh Lai Châu đã có hơn 270 ha cây mắc-ca đã cho thu hoạch với năng suất bình quân từ 0,5 đến 1,5 tấn/ha với giá bán quả tươi từ 50-60.000 đồng/kg. Với năng suất như trên,  bình quân 1 ha cây mắc-ca (tùy thuộc vào tuổi cây và phương thức trồng) sau khi trừ chi phí sẽ cho người trồng thu nhập từ 40-60 triệu đồng/năm.

Tại Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi có 4/5 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới với giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 528 tỷ đồng năm 2021, hiện có hơn 200 ha trồng mắc-ca trong đó gần 30 ha đã cho thu hoạch. Công ty cổ phần Liên Việt Điện Biên đang triển khai dự án trồng mắc-ca công nghệ cao tại đây. Đến nay, đã đo đạc để đưa vào trồng được 240 ha. Dự kiến, đến năm 2025, toàn thành phố có khoảng 800 ha mắc-ca. Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Tuấn Anh cho biết, địa phương đã quy hoạch 1.800 ha, đến nay đã triển khai hàng trăm ha đất để trồng mắc-ca. Cùng với các dự án đầu tư của doanh nghiệp, thành phố sẽ phát triển các mô hình hợp tác xã nông nghiệp và tổ hợp tác để nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của sản phẩm mắc-ca. Hiện nay, tại xã Tà Lèng có nhiều hộ tham gia trồng và làm giàu từ mắc-ca. Đến hộ gia đình chị Đào Thị Lan ở xã Tà Lèng đúng thời điểm một số diện tích cây mắc-ca cho thu hoạch, chị cho biết, gia đình chị trồng hơn 10 ha. Đến nay, gia đình đã thu hoạch mắc-ca vào vụ thứ 5, năm 2021 đạt hơn 20 tấn quả tươi, những tháng đầu năm nay gia đình cũng đã thu hoạch gần 20 tấn quả. Gia đình đã đầu tư máy sấy khô, các thiết bị chế biến quả để đóng gói thành phẩm bán ra thị trường. Với mức giá từ  60-70.000 đồng/kg quả tươi và 300-400.000 đồng/kg quả sấy khô, hằng năm gia đình chị có thu nhập từ 300-400 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Nhiều năm trở lại đây, mặc dù dịch bệnh nhưng việc tiêu thụ quả mắc-ca của gia đình chị vẫn được mùa, được giá. Cùng với việc sản xuất thành phẩm quả mắc-ca, hiện nay gia đình chị còn tham gia sản xuất giống cây mắc-ca theo tiêu chuẩn. Với mức bán từ 50-60.000 đồng/cây, mỗi năm gia đình chị có doanh thu khoảng 200 triệu đồng từ bán cây giống. Các cán bộ Phòng nông nghiệp thành phố Điện Biên Phủ cho biết thêm, hiện trên địa bàn có Công ty cổ phần mắc-ca Điện Biên đang hoạt động hiệu quả với sự tham gia liên kết của hàng trăm hộ dân. Ngoài gia đình chị Lan, hiện nay đã có rất nhiều hộ gia đình ở các phường, xã: Tà Lèng, Noong Bua, Him Lam, Thanh Trường, Thanh Minh tham gia vào các dự án trồng mắc-ca của địa phương. Các hộ gia đình trồng cây mắc-ca đều có thu nhập tốt, kinh tế ổn định, không chỉ xóa đói, giảm nghèo, một số gia đình đã làm giàu từ cây trồng này.

Vườn ươm cung cấp giống mắc-ca chất lượng cao cho thị trường.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Thời gian qua, các địa phương vùng Tây Bắc đã tích cực chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả hoặc không thuận lợi nguồn nước tưới sang các loại cây trồng khác, trong đó mắc-ca được xác định là cây đa mục đích cần tập trung đầu tư, sản xuất. Tại những khu vực chuyển đổi đã xuất hiện những mô hình mang lại thu nhập cao hơn so với các cây trồng truyền thống. 

Các dự án mắc-ca đã và đang triển khai tại vùng Tây Bắc được cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành, các cấp quan tâm, ủng hộ, người dân đồng tình hưởng ứng, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Theo Hiệp hội mắc-ca Việt Nam, qua khảo sát, tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình hiện có tới hơn 2,7 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó 1,7 triệu ha đất có rừng và còn khoảng 1 triệu ha đất chưa có rừng hoặc rừng nghèo kiệt. Thực hiện mục tiêu kép trồng mắc-ca tập trung xen lẫn với cây rừng, vừa phát triển kinh tế, vừa hưởng ứng kế hoạch trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ, các tỉnh Tây Bắc đang tích cực triển khai trồng mắc-ca theo quy hoạch, định hướng phù hợp.

Giáo sư Nguyễn Lân Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam đánh giá, mắc-ca là cây có khả năng chịu được khí hậu khắc nghiệt, chịu hạn, ít sâu bệnh. Do đó, có thể phát triển cây mắc-ca theo nhiều hình thức trồng thuần loài hoặc trồng xen. Sau 5-6 năm trồng, mắc-ca sẽ cho thu hoạch; năng suất quả tươi ước đạt khoảng 8 tấn/ha/năm. Mắc-ca là cây lâm nghiệp đa giá trị, có vòng đời khai thác lâu dài nên có thể phát triển thành cây trồng rừng mang lại giá trị kinh tế cao, chống sự xói mòn của đất và phát triển hiệu quả một số loại cây khác dưới tán rừng.

Tỉnh Điện Biên đã phê duyệt chủ trương đầu tư 9 dự án với hơn 53.000 ha cây mắc-ca. Đến nay, diện diện tích trồng cây mắc-ca trên địa bàn tỉnh ước đạt 3.500 ha, trong đó có khoảng 3.000 ha trồng thuần và gần 600 ha trồng xen với cây trồng khác. Diện tích đã trồng mắc-ca tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện Mường Nhé, Mường Ảng, Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ. Phần lớn diện tích cây mắc-ca trên địa bàn tỉnh do các doanh nghiệp đầu tư (gần 3.000 ha), diện tích còn lại do các địa phương trồng xen canh với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp khác, trồng thử nghiệm và một số nơi do người dân trồng tự phát. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến đánh giá, tỉnh đã ban hành các kế hoạch về tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, trong đó xác định cây mắc-ca là cây đa mục đích, phù hợp với điều kiện tự nhiên, cần tập trung nguồn lực cho đầu tư, phát triển. Tại Sơn La, tỉnh đã xây dựng các đề án chiến lược phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả trên sườn đất dốc, trong đó cũng đã xác định tiềm năng cây mắc-ca và có kế hoạch đầu tư phát triển các dự án loại cây trồng này theo quy hoạch bền vững. Riêng tại huyện Mai Sơn, cây mắc-ca được trồng trên địa bàn huyện từ năm 2012, đến nay đã có hơn 120 ha. Các diện tích cho thu hoạch với sản lượng trung bình đạt từ 5-7 tấn quả tươi/ha/năm, giá bán trung bình từ 40-60.000 đồng/kg, bước đầu cho thu nhập ổn định từ 100-150 triệu đồng/ha/năm. Lai Châu là một trong những tỉnh khu vực Tây Bắc có diện tích trồng cây mắc-ca lớn. Cây mắc-ca trồng tại Lai Châu từ năm 2011, đến nay toàn tỉnh đã trồng hơn 5.400 ha tại các huyện Tân Uyên, Than Uyên, Tam Đường, Mường Tè, thành phố Lai Châu, Nậm Nhùn, Phong Thổ, Sìn Hồ. Trong đó, trồng thuần 3.500 ha và trồng xen canh 1.880 ha. 

Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu Nguyễn Trọng Lịch, năm 2022 trên địa bàn tỉnh thực hiện trồng mới khoảng 1.000 ha cây mắc-ca tại các huyện Tam Đường, Than Uyên, Tân Uyên, Sìn Hồ, Mường Tè. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục phát triển, mở rộng diện tích cây mắc-ca theo hướng hàng hóa tập trung với quy mô đạt khoảng 35.000 ha vào năm 2030 và khoảng 80.000 ha vào năm 2050. Theo đánh giá, với lợi thế sẵn có của mình, các địa phương vùng Tây Bắc đã và đang tiến hành thực hiện các giải pháp chuyển đổi cây trồng, nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung, quy mô lớn. Được xác định là cây đa mục đích, phù hợp phát triển theo quy hoạch vùng, cây mắc-ca được các cấp, các ngành và nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển bền vững đã và đang khẳng định tính thiết thực, đúng đắn của loại cây trồng này, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, ứng phó với biến đổi khí hậu của khu vực. 

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

Giữ lấy hồn Việt

Giữ lấy hồn Việt

Mật của rừng

Lai Châu sắp xếp lại bộ máy: Khi người dân và chính quyền cùng đồng hành đổi mới

Kỳ 3: Dân chủ, công tâm trong sắp xếp cán bộ sau sáp nhập

Kỳ 2: Ý Đảng – thuận lòng dân

Trang Địa Phương

Thành phố Lai Châu Mường Tè Nậm Nhùn Phong Thổ Sìn Hồ Than Uyên Tân Uyên Tam Đường
Có thể bạn quan tâm
Thành phố Lai Châu: Đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản

Thành phố Lai Châu: Đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản

Mang ấm no, hạnh phúc đến với nhân dân

Mang ấm no, hạnh phúc đến với nhân dân

Quản lý, vận hành kênh mương hiệu quả phục vụ sản xuất

Quản lý, vận hành kênh mương hiệu quả phục vụ sản xuất

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi

Công bố quyết định thành lập các Đội quản lý Điện lực khu vực và công tác cán bộ

Công bố quyết định thành lập các Đội quản lý Điện lực khu vực và công tác cán bộ

Nùng Nàng vào vụ thu hoạch lê

Nùng Nàng vào vụ thu hoạch lê

Nhiều giải pháp giảm nghèo ở Bình Lư

Nhiều giải pháp giảm nghèo ở Bình Lư

Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Tam Đường

Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Tam Đường

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả từ các chương trình, chính sách hợp lòng dân
Hiệu quả từ các chương trình, chính sách hợp lòng dân
Kinh tế
26/06/2025 09:38
Triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây xã Huổi Luông (huyện Phong Thổ) đã vươn mình phát triển mạnh mẽ. Đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn ngày càng được cải thiện, nâng cao; diện mạo vùng nông thôn ngày càng khởi sắc.
Tổng kết Dự án tăng cường khả năng chống chịu của các nhóm hộ nghèo thông qua các loại hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu
Tổng kết Dự án tăng cường khả năng chống chịu của các nhóm hộ nghèo thông qua các loại hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu
Kinh tế
25/06/2025 21:46
Chiều 25/6, Ban Quản lý các Chương trình Phát triển Cộng đồng (CTPTCĐ) huyện Tam Đường phối hợp với Viện Tư vấn phát triển kinh tế - xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của các nhóm hộ nghèo thông qua các loại hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu” tại huyện Tam Đường giai đoạn 2020 - 2025.
“Vượt nắng, thắng mưa” đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình
“Vượt nắng, thắng mưa” đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình
Kinh tế
25/06/2025 17:01
Với tinh thần “Chủ động, sáng tạo, hiệu quả”, thời gian qua Ban Quản lý Dự án (QLDA) đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp (DD&CN) tỉnh Lai Châu đã triển khai đồng bộ, linh hoạt các giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ. Đôn đốc các nhà thầu thi công huy động tối đa máy móc, nhân lực làm việc, quyết tâm phấn đấu hoàn thành 100% các dự án trong năm 2025, đảm bảo chất lượng, tiến độ và thời gian theo đúng kế hoạch đề ra.
Triển khai, hướng dẫn xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, cấp xã (mới) nhiệm kỳ 2025 - 2030
Triển khai, hướng dẫn xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, cấp xã (mới) nhiệm kỳ 2025 - 2030
Kinh tế
24/06/2025 14:31
Ngày 24/6, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị triển khai, hướng dẫn xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, cấp xã (mới), nhiệm kỳ 2025 - 2030.
TQ 519 – Giống ngô mới gieo hy vọng trên đồng đất Tân Uyên
TQ 519 – Giống ngô mới gieo hy vọng trên đồng đất Tân Uyên
Kinh tế
23/06/2025 21:04
Ngày 21/6, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Tân Uyên phối hợp với Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Thuận Phát tỉnh Nghệ An) tổ chức buổi trình diễn giống ngô lai TQ 519 tại cánh đồng xã Phúc Khoa (huyện Tân Uyên). Qua thời gian trồng thử nghiệm đã cho thấy triển vọng của giống ngô mới do Việt Nam sản xuất, lai tạo.
Phát triển sản xuất nông sản hàng hoá gắn với tiêu thụ sản phẩm
Phát triển sản xuất nông sản hàng hoá gắn với tiêu thụ sản phẩm
Kinh tế
23/06/2025 11:00
Trong 5 năm qua, bằng nhiều giải pháp chủ động, thiết thực, cấp uỷ, chính quyền và nhân dân xã Hua Nà (huyện Than Uyên) triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình trọng điểm của Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025, đó là “Chương trình sản xuất nông sản hàng hóa theo hướng tập trung gắn với thực hiện liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm”. Đến nay, xã đã mở rộng vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn với nhiều nông sản có giá trị kinh tế cao như: gạo, nho, ổi, chè.
Hội nghị trực tuyến về chương trình xóa nhà tạm; triển khai các công trình dự án quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải; thúc đẩy đầu tư công
Hội nghị trực tuyến về chương trình xóa nhà tạm; triển khai các công trình dự án quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải; thúc đẩy đầu tư công
Kinh tế
22/06/2025 12:38
Sáng 22/6, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông - vận tải; thúc đẩy đầu tư công năm 2025 theo hình thức trực tuyến đến điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tổng kết mô hình chăm sóc cây lê theo hướng VietGAP
Tổng kết mô hình chăm sóc cây lê theo hướng VietGAP
Kinh tế
19/06/2025 17:11
Chiều 19/6, tại xã Nùng Nàng (huyện Tam Đường), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Đảng uỷ, UBND, Hội Nông dân xã Nùng Nàng tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình chăm sóc cây lê theo hướng VietGAP trên địa bàn xã Nùng Nàng.
Thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia
Thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia
Kinh tế
19/06/2025 15:15
Từ thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Lai Châu, từng bước nâng cao đời sống của người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi
Phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi
Kinh tế
16/06/2025 17:16
Nhằm chủ động nâng cao nhận thức của người dân trong kiểm soát, ngăn chặn và khống chế kịp thời dịch bệnh trên vật nuôi, huyện Mường Tè chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp. Qua đó, duy trì sự phát triển ổn định của đàn gia súc, tránh để dịch bệnh bùng phát, lây lan ra diện rộng.
Tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt
Tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt
Kinh tế
13/06/2025 08:34
Hòa chung với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, người dân trên địa bàn tỉnh đang dần tạo thói quen thanh toán bằng hình thức chuyển khoản trực tuyến, ví tiền điện tử, nhằm tiến tới xã hội không dùng tiền mặt. Đây là sự thay đổi lớn trong chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, với nhiều tiện ích, như: thanh toán linh hoạt, thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm, giảm thiểu rủi ro.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 3017 ngày 02/07/2025
Báo Lai Châu Số 3016 ngày 30/06/2025
Báo Lai Châu Số 3015 ngày 27/06/2025
Báo Lai Châu Số 3014 ngày 26/06/2025
Báo Lai Châu Số 3013 ngày 25/06/2025
Báo Lai Châu Số 3012 ngày 23/06/2025
Báo Lai Châu Số 3011 ngày 20/06/2025
Báo Lai Châu Số 3010 ngày 19/06/2025
Báo Lai Châu Số 3009 ngày 18/06/2025
Báo Lai Châu Số 3008 ngày 16/06/2025
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo Lai Châu.
Quyền Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Hà - Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên - Nguyễn Ngọc Truyền - Trần Văn Dũng
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: Đường Nguyễn Lương Bằng - phường Đông Phong - TP Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.