

Tỉnh ta có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế trên mọi lĩnh vực, với diện tích rộng trên 9.068km2, khí hậu ôn hòa, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thổ nhưỡng đa dạng thuận lợi, phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Đặc biệt, tỉnh có Cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở tiểu ngạch giáp với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, cùng với hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư thông thoáng; nhiều tuyến đường giao thông kết nối với các địa phương trong khu vực được đầu tư đồng bộ, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động. Điều quan trọng nhất cũng là lợi thế của địa phương là tiềm lực con người với nguồn lao động phổ thông dồi dào sẵn có; đáp ứng yêu cầu cho các thành phần kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã).
Thu hút và đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp, tỉnh đang tập trung triển khai các quy định, chính sách mới của Trung ương đã ban hành về phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, cụ thể hóa một số chính sách vào địa bàn tỉnh; chú trọng triển khai các hoạt động cải thiện môi trường đầu tư như: ban hành Chương trình hành động cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2016-2020; chính sách đặc thù hỗ trợ ưu đãi đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh đến năm 2025. Tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; đã và đang thực hiện các chương trình hỗ trợ tài chính trong chuyển giao, ứng dụng, đổi mới trong khoa học-công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tiếp tục thực hiện kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước…
Đồng chí Giàng A Tính – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, nâng cao chỉ số PCI, phát triển doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Thực hiện tốt điều này, tỉnh đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bãi bỏ thủ tục không cần thiết, minh bạch các thủ tục; nâng cao tính công khai của môi trường kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và đầu tư tại tỉnh”.
Đoàn công tác của tỉnh kiểm tra tình hình trồng mắc ca của Công ty TNHH Him Lam Lai Châu tại xã Mường Cang, huyện Than Uyên.
Nhờ những cơ chế, chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư, số doanh nghiệp thành lập mới đã tăng dần qua các năm. Điển hình như năm 2019 tỉnh đã cấp thành lập mới 140 doanh nghiệp với số vốn đăng ký trên 5.070 tỷ đồng, nâng tổng số lên 1.427 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 31.056 tỷ đồng; thành lập mới 22 hợp tác xã, nâng tổng số lên 332 hợp tác xã trong tỉnh. Đặc biệt thời gian gần đây đã có nhiều nhà đầu tư là các tập đoàn lớn đến tìm hiểu cơ hội đầu tư trên địa bàn tỉnh như: Hiệp hội kinh tế-văn hóa Hàn Quốc, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Quế Lâm, Công ty Cổ phần Him Lam, Hiệp hội Mắc ca việt Nam…
Hiện nay, đối với kinh tế nhà nước tỉnh đã hoàn thành thoái vốn cho 4 doanh nghiệp, đồng thời xây dựng phương án thoái vốn cho 3 doanh nghiệp; đang hoàn thành thủ tục để thực hiện cổ phần hóa cho Công ty TNHH thủy điện Mường Tè. Đối với kinh tế tư nhân, giai đoạn 2016-2020, tỉnh đăng ký thành lập mới cho 755 doanh nghiệp (vượt kế hoạch 157,2%), nâng tổng số doanh nghiệp năm 2020 lên 1.467 đơn vị (có 1.250 doanh nghiệp hoạt động); các doanh nghiệp đã nộp thuế đạt 4.160 tỷ đồng. Cũng trong giai đoạn 2016-2020, kinh tế tập thể ghi nhận với việc đăng ký thành lập mới 128 hợp tác xã (vượt 156% kế hoạch). Các hợp tác xã tạo việc làm cho 5.800 lao động, trong đó 2.800 lao động là thành viên với thu nhập bình quân 3,3 triệu đồng/người/tháng. Đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hiện chỉ có dự án khai thác đá phiến của Công ty liên doanh đá Lai Châu).
Lai Châu vẫn còn là tỉnh nghèo, quy mô nền kinh tế nhỏ, vị trí địa lý không thuận lợi, giao thông đi lại khó khăn, ngân sách eo hẹp. Do vậy, việc thu hút đầu tư vào tỉnh chưa tương xứng tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Để giải quyết vấn đề này, thời gian tới, tỉnh tập trung tăng cường tuyên truyền quảng bá, giới thiệu tiềm năng lợi thế, chính sách hỗ trợ ưu đãi đầu tư của địa phương trên cơ sở chính sách phát triển kinh tế-xã hội, chính sách khuyến khích đầu tư. Triển khai cải cách thủ tục hành chính, tạo cơ hội cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hoạt động ở các lĩnh vực. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, cập nhật thông tin về chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thông tin về đào tạo và giới thiệu lao động…
Đẩy mạnh thu hút, phát triển các doanh nghiệp đã góp phần khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển và đạt nhiều thành tích nổi bật.

Thành phố Lai Châu: Đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản

Mang ấm no, hạnh phúc đến với nhân dân

Quản lý, vận hành kênh mương hiệu quả phục vụ sản xuất
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi

Công bố quyết định thành lập các Đội quản lý Điện lực khu vực và công tác cán bộ

Nùng Nàng vào vụ thu hoạch lê

Nhiều giải pháp giảm nghèo ở Bình Lư
Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Tam Đường







