Thứ bảy, 12/07/2025 - 11:54
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Giáo dục
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Quân Sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Biên Phòng
    • Công An
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • E-magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Thành phố Lai Châu
    • Huyện Sìn Hồ
    • Huyện Than Uyên
    • Huyện Tân Uyên
    • Huyện Tam Đường
    • Huyện Mường Tè
    • Huyện Nậm Nhùn
    • Huyện Phong Thổ
    • Xem thêm...
Tin trang chủ
Chính trị
An ninh quốc phòng
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Vận dụng nghệ thuật quân sự tài tình, đỉnh cao của Bộ tư lệnh trong Chiến dịch Tây Nguyên
Theo Quân đội Nhân dân
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ tư, 16/04/2025 09:28
Chia sẻ qua Email
lc-icon - Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng các tỉnh Nam Tây Nguyên, tạo bước ngoặt quyết định cho cuộc Tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của chiến dịch, đó là nghệ thuật quân sự đặc sắc đến đỉnh cao.


Một là, nghệ thuật đánh giá đúng tình hình địch - ta; quán triệt sâu sắc quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương là cơ sở để Đảng ủy Bộ tư lệnh hạ quyết tâm chiến dịch đúng đắn

Sau những thắng lợi to lớn của ta trong hai năm (1973-1974), địch lâm vào tình thế yếu, trong khi lực lượng của ta từng bước lớn mạnh hơn. Trước tình hình đó, bước vào Đông - Xuân 1974-1975, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đã thống nhất nhận định đánh giá: Quân địch bị thất bại liên tiếp đã lâm vào tình thế yếu toàn diện, khó có khả năng gượng trở lại và đang trên đà suy yếu rất nhanh.

Khả năng quân Mỹ trực tiếp tăng cường, ứng cứu cho quân đội Sài Gòn sẽ khó xảy ra, viện trợ quân sự đã suy giảm nhiều. Tình hình đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hành động và tinh thần chiến đấu của ngụy quân trên chiến trường, tác động lớn đến phương thức tác chiến và thủ đoạn chiến đấu của chúng.

Bên cạnh đó, do phán đoán sai ý đồ tiến công chiến lược của ta, ngụy quân tổ chức phòng ngự chiến lược theo hình trận dài, chạy dọc theo Đường 1 và Đường 14; tập trung mạnh ở 2 đầu cho Quân khu 1 và Quân khu 3, còn Quân khu 2 ở giữa, gồm các tỉnh vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, chúng chỉ bố trí 2 sư đoàn chủ lực, đó là Sư đoàn 22 ở đồng bằng ven biển, Sư đoàn 23 cùng các liên đoàn biệt động quân ở Tây Nguyên. Trong tổ chức phòng ngự ở Tây Nguyên, địch bố trí lực lượng phòng ngự mạnh ở phía Bắc, cụ thể: Ở Kon Tum, bố trí 4 liên đoàn biệt động quân, 6 tiểu đoàn bảo an; ở Gia Lai, bố trí Sư đoàn 23 (thiếu Trung đoàn 53), 2 liên đoàn biệt động quân, 4 tiểu đoàn pháo binh, 3 thiết đoàn và 15 tiểu đoàn bảo an); còn ở Buôn Ma Thuột là hậu phương chiến dịch của địch, bố trí Trung đoàn 53, 1 tiểu đoàn pháo, 1 thiết đoàn và 9 tiểu đoàn bảo an. Do vậy, ta đi đến nhận định, địch ở Tây Nguyên đã ở vào thế phòng thủ bị động, lực lượng chủ lực tuy còn đông, nhưng bố trí phân tán, khả năng cơ động đã bị hạn chế, khả năng tiếp tế, vận chuyển gặp nhiều khó khăn hơn trước.

Làm chủ Tây Nguyên ta có thể phát triển xuống đồng bằng Khu 5, thực hành chia cắt chiến lược, nhất là có thể phát triển xuống hướng chiến lược rất quan trọng là miền Đông Nam Bộ. Tây Nguyên là chiến trường thích hợp với tác chiến lớn, phù hợp với sở trường chiến đấu của bộ đội ta, tuy xa hậu phương lớn, nhưng nằm trên đường hành lang đã ổn định; qua mấy năm dự trữ vật chất, đạn dược và thiết bị chiến trường, ta đã có khả năng bảo đảm cho chủ lực tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn.

Quân giải phóng bắn cháy nhiều xe thiết giáp của địch tại chi khu Đức Lập, Đắk Lắk trong Chiến dịch Tây Nguyên. Ảnh: TTXVN

Hai là, chọn đúng hướng tiến công chiến lược, xác định đúng mục tiêu tiến công chủ yếu, bất ngờ đánh đòn quyết định, làm đảo lộn thế bố trí của địch, yếu tố quyết định phát triển chiến dịch thuận lợi - chiến lược giành thắng lợi.

Đầu năm 1975, tương quan lực lượng địch - ta trên chiến trường miền Nam có sự thay đổi căn bản, có lợi cho ta và bất lợi cho địch. Đế quốc Mỹ đã rút quân và sẽ khó có khả năng can thiệp trở lại chiến trường miền Nam. Đây là cơ sở để Bộ Chính trị quyết tâm giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976).

Trong đó, năm 1975 tạo tiền đề để năm 1976 tiến tới Tổng công kích, tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn. Tuy vậy, vấn đề đặt ra lúc này là phải chọn hướng và mục tiêu mở màn “đòn chiến lược then chốt” ở đâu, để chia cắt, cô lập, tạo đột biến, chuyển hóa thế trận có lợi cho cuộc Tổng tiến công? Nhiều tài liệu nghiên cứu, tổng kết cho thấy, Bộ Tổng Tư lệnh đã không chọn miền Tây Nam Bộ là nơi “mở màn đòn chiến lược then chốt”, bởi vì, nơi đây tuy đông dân, nhưng nhiều kênh rạch, khó triển khai tác chiến hiệp đồng binh chủng; khó chia cắt chiến lược.


Dải đất Nam Vĩ tuyến 17 trải dài miền Trung, địch có hệ thống căn cứ liên hoàn, vững chắc, dày đặc, phát huy hết ưu thế cơ động, hỏa lực, tác chiến liên binh chủng thuận lợi; điều đó, khiến việc đánh điểm huyệt, “vỗ mặt” vào nơi “thủy, lục, không quân, quân trù bị mạnh”, sẽ khó đạt được yêu cầu, khó có thể tạo ra bất ngờ với quân địch. Tại địa bàn Quân khu 3, ở Sài Gòn, Gia Định, Biên Hòa, Vũng Tàu, quân ngụy có nhiều căn cứ vững chắc, đường giao thông tốt, dễ dàng nhận được sự chi viện từ miền Tây Nam Bộ lên, từ Tây Nguyên xuống, từ Nam Trung Bộ vào, sẽ gây ra nhiều khó khăn cho tác chiến đòn then chốt mở đầu.

Từ những phân tích trên, Tây Nguyên đã được Bộ Tổng Tư lệnh chọn “mở màn đòn chiến lược then chốt”. Chọn mục tiêu chủ yếu cho “mở màn đòn chiến lược then chốt” được Bộ Tổng Tư lệnh phân tích, đánh giá rất kỹ. Trong phân tích, đánh giá lựa chọn, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khi đó) đã nói: Phải điểm huyệt Buôn Ma Thuột. Vì nếu điểm huyệt được Buôn Ma Thuột, toàn bộ Tây Nguyên sẽ rung chuyển, ta có điều kiện thuận lợi phát triển xuống đồng bằng Nam Trung Bộ…

Trong hồi ức “Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể: “Trong buổi làm việc, anh Hoàng Minh Thảo với nhãn quan một nhà nghiên cứu khoa học quân sự đã nêu ý kiến: Khi đã chọn hướng chiến lược là Tây Nguyên thì trước hết nên đánh Buôn Ma Thuột, vì đây là thị xã lớn nhất, là nơi hiểm yếu và cũng là nơi sơ hở nhất”.

Ở Tây Nguyên, quân địch bố trí hình thành các mục tiêu quan trọng, gồm: Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột và một số mục tiêu khác. Trong đó, ở Kon Tum, qua tác chiến lớn với ta trong năm 1972, đã trở thành mục tiêu cứng, muốn đánh chiếm phải chịu nhiều tổn thất, tiêu thụ lớn, ảnh hưởng đến khả năng phát triển, đồng thời do vị trí địa lý của Kon Tum, ta khó tạo được chuyển biến lớn; ở Pleiku, nếu ta đánh chiếm được, có thể sẽ tạo được chuyển biến lớn, nhưng địch ở đây có lực lượng lớn, bố trí chặt chẽ, đánh không chắc thắng; ở các mục tiêu khác như: Gia Nghĩa, Cẩm Ga, Đức Lập..., tuy địch yếu, ta đánh có khả năng chắc thắng, nhưng tác dụng chuyển biến ít.

Vì vậy, ta chọn Buôn Ma Thuột là mục tiêu chủ yếu quyết định của chiến dịch, bởi Buôn Ma Thuột là thủ phủ của Tây Nguyên, là trung tâm kinh tế, chính trị ở Tây Nguyên, nằm trên Đường chiến lược 14, án ngữ Đường 21, là nơi có thể phát triển tốt đi các hướng quan trọng; Buôn Ma Thuột là nơi ta chưa từng dùng lực lượng đánh lớn nên địch bố trí sơ hở (chỉ có Trung đoàn 53 (thiếu) và 2 tiểu đoàn bảo an), đồng thời ở đây là hậu cứ của Sư đoàn 23 ngụy quân, ta đánh chiếm được, có thể kéo Sư đoàn 23 và lực lượng khác đến để tiêu diệt lớn, gây tác động dây chuyền, phát triển chiến dịch, giải phóng toàn bộ Tây Nguyên.

Do vậy, đánh Buôn Ma Thuột ta có thể chắc thắng, tiết kiệm lực lượng, bảo đảm cho phát triển giành thắng lợi lớn hơn. Thực tiễn đã chứng minh lựa chọn của ta là hoàn toàn chính xác, góp phần rất quan trọng vào phát triển chiến dịch, chiến lược, giành thắng lợi.

Ba là, nghi binh, tạo thế, tạo bất ngờ, giành quyền chủ động - thành công to lớn, nét đặc sắc trong nghệ thuật tác chiến Chiến dịch Tây Nguyên

Điểm nổi bật nhất trong nghệ thuật tác chiến ở Chiến dịch Tây Nguyên là tổ chức nghi binh, lừa địch, khiến địch bất ngờ, mất quyền chủ động đối phó. Trong phân tích, đánh giá tình hình, lựa chọn hướng tiến công, mục tiêu chủ yếu, Bộ tư lệnh Chiến dịch cũng đã rút ra: Đánh Buôn Ma Thuột, ta sẽ có khó khăn trong việc trinh sát nắm địch, nắm địa hình, vận chuyển vật chất hậu cần và cơ động tập kết, triển khai lực lượng, hoạt động chuẩn bị phải rất công phu, tuyệt đối giữ bí mật, kết hợp với hoạt động nghi binh thu hút sự chú ý và đối phó của địch về hướng khác thì mới loại bỏ được khả năng địch tăng cường dự phòng. Do vậy, muốn đánh Buôn Ma Thuột thắng nhanh, phải nghi binh đánh Kon Tum, Pleiku để Buôn Ma Thuột vẫn yếu như cũ. Kế hoạch nghi binh, tạo thế, tạo thời cơ đã được đề ra và tổ chức thực hiện rất chu đáo, chặt chẽ.

Bước vào đầu năm 1975, Sư đoàn 968 đang đứng chân tại Nam Lào đã được lệnh cơ động về Tây Nguyên trước ngày 6-1-1975 nhận nhiệm vụ. Khi Sư đoàn 968 về đến Tây Nguyên đã được giao nhiệm vụ thay cho Sư đoàn 10 (ở Kon Tum) và Sư đoàn 320A (ở Gia Lai) để hai sư đoàn này cơ động về hướng chính làm nhiệm vụ.


Nhiệm vụ của Sư đoàn 968: Bằng mọi biện pháp thu hút sự tập trung đối phó của địch lên hướng Bắc Tây Nguyên, ghìm chân địch ở hướng này càng lâu càng tốt cho đến ngày hướng chính nổ súng. Trong khi đó, ngày 17-1-1975, Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320A di chuyển hết lực lượng về Nam Tây Nguyên, mà địch tưởng hai sư đoàn chủ lực này của ta sẽ đánh vào Kon Tum và Pleiku (phía Bắc Tây Nguyên), chứ không đánh xuống phía Nam.

Vì, chúng cho rằng, để đánh được Buôn Ma Thuột, ta phải cơ động khoảng 300km đường rừng, qua nhiều sông suối, nên việc hành quân và đưa phương tiện vào tiến công sẽ rất khó khăn. Ta đã tương kế tựu kế theo nhận định của địch, lên kế hoạch nghi binh, làm cho địch lầm tưởng ta đang chuẩn bị đánh Kon Tum, Gia Lai, nhưng trên thực tế, ta lại điều quân xuống phía Nam Tây Nguyên, chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuột. Mặt khác, ta lan truyền thông tin vào trong nhân dân ở những vùng gần căn cứ địch ở Kon Tum và Pleiku, các địa phương thực hiện các biện pháp nghi binh chuẩn bị lực lượng, làm đường, kéo pháo, tải lương, tải đạn... để vào đánh Kon Tum và Pleiku...

Sư đoàn 968 nhận lệnh kéo pháo đánh đồn Thanh An, bắn pháo vào Pleiku; từ ngày 1 đến 3-3, ta đánh mạnh ở Gia Lai, Kon Tum. Các hoạt động đó của ta đã được máy bay do thám của địch trên không, kết hợp với quân thám báo ở mặt đất thăm dò nắm được, nên chúng tin rằng ta đang chuẩn bị đánh Bắc Tây Nguyên. Đối với lực lượng hành quân xuống phía Nam, Bộ tư lệnh Chiến dịch quy định toàn bộ cuộc hành quân phải bảo đảm bí mật, ngụy trang chu đáo, ngày vào rừng, tối hành quân..., đi đến đâu ngụy trang, xóa dấu vết đến đó.

Có thể nói, nghệ thuật nghi binh hoàn hảo đã tạo thế đánh bật địch khỏi Tây Nguyên, giải phóng “nóc nhà của Đông Dương” một cách nhanh chóng. Mất Buôn Ma Thuột, địch hoảng loạn, tan vỡ từng mảng. Chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng, hơn 28.000 quân địch bị loại khỏi vòng chiến đấu. Tây Nguyên sạch bóng quân thù.

Bốn là, nghệ thuật tổ chức và điều hành đánh thắng các trận then chốt, yếu tố quyết định thắng lợi trong Chiến dịch Tây Nguyên

Nghệ thuật chỉ huy và điều hành các trận then chốt là một trong những vấn đề rất quan trọng của nghệ thuật chiến dịch tiến công, là nét đặc sắc của nghệ thuật chiến dịch trong nền nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Trong Chiến dịch tiến công Tây Nguyên, ta đã tổ chức và điều hành thực hiện thắng lợi 3 trận đánh then chốt. Trong đó, trận đánh vào thị xã Buôn Ma Thuột là trận then chốt mở đầu, có ý nghĩa quyết định nhất, nhằm tiêu diệt mục tiêu chủ yếu (có ý nghĩa chiến lược) của chiến dịch. Do vậy, trong hạ quyết tâm, lập kế hoạch chiến dịch đã tập trung mọi nỗ lực tổ chức chuẩn bị rất chu đáo (trong thời gian khoảng 48 ngày đêm chuẩn bị trực tiếp cho chiến dịch, Bộ tư lệnh và cơ quan chiến dịch đã dành 2/3 thời gian chuẩn bị cho trận đánh Buôn Ma Thuột); khi thực hành chiến dịch, Bộ tư lệnh đã trực tiếp chỉ huy, điều hành, từ việc chỉ huy bộ đội cơ động triển khai, sử dụng hỏa lực chuẩn bị và thực hành đột phá của các cụm đột kích. Do vậy, chỉ trong khoảng 32 giờ thực hành tiến công, trận then chốt mở đầu, quyết định đã giành được thắng lợi rực rỡ, 11 giờ trưa ngày 11-3, cờ của Quân giải phóng đã tung bay trên cột cờ của Sở chỉ huy Sư đoàn 23 quân đội Sài Gòn.

Thắng lợi của trận then chốt mở đầu đánh vào thị xã Buôn Ma Thuột đã tạo ra sự bùng nổ, phản ứng dây chuyền dẫn đến trận then chốt thứ 2 tiêu diệt lực lượng của Sư đoàn 23 (thiếu) và Liên đoàn 21 Biệt động quân về phản đột kích, nhằm chiếm lại Buôn Ma Thuột. Đây là trận đánh trong giai đoạn tổ chức chuẩn bị chiến dịch ta mới chỉ dự kiến chuẩn bị những nét chính; nhưng nhờ vào thắng lợi của trận then chốt mở đầu, khi lực lượng của Sư đoàn 23 quân đội Sài Gòn bắt đầu đổ bộ bằng đường không xuống Đường 21 (khu vực Nông Trại, Phước An và Điểm cao 581), Bộ tư lệnh Chiến dịch đã nhanh chóng nắm thời cơ, hạ quyết tâm tiêu diệt chúng ngoài công sự.

Thực hiện quyết tâm tiêu diệt địch phản đột kích bảo vệ vững chắc thị xã Buôn Ma Thuột, Bộ tư lệnh Chiến dịch đã giao nhiệm vụ cho Sư đoàn Bộ binh 10 (thiếu Trung đoàn Bộ binh 66), được tăng cường Trung đoàn Bộ binh 25, 1 tiểu đoàn xe tăng, được cụm pháo binh và cụm pháo phòng không của chiến dịch trực tiếp chi viện. Mở đầu bằng trận đánh của Trung đoàn Bộ binh 24 cùng với 1 đại đội xe tăng vào sáng ngày 14-3, tiến công tiêu diệt Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 45 quân đội Sài Gòn ở chân Điểm cao 581; bị ta tiến công bất ngờ, dồn dập, Trung đoàn 45 và Liên đoàn 21 Biệt động quân chạy dồn về Nông Trại, Đông Điểm cao 581.


Ngày 15 và ngày 16-3, địch đổ bộ tiếp Trung đoàn 44 và Sở chỉ huy nhẹ của Sư đoàn 23 xuống Phước An. Sáng ngày 16, Trung đoàn Bộ binh 24 cùng 1 tiểu đoàn của Trung đoàn Bộ binh 66 tiến công vào Nông Trại, tiêu diệt gần hết Trung đoàn 45 địch. Ngày 17, Sư đoàn Bộ binh 10 tiếp tục tiến công cụm quân địch ở Phước An và ngày 18 tiếp tục tiến công tiêu diệt Sở chỉ huy nhẹ Sư đoàn 23 địch tại Chư Cúc.

Như vậy, trong 5 ngày (từ ngày 14 đến 18-3), thực hiện 4 trận đánh bằng cơ động tiến công trên chặng đường dài gần 50km, Sư đoàn Bộ binh 10 đã tiêu diệt Sư đoàn 23 (thiếu) và Liên đoàn 21 Biệt động quân, đập tan ý định phản đột kích của địch, góp phần quan trọng thúc đẩy chiến dịch phát triển nhanh chóng, đưa địch vào thế vô cùng khốn quẫn, buộc chúng phải rút bỏ Tây Nguyên, tạo ra sự phát triển đột biến chiến dịch. Tình hình đó, đã tạo điều kiện cho chiến dịch tổ chức và điều hành đánh thắng trận then chốt thứ 3, truy kích tiêu diệt địch rút chạy.

Trận then chốt thứ 3 là trận đánh diễn ra ngoài dự kiến trong tổ chức chuẩn bị của chiến dịch, thế nhưng khi tình thế xuất hiện, nhận được lệnh truy kích tiêu diệt địch rút chạy, Bộ tư lệnh và cơ quan chiến dịch đã tập trung mọi nỗ lực nhanh chóng hạ quyết tâm và tổ chức thực hiện quyết tâm: Truy kích tiêu diệt tập đoàn địch rút chạy chiến lược trên Đường 7, đoạn tập trung diệt địch chủ yếu từ Cheo Reo đến Củng Sơn; sử dụng Sư đoàn 320, tăng cường Trung đoàn 95B, 1 tiểu đoàn xe tăng và một bộ phận pháo binh của Trung đoàn Pháo binh 675. Trận truy kích diễn ra từ ngày 17 đến 24-3, bằng cách đánh truy kích táo bạo và khẩn trương, ta đã tiêu diệt và đập tan ý định rút chạy của tập đoàn quân địch. Trận truy kích giành thắng lợi có ý nghĩa to lớn về mặt nghệ thuật chiến dịch, tạo bước ngoặt chiến lược của chiến tranh cách mạng, thúc đẩy tiến trình tan rã và suy sụp nhanh chóng của quân ngụy.

Chiến thắng của Chiến dịch Tây Nguyên có ý nghĩa to lớn về chiến lược quân sự. Chiến dịch đã chọn mục tiêu chủ yếu (Buôn Ma Thuột) vào đúng nơi hiểm nhưng yếu của địch và khiến cho nó “yếu” hơn bằng cách nghi binh điều địch tập trung lên hướng Bắc, đồng thời bí mật cơ động lực lượng lớn về hướng Nam, nhờ vậy ta đã tập trung ưu thế áp đảo ở nơi cần thiết, tạo yếu tố bất ngờ. Chiến dịch đã bố trí thế trận hiểm, cô lập từng cụm quân địch, từ đó buộc chúng phải chấp nhận các tình huống mà ta đã dự kiến, tạo ra đột biến chiến dịch. Nắm thời cơ quân địch rút chạy khỏi Tây Nguyên, ta đã kịp thời và kiên quyết truy kích tiêu diệt, buộc quân địch ở đây phải nhận thất bại thảm hại chưa từng có, mở ra thời cơ Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam để quân và dân ta tiếp tục thực hiện các đòn tiến công quân sự lớn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

Giữ lấy hồn Việt

Giữ lấy hồn Việt

Mật của rừng

Lai Châu sắp xếp lại bộ máy: Khi người dân và chính quyền cùng đồng hành đổi mới

Kỳ 3: Dân chủ, công tâm trong sắp xếp cán bộ sau sáp nhập

Kỳ 2: Ý Đảng – thuận lòng dân

Có thể bạn quan tâm
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Họp báo cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí quý II

Họp báo cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí quý II

Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp khoa học công nghệ và chuyển đổi số

Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp khoa học công nghệ và chuyển đổi số

Tăng gần 200 đồng/lít, giá xăng RON95-III vượt ngưỡng 20.000 đồng/lít

Tăng gần 200 đồng/lít, giá xăng RON95-III vượt ngưỡng 20.000 đồng/lít

Ban Nội chính Trung ương: Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm

Ban Nội chính Trung ương: Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm

60 bệnh nhân được phẫu thuật đục thủy tinh thể miễn phí

60 bệnh nhân được phẫu thuật đục thủy tinh thể miễn phí

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ trao tặng huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ trao tặng huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Tặng điện thoại, đồ dùng thiết yếu cho người dân bản Mô Chi

Tặng điện thoại, đồ dùng thiết yếu cho người dân bản Mô Chi

Tin cùng chuyên mục
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Chính trị
09/07/2025 12:39
Sáng 9/7, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tại xã Bình Lư.
Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát
Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
09/07/2025 12:12
Chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát là chính sách lớn, mang đậm tính nhân văn của Đảng, Nhà nước, đặc biệt ý nghĩa với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Nhưng thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, gây hoài nghi trong nhân dân. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai hiệu quả Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Lai Châu không chỉ khẳng định tính đúng đắn của chủ trương, còn là minh chứng sinh động phản bác các luận điệu sai trái, góp phần củng cố niềm tin và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc dự thảo các văn kiện của Đảng về các thành phần kinh tế
Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc dự thảo các văn kiện của Đảng về các thành phần kinh tế
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
09/07/2025 10:29
Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động tập trung chống phá, xuyên tạc về dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng. Trong đó, chúng hướng mũi nhọn tấn công vào vấn đề các thành phần kinh tế. Vì vậy, cán bộ, đảng viên cần phải nhận diện đúng và xác định được nội dung biện pháp đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc nói trên.
Dự kiến giảm 368 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Dự kiến giảm 368 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chính trị
09/07/2025 09:05
Bộ Nội vụ cho biết, khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025, các địa phương dự kiến sẽ giảm 368 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tương ứng mức giảm 44,3%.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo một số nội dung, nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của tổ chức cơ sở đảng
Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo một số nội dung, nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của tổ chức cơ sở đảng
Chính trị
08/07/2025 22:10
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 176- KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của tổ chức cơ sở đảng thời gian tới.
Hợp tác ứng phó khủng hoảng khí hậu, tăng cường quản trị y tế toàn cầu
Hợp tác ứng phó khủng hoảng khí hậu, tăng cường quản trị y tế toàn cầu
Chính trị
08/07/2025 10:40
Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 tiếp tục diễn ra trong ngày 7/7 theo giờ địa phương với Phiên họp cấp cao về chủ đề “Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Lula da Silva, Chủ tịch BRICS năm 2025.
Tăng cường phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở địa phương, cơ sở
Tăng cường phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở địa phương, cơ sở
Chính trị
07/07/2025 22:01
Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) tổ chức Phiên họp thứ 28 để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2025, nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm và một số nội dung quan trọng khác.
Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam nhất quán ủng hộ Cuba
Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam nhất quán ủng hộ Cuba
Đối ngoại
07/07/2025 17:00
Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 tại Rio de Janeiro, Brazil, chiều 6/7, theo giờ địa phương (rạng sáng 7/7 giờ Việt Nam), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến với Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz Canel.
Tuyên truyền, thực hành kỹ năng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Tuyên truyền, thực hành kỹ năng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Xã Hội
07/07/2025 16:09
Ngày 7/7, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh phối hợp với Chùa Linh Sơn tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành kỹ năng chữa cháy và CNCH cho các em tham gia khóa tu mùa hè năm 2025 và sư thầy tại chùa.
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú tiếp xúc cử tri tại Lào Cai
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú tiếp xúc cử tri tại Lào Cai
Chính trị
07/07/2025 15:05
Tại buổi tiếp xúc cử tri, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú nhấn mạnh, những kiến nghị của cử tri đã thể hiện tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Tạo xung lực mới, đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam–Malaysia ngày càng sâu sắc hơn
Tạo xung lực mới, đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam–Malaysia ngày càng sâu sắc hơn
Đối ngoại
07/07/2025 14:10
Ngày 6/7, nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Rio de Janeiro, Brasil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.
Tinh gọn tổ chức bộ máy là đòi hỏi tất yếu từ thực tiễn
Tinh gọn tổ chức bộ máy là đòi hỏi tất yếu từ thực tiễn
Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
07/07/2025 11:43
Những thành tựu to lớn, vĩ đại và khá toàn diện đã đạt được sau 40 năm đổi mới, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đem đến cơ hội lịch sử đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 3023 ngày 11/07/2025
Báo Lai Châu Số 3022 ngày 10/07/2025
Báo Lai Châu Số 3021 ngày 09/07/2025
Báo Lai Châu Số 3020 ngày 07/07/2025
Báo Lai Châu Số 3019 ngày 04/07/2025
Báo Lai Châu Số 3018 ngày 03/07/2025
Báo Lai Châu Số 3017 ngày 02/07/2025
Báo Lai Châu Số 3016 ngày 30/06/2025
Báo Lai Châu Số 3015 ngày 27/06/2025
Báo Lai Châu Số 3014 ngày 26/06/2025
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo và phát thanh, truyền hình Lai Châu.
Quyền Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Hà - Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên - Nguyễn Ngọc Truyền - Trần Văn Dũng
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: 43A Nguyễn Chí Thanh - phường Tân Phong - tỉnh Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.