Chủ nhật, 13/10/2024, 15:20 [GMT+7]
Sắc màu văn hóa hội tụ và lan tỏa

Bài 3: Quyết tâm xây dựng quận Tây Hồ thành Trung tâm dịch vụ - du lịch văn hoá của Thủ đô

Thứ tư, 14/08/2024 - 14:52'
(BLC) - Với vị trí địa lý và bề dày lịch sử cùng nền tảng di sản văn hóa phong phú, ngay từ khi thành lập, Đảng bộ quận Tây Hồ đã xác định "Quyết tâm phát huy nội lực, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế, xây dựng quận Tây Hồ thành trung tâm dịch vụ - du lịch văn hóa của Thủ đô". Để hiện thực hoá quyết tâm đó, những năm qua quận Tây Hồ triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển kinh doanh dịch vụ, du lịch, vui chơi, giải trí, văn hóa ẩm thực... góp phần thúc đẩy ngành "công nghiệp không khói", xây dựng quận Tây Hồ ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại.

Bài 2: Độc đáo không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ

1

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành uỷ Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hoá (CNVH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm thúc đẩy phát triển văn hoá theo hướng xanh - văn minh - hiện đại - bao trùm và bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ ban hành Nghị quyết số 10/NQ-QU ngày 12/4/2022 về “Phát triển CNVH trên địa bàn quận giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030".

Với mục tiêu từng bước xây dựng, phát triển các ngành CNVH của quận cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, đảm bảo phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có giá trị kinh tế cao; hoạt động có tính chuyên nghiệp, với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; dịch vụ, sản phẩm văn hóa đa dạng, có chất lượng, thương hiệu, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, thụ hưởng của người dân trên địa bàn quận và cả nước, thúc đẩy phát triển du lịch. Đồng thời, tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng, lợi thế của quận như: Du lịch văn hóa (gắn với phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng; thương mại hóa các sản phẩm làng nghề truyền thống, lễ hội truyền thống); không gian sáng tạo, nghệ thuật biểu diễn; ẩm thực.

Đặc biệt, đến năm 2025 từng bước xây dựng, cơ bản hoàn thiện cơ sở hạ tầng; đầu tư, tôn tạo hệ thống các thiết chế văn hóa, các di tích được xếp hạng; nâng cao chất lượng dịch vụ; xây dựng tour, tuyến kết nối các di tích lịch sử cách mạng, làng nghề truyền thống, khu vui chơi giải trí, ẩm thực. Xây dựng thương hiệu dịch vụ du lịch văn hóa đặc trưng của quận Tây Hồ gắn với khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Hồ Tây, phát triển cơ bản toàn diện, từng bước hiện đại, văn minh.

Để xây dựng quận Tây Hồ thành trung tâm dịch vụ - du lịch văn hóa của Thủ đô, quận đã triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp như: đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về phát triển CNVH; tăng cường nguồn lực cho phát triển CNVH, phát triển nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học công nghệ và mở rộng giao lưu, hợp tác về phát triển CNVH. Đặc biệt quận Tây Hồ phát triển thị trường CNVH, trong đó chú trọng đổi mới tư duy, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất và sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng cao tham gia vào thị trường văn hóa trong nước và quốc tế.

1

Cùng với đó, xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng như các đề án: "Tổ chức không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực quận Tây Hồ" giai đoạn 2; "Điểm du lịch, dịch vụ văn hóa và phục dựng mô hình làng nghề giấy Dó, phường Bưởi"; "Phát triển trồng hoa sen trên một số hồ nhỏ khu vực xung quanh Hồ Tây"; "Trung tâm giới thiệu và thưởng thức Trà Sen Tây Hồ phường Quàng An"; "Điểm thông tin giới thiệu, quảng bá dịch vụ du lịch, văn hóa quận Tây Hồ"; "Phát triển làng nghề Hoa Đào Nhật Tân, Quất cảnh Tứ Liên gắn với dịch vụ du lịch"; " Quản lý khai thác Bãi đá sông Hồng".

3

Song song với đó, quận đẩy mạnh quảng bá rộng rãi các giá trị văn hóa đặc trưng gắn với các di tích lịch sử cách mạng, các lễ hội truyền thống, văn hóa ẩm thực và các khu vui chơi, giải trí thu hút sự quan tâm của khách du lịch. Xây dựng một số mô hình triển lãm, hội chợ thu hút sự quan tâm của du khách. Hàng quý tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP của địa phương và các vùng, miền; định kỳ tổ chức Lễ hội Hoa Sen (vào dịp Ngày sinh nhật Bác 19/5)... tạo điều kiện để các sản phẩm, dịch vụ văn hóa của địa phương tham gia các triển lãm, hội chợ có uy tín của Thủ đô và cả nước.

Hồ Tây có diện tích hơn 527ha, đây là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của Kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. Những năm trước đây, Hồ Tây được giao cho 8 sở, ngành cùng quản lý nhưng đến năm 2024 Thủ đô Hà Nội chính thức giao quận Tây Hồ quản lý toàn bộ Hồ Tây, đây cũng là điều kiện thuận lợi để quận Tây Hồ khai thác, phát huy những thế mạnh để phát triển du lịch.

Quận Tây Hồ đã xây dựng đề án phát triển, khai thác Hồ Tây và các vùng phụ cận và đang trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt trong tháng 8 này. Sau khi được phê duyệt, 12 loại hình dịch vụ được hoạt động tại Hồ Tây bao gồm: kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện thủy: thuyền, ca nô, mô tô nước, xe đạp nước… (không lưu trú qua đêm); kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và nghệ thuật biểu diễn; kinh doanh sân tập golf trên mặt nước; hoạt động bơi thuyền, ca nô, xe đạp nước, lướt ván; tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống, các giải đua thuyền; hoạt động bơi, lặn; xe đạp, xích lô du lịch trên các tuyến đường dạo xung quanh Hồ Tây; biểu diễn nhạc nước; khinh khí cầu; bay dù lượn…

Với sắc màu văn hoá hội tụ cùng những giải pháp quyết liệt, đồng bộ, tin rằng đó chính là sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân nhằm đưa quận Tây Hồ sớm trở thành trung tâm dịch vụ - du lịch, văn hóa của Thủ đô. Qua đó, tiếp tục lan toả những nét đẹp văn hoá của vùng đất "Rồng thiêng hội tụ", thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến với Tây Hồ.

Phương Thanh - Thanh Tùng

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn
Bố trí dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đặc biệt khó khăn là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, vì vậy, huyện Tam Đường đang đẩy mạnh triển khai, thực hiện các dự án từ...
Đảng viên mẫu mực
Ông Nguyễn Văn Đại - Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Thống Nhất (thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ) là đảng viên luôn mẫu mực, hết lòng với công việc, gần gũi với nhân dân. Dưới sự dẫn dắt của ông,...