

Đội văn nghệ tổ dân phố số 9 (phường Quyết Thắng, thành phố Lai Châu) biểu biễn văn nghệ tại Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Cùng với đó, quy trình đăng ký, bình xét và đề nghị công nhận các danh hiệu văn hóa được các địa phương tổ chức thực hiện trên tinh thần công khai, dân chủ, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, chất lượng. Theo bà Hà Thị Phú - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Lai Châu, để thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn thực hiện trên địa bàn đến các phường, xã. Việc xây dựng danh hiệu “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”, “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đang góp phần xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh. Các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn từng bước đổi mới cả về phương thức tổ chức và hoạt động, cơ sở vật chất được tăng cường.
Những ngày vừa qua, trên khắp phố phường, xã, bản, tổ dân số của thành phố Lai Châu không khí vui tươi, phấn khởi của Nhân dân tham gia Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Tại tổ 1, phường Tân Phong, Nhà văn hóa mới được sửa sang to rộng, bà con đến tham dự ngày hội rất đông. Các nghệ sỹ không chuyên biểu diễn những tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa. Còn với người dân ở phường Quyết Thắng - nơi quy tụ nhiều nét văn hóa dân gian, dân tộc độc đáo cũng tổ chức nhiều trò chơi, cuộc thi, văn nghệ trong ngày đại đoàn kết. Đây là một trong những xã, phường có chất lượng đời sống văn hóa được xây dựng với nhiều nếp nghĩ, cách làm hay trong Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Nhiều năm qua, việc chỉ đạo từ “trên”, việc bắt tay vào làm từ “dưới” đã từng bước nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở các xã, phường trong thành phố; bảo tồn và giữ gìn phát huy văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Từ những nét ẩm thực độc đáo như: nấu rượu ngô, làm bánh giày, bánh bỏng, bánh khảo… đến các nghi lễ: tú tỉ, mừng lúa mới, lễ ăn bánh giày hay các làn điệu dân ca, hát ru, hát ví, hát đối, giai điệu kèn trống của đội pí kẻo… đã và đang được bà con phát huy, khai thác, bảo tồn.
Ở nhiều nơi trong thành phố, việc xây dựng khu dân cư gắn liền xây dựng đời sống văn hóa đã tạo phong trào thi đua mạnh mẽ trong mỗi người dân, ai cũng muốn đóng góp xây dựng tổ, quê hương mình ngày càng phát triển. Qua đó, địa phương đã huy động nội lực của Nhân dân cùng chung sức xây dựng cơ sở vật chất trong thôn, xóm phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân. Điển hình trong việc huy động sức dân là tổ dân phố số 8 (phường Tân Phong). Bên cạnh câu chuyện tự nguyện hiến đất làm đường, những người dân trong tổ dân phố còn tự nguyện bỏ tiền và công sức để kiến thiết một chiếc cổng chào mới. Những việc làm ấy đã và đang tạo nên một nét văn hóa - văn minh - hiện đại trong xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư.
Nhiều xã, phường còn làm tốt công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa - thể thao và kêu gọi nguồn kinh phí từng bước nâng cấp, xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao ở cơ sở, tạo điều kiện cho Nhân dân sinh hoạt văn hóa, hội họp, học tập, vui chơi, giải trí…
Thành quả của việc triển khai đồng bộ phong trào xây dựng đời sống văn hóa đã tạo được sức lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả đó không chỉ đánh dấu sự chuyển biến tích cực về ý thức cộng đồng mà còn gắn kết các gia đình, dòng họ, tạo động lực thúc đẩy người dân thi đua lao động, sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Báo Lai Châu - “Người kể chuyện” văn hoá trong thời kỳ mới

Nậm Hàng xây dựng đời sống văn hóa
Giữ gìn nét đẹp văn hoá từ những điều giản dị

Kỳ 3: Đoàn kết giữ gìn “hồn cốt” văn hóa, chắp cánh du lịch Lai Châu bay cao

Du lịch nâng tầm, nông nghiệp nâng chất

Thúc đẩy tăng trưởng du lịch hai con số

Hội thi hái chè, sao chè tại xã Phúc Khoa

Biển Cửa Lò – Quyến rũ mùa du lịch







