

Ở khu tập thể Nam đồng. Mọi người mách nhau, ai muốn xay bột thật mịn, chịu khó leo lên tầng 4 nhà Đ11 đến phòng 403 gặp “Ông xay bột”. Nhìn ông già gày yếu hom hem, cần mẫn làm việc. Nào ai biết được “ông xay bột” có một thời trai trẻ đã lập được chiến công góp phần hạ máy bay B52 của Mỹ trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972.
“Ông xay bột” bây giờ chính là Thượng uý - Kỹ sư - Nguyễn Ngọc Lạc năm 1972, khi ông cùng đồng đội lập nên chiến công đó.
Thượng uý - Kỹ sư - Nguyễn Ngọc Lạc ngày ấy và bây giờ
.jpg)
Nhờ sáng tạo của ông trong việc sử dụng Ra đa K860 hỗ trợ tên lửa nên chúng ta đã bắn hạ được nhiều máy bay B52 của địch
Tôi lại hỏi ông: Ra đa K860 trang bị đồng bộ với pháo cao xạ 57, vậy tại sao Ra đa K860 lại được xác định là khí tài quan trọng góp phần hạ máy bay B52 bằng tên lửa?
Ông trả lời: Trong gần hai năm, các ra đa của pháo, tên lửa của ta đều dùng băng sóng 1 nên kẻ địch tìm cách gây nhiễu băng sóng 1. Đến thời điểm tháng 12 năm 1972, ta có băng sóng 2 hoạt động ổn định. Đó chính là một bí mật bất ngờ đối với kẻ địch. Địch không kịp có biện pháp gây nhiễu cho băng sóng 2.
Mặt khác, do trước đó ông được giao quản lý khí tài tên lửa Sam -2, nên ông biết có thể vận dụng Ra đa K860 vào trận địa tên lửa để hỗ trợ tên lửa xác định mục tiêu máy bay B52. Ông đã đề xuất và được triển khai thí điểm đưa Ra đa K860 đến một tiểu đoàn tên lửa của Sư 361 đóng tại Hà nội. Kết quả là Ra đa K860 hoạt động ổn định tốt ở cả hai băng sóng.
Băng sóng 2 đã hỗ trợ tên lửa bắt rõ mục tiêu trong vòng 30km đủ thời gian cho trắc thủ và người chỉ huy quyết định phóng tên lửa. Sau đó, Bộ Tư lệnh phòng không không quân đã nhanh chóng triển khai ứng dụng cải tiến cho toàn bộ Ra đa K860, kịp thời chiến đấu trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972.
Tôi hỏi tiếp: Tại sao hồi đó ông đã được chọn làm báo cáo để đề nghị tuyên dương Anh hùng mà ông chưa được trao tặng danh hiệu đó.
Ông cười trả lời: Câu hỏi đó chú phải hỏi cơ quan khen thưởng chứ sao tôi biết được. Mình làm việc theo lương tâm trách nhiệm của người lính Cụ Hồ. Thấy việc thì nhảy vào làm, còn kết quả để cấp trên đánh giá. Anh hùng là danh hiệu vinh dự, nhưng khi làm mình có nghĩ sẽ được đề nghị phong Anh hùng đâu !
Chưa được vinh danh
Lịch sử đã lùi xa 38 năm. Nhìn lại tầm vóc chiến công đó và bối cảnh khen thưởng cuối năm 1972. Chúng ta thấy nổi lên vấn đề: Chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không” 1972 có ý nghĩa quyết định, buộc Mỹ phải ngừng ném bom và ký kết Hiệp định Pa - ri, chấp nhận rút quân năm 1973.
Kỹ sư Nguyễn Ngọc Lạc nay đã 80 tuổi. Cụ sinh năm 1930 tại quê Hà Nam theo gia đình ra Hà nội từ nhỏ. 15 tuổi đã là chiến sỹ liên lạc đại đội 2 tiểu đoàn 3 chiến đấu bảo vệ nơi làm việc của Chính phủ tại Hà nội. Sau đó được đi học trường Quân giới. Tiếp đến , được đi nhận vũ khí, lái xe kéo pháo từ Trung quốc về phục vụ chiến dịch Điện biên phủ. Hoà bình lập lại, ông được cử đi học ở Trung quốc 4 năm về vũ khí tên lửa, ra đa. Về nước bên cạnh công việc bận rộn vẫn cố gắng học hàm thụ Đại học Bách khoa có bằng Kỹ sư.
Sau 44 năm trong quân ngũ. Năm 1989 về hưu với quân hàm Đại tá, nguyên trưởng phòng Cục quân khí. Cụ thường tự hào mình đã trải qua ba chiến dịch lớn: Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954; Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” 1972 và chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. Cuộc sống gia đình cụ vẫn mang bản chất anh bộ đội Cụ Hồ cần cù , giản dị.
Từ ngày về hưu, cụ vẫn tham gia tích cực công tác chi bộ giao, là tổ trưởng dan phố và đang còn là chi hội trưởng Cựu chiến binh ở Cụm 9 phường Nam đồng, Quận Đống đa. Những năm qua, lúc còn khoẻ và rỗi, cụ chữa đồ điện gia dụng cho anh em và hàng xóm láng giềng để có việc làm cho vui. Cụ không chịu ngồi yên, có lúc còn xay bột gạo , làm bột đậu để được vận động và có thêm thu nhập. Mà có lẽ chính do hoạt động cả trí óc, chân tay như vậy, nên vóc dáng tuy hom hem nhưng cụ vẫn tinh tường.
Một con người hết lòng vì nhiệm vụ, tận tâm tận lực đóng góp cho sự nghiệp cách mạng như thế. Một tấm gương thường xuyên học tập nâng cao trình độ để khi cần sẽ phát huy. Một con người có động cơ trong sáng làm nên chiến công không phải để mang lại lợi ích cho cá nhân mình.
Con người như Kỹ sư Nguyễn Ngọc Lạc đáng để chúng ta nhắc đến để mọi người biết một “Chiến công thầm lặng”, và cũng để giới thiệu một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới chiến thắng trong chiến dịch “ Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972.

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam
Hội nghị Ban Chấp hành Đoàn xã Bum Tở lần thứ nhất

Họp báo cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí quý II

Năng lực tự chủ - Hướng đi căn bản trong đổi mới giáo dục hiện đại

60 bệnh nhân được phẫu thuật đục thủy tinh thể miễn phí

Chia sẻ, lan tỏa yêu thương

Kiểm tra tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát
Giải ngân gần 1 tỷ đồng cho người dân xã Mường Than








