

Bưu chính đã được định hướng phát triển trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, thương mại điện tử; đồng thời, mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cánh báo các trường hợp giả mạo nhân viên giao hàng của các doanh nghiệp chuyển phát uy tín để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Trong bối cảnh Việt Nam đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, thị trường cung ứng dịch vụ bưu chính đang sôi động, với sự tham gia của hơn 700 doanh nghiệp.
Theo Vụ Bưu chính (Bộ KHCN), thời gian gần đây, tình trạng kẻ xấu giả mạo nhân viên của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gây mất trật tự an toàn xã hội được báo chí phản ánh thường xuyên.
Để bảo đảm an toàn dữ liệu của người sử dụng dịch vụ bưu chính, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, ngày 28/3/2025, Bộ KHCN, trực tiếp là Vụ Bưu chính đã có yêu cầu hơn 700 doanh nghiệp được cấp phép, xác nhận thông báo hoạt động bưu chính triển khai các nội dung công việc để tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người dùng dịch vụ bưu chính.
Cụ thể, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phải thực hiện nghiêm túc quy định cấm tiết lộ thông tin sử dụng dịch vụ bưu chính theo Luật Bưu chính năm 2015; phổ biến, quán triệt cho nhân viên giao hàng của doanh nghiệp về trách nhiệm bảo mật thông tin dịch vụ bưu chính và hình thức xử lý nếu để xảy ra lộ lọt thông tin dịch vụ bưu chính.
Trường hợp có hành vi “Tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính trái pháp luật”, doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định 15/CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT và giao dịch điện tử. Mức phạt hành chính với hành vi này là từ 10 - 20 triệu đồng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bưu chính cũng phải rà soát hoạt động của các hệ thống thông tin trong cung ứng dịch vụ bưu chính để đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu của các hệ thống; thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ tại Nghị định 85/CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ; chủ động xây dựng các giải pháp bảo vệ thông tin người sử dụng dịch vụ bưu chính như: Hệ thống thông tin định danh cuộc gọi của nhân viên bưu chính; mã hóa thông tin trên các bưu gửi như họ tên, số điện thoại, địa chỉ, nội dung hàng hóa...
Trước đó, ngày 24/3, Sở KHCN Hà Nội đã có văn bản nhắc nhở hơn 400 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông của thành phố về công tác đảm bảo an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ.
Tin đọc nhiều

Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025

Khánh thành nhà văn hóa cộng đồng và trao quà an sinh xã hội tại xã Hoang Thèn
Hỗ trợ, đổi công xây nhà

Thông báo về việc khai thác, sử dụng phần mềm thư viện điện tử

Góp sức vì những “mầm non” tương lai của đất nước

Huyện Phong Thổ: Phát động ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát đợt II năm 2025

Những ngôi nhà tình nghĩa

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn







