

Đồng chí Trần Tiến Dũng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.
Hiện, toàn tỉnh có 104 dự án thủy điện với tổng công suất 3.555,9MW đã đưa vào quy hoạch. Triển khai đầu tư theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh đáp ứng nhu cầu điện sản xuất (điện phát ra 17,209 tỷ kwh) và 93,6% số hộ dân được sử dụng điện lưới Quốc gia. Theo quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến đến năm 2015, có xét duyệt đến năm 2020, toàn tỉnh có 169 mỏ, điểm mỏ các loại, trong đó đã cấp phép khai thác, chế biến một số mỏ, điểm mỏ khoáng sản đồng, chì – kẽm, vàng.
Công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển với quy mô phù hợp gắn với vùng nguyên liệu; có nhiều cơ sở mới được hình thành. Việc cải tiến công nghệ, thiết bị được doanh nghiệp quan tâm đầu tư; sản phẩm cung ứng ra thị trường đa dạng về chủng loại, chất lượng đảm bảo. Trong đó, nổi bật có chế biến chè, lâm sản, cây cao su, mắc ca, quế, sơn tra, chuối, vùng dược liệu. 4 làng nghề (1 làng nghề sản xuất các loại bánh dân tộc tại bản San Thàng 1, xã San Thàng, thành phố Lai Châu và 3 làng nghề sản xuất miến dong tại xã Bình Lư, huyện Tam Đường) và 1 nghề truyền thống (nấu rượu ngô tại xã Nậm Loỏng, thành phố Lai Châu). 25 chợ truyền thống, 3 siêu thị và trên 3.000 cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ phân bố khắp từ trung tâm tỉnh đến các xã và trung tâm thôn, bản. Cửa khẩu Ma Lù Thàng được mở chính thức và 1 cửa khẩu phụ U Ma Tu Khoòng dự kiến mở theo Hiệp định về Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2016 – 2018 đạt 14.046 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn năm 2018 đạt 20 triệu USD, tăng 53,8% so với năm 2015.
Hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại, Sở Công thương tiếp tục triển khai nhiều đề án sinh lợi cho doanh nghiệp và Nhân dân. Đặc biệt, giai đoạn 2016 – 2018 đã có 22 đề án khuyến công bằng nguồn vốn khuyến công Quốc gia và địa phương hỗ trợ 17 doanh nghiệp ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất chè, chế biến gỗ, sản xuất gạch không nung và mang sản phẩm của địa phương đi quảng bá, giới thiệu tại các hội chợ.
Tại buổi làm việc, ý kiến của đại diện các phòng, ban Sở Công thương và các sở, ngành liên quan làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến thực trạng khu công nghiệp; cửa khẩu phụ và các lối mở; mở rộng, kêu gọi thu hút các nhà đầu tư vào khu đất hiếm; quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác khuyến công, xúc tiến thương mại; chế biến nông sản, nâng giá trị hàng hóa nông nghiệp…
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Trần Tiến Dũng – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao kết quả của ngành Công thương đạt được trong thời gian qua. Đồng thời yêu cầu ngành thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: giảm chỉ số giá tiêu dùng, chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp, dịch vụ; hỗ trợ nông nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tìm giải pháp phát triển hoạt động ở khu vực biên mậu; tăng cường thanh, kiểm tra công tác đầu tư xây dựng và vận hành khai thác công trình thủy điện, hoạt động khai thác chế biến khoáng sản và quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Tin đọc nhiều
Nậm Hàng tích cực chăm sóc lúa đông xuân
Nông dân Bản Giang: Phát triển nông nghiệp hàng hóa

Thủ tướng tiếp đoàn 60 doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ, thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia chào mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4

Điểm sáng trong công tác trồng rừng

Bình Thuận: Xây dựng Mũi Né thành trung tâm du lịch mang tầm quốc tế

Chủ động chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh

Tinh gọn bộ máy tạo động lực phát triển






