

Đồng chí Nguyễn Sỹ Chín – Giám đốc Sở Công thương cho biết: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 18 công trình thủy điện đã hoàn thành, phát điện, với tổng công suất 1.940MW, cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia 8,9 tỷ kW/h, đóng góp vào ngân sách tỉnh năm 2019 là 1.142 tỷ đồng. Trong đó: Thuế giá trị gia tăng và Thuế tài nguyên nước là 1.017 tỷ đồng còn lại là phí dịch vụ môi trường rừng. Dự kiến hết năm 2020 trên địa bàn sẽ có 30 công trình thủy điện hoàn thành, phát điện (tăng 12 công trình so với năm 2019) đóng góp vào ngân sách tỉnh gần 1.500 tỷ đồng. Ngoài đóng góp vào ngân sách, người dân trên địa bàn đã được hưởng phí dịch vụ môi trường rừng năm 2019 là 126 tỷ đồng do chủ đầu tư các công trình thủy điện chi trả, mức bình quân năm 2019 là 6,8 triệu đồng/hộ/năm. Nguồn thu này sẽ được tăng hàng năm và theo giá bán điện. Cùng với đó, trong quá trình thi công và vận hành, các dự án thủy điện tạo công ăn, việc làm cho người dân trong khu vực dự án…
Từ thực tế cho thấy, các công trình thủy điện phát điện trên địa bàn có một số đóng góp tích cực đến nguồn thu của tỉnh. Song, trong quá trình triển khai thi công, các công trình thủy điện đang triển khai gặp phải một số những khó khăn như: đền bù giải phóng mặt bằng, thủ tục đấu nối sau phát điển, dịch Covid-19… ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án của các nhà đầu tư. Trao đổi với ông Nguyễn Thế Mạnh - Trưởng ban Quản lý dự án (QLDA) các công trình thủy điện, Công ty Cổ phần kinh doanh xi măng miền Bắc chúng tôi được biết: Hiện đơn vị có Nhà máy thủy điện Nậm Cấu II (xã Bum Tở, huyện Mường Tè) có công suất 10MW đi vào hoạt động, phát điện từ tháng 3/2019. Hàng năm đóng góp vào ngân sách địa phương gần 3 tỷ đồng, Công ty đang triển khai thi công dự án Thủy điện Nậm Cấu I.
Các nhà máy thủy điện đi vào hoạt động đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách.
Tuy nhiên, Thủy điện Nậm Cấu II đang phải phát điện qua đường dây 35kV, công suất mới chỉ đạt trên 50%. Bên cạnh đó, dự án Thủy điện Nậm Cấu I cùng nhiều dự án thủy điện khác trên địa bàn huyện Mường Tè đã phải gia hạn về thời gian thi công vì lý do chưa thể kết nối với lưới điện quốc gia. Để hỗ trợ cho chủ đầu tư các công trình thủy điện trên địa bàn huyện Mường Tè, các sở ngành chuyên môn, UBND tỉnh cần kiến nghị với Bộ Công thương đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 220kV kết nối lưới điện từ huyện Mường Tè đến trạm biến áp 500kV Lai Châu.
Ông Vũ Kim Hàm – Trưởng Ban Quản lý thủy điện Nậm Pặc I-II (huyện Phong Thổ) cho biết: Theo kế hoạch, thủy điện Nậm Pặc II với công suất 16MW sẽ hoàn thành và phát điện vào cuối năm 2020; thủy điện Nậm Pặc II có công suất 14MW phát điện vào quý I năm 2021. Khi hoàn thành hai Dự án thủy điện Nậm Pặc I-II sẽ đóng góp hàng tỷ đồng cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, tiến độ của các công trình thủy điện của đơn vị làm chủ đầu tư đang gặp phải một số khó khăn trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 từ sau tết nguyên đán đến nay. Đặc biệt, công tác đền bù giải phóng mặt bằng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ của dự án. Để thu hút các nhà đầu tư và cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng của địa phương cần có cơ chế hỗ chợ cho các nhà đầu tư trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng…
Những khó khăn, vướng mắc và ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư đã được các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh quan tâm và chủ động tham mưu cho tỉnh những phương án giải quyết. Đồng chí Nguyễn Sỹ Chín – Giám đốc Sở Công thương cho biết thêm: Để thúc đẩy, hỗ trợ các Dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh, Sở Công thương đã tham mưu với UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045; Điều chỉnh quy hoạch lưới đối với các dự án quy hoạch nguồn mà chưa có quy hoạch đấu nối truyền tải trình Bộ Công thương phê duyệt.
Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện rà soát, tham mưu UBND tỉnh các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư về thủ tục hành chính, đền bù, giải phóng mặt bằng, đấu nối truyền tải… Đồng thời, đôn đốc chủ đầu tư các công trình đã khởi công, đẩy nhanh tiến độ đảm bảo theo dự kiến đăng ký đầu tư, xem xét gia hạn chủ trương đầu tư cho các dự án nếu cần thiết. Đặc biệt, Sở Công thương sẽ tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh kiến nghị Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam đẩy nhanh tiến độ xây dựng trạm biến áp 220kV Mường Tè và đường dây 220Kv Mường Tè – Trạm biến áp 500kV Lai Châu; sớm đầu tư các Dự án trạm biến áp 220kV Pắc Ma, đường dây 220kV Pắc Ma – Mường Tè để thu gom hết công suất các công trình thủy điện trên địa bàn huyện Mường Tè.
Theo số liệu của các cơ quan chức năng, tỉnh Lai Châu đã quy hoạch 103 dự án thủy điện với tổng công suất trên 3.551MW, đã cấp chủ trương đầu tư cho 83 dư án. Trong đó, các dự án đã phát điện kinh doanh có tổng công suất đạt 2.242MW đóng góp trên 53% nguồn thu ngân sách tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn còn 131 vị trí có tiềm năng xây dựng các nhà máy thủy điện với công suất dự kiến 1.139MW. Phát huy tiềm năng lợi thế phát triển nguồn năng lượng, huy động hiệu quả nguồn lực đầu tư cho phát triển thủy điện và phối hợp triển khai hài hòa, đồng bộ với cơ sở hạ tầng gắn với bảo vệ môi trường. Sẽ là cơ sở để các dự án thủy điện trên địa bàn được triển khai, đóng góp tích cực vào nguồn ngân sách của tỉnh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.

Thành phố Lai Châu: Đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản

Mang ấm no, hạnh phúc đến với nhân dân

Quản lý, vận hành kênh mương hiệu quả phục vụ sản xuất
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi

Công bố quyết định thành lập các Đội quản lý Điện lực khu vực và công tác cán bộ

Nùng Nàng vào vụ thu hoạch lê

Nhiều giải pháp giảm nghèo ở Bình Lư
Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Tam Đường







