

Có được những kết quả phát triển như ngày hôm nay là nhờ sự lãnh đạo sát sao của tỉnh, sự cố gắng nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Uyên, sự đồng thuận cao của nhân dân các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là khai thác được những tiềm năng, lợi thế để xây dựng và phát triển.
Một góc thị trấn Tân Uyên hôm nay. Ảnh: Tùng Phương
Những năm qua, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tân Uyên lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 huyện đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể lồng ghép với các giải pháp chỉ đạo điều hành toàn diện trên từng ngành, lĩnh vực. Hằng năm, căn cứ Nghị quyết HĐND, huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình công tác năm; chương trình công tác tháng, cụ thể hoá các chỉ tiêu, ban hành các giải pháp, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện trên từng lĩnh vực được giao; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, nhiệm vụ thường xuyên để có giải pháp chỉ đạo điều hành kịp thời. Huyện đã chú trọng tập trung mọi nguồn lực phát triển sản xuất nông lâm - nghiệp. Giữ vững ổn định và tăng trưởng liên tục qua các năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2010 - 2013 tăng bình quân 16% - 17%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng. Huyện tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh nâng cao hệ số sử dụng đất, xây dựng và thực hiện các nghị quyết chuyên đề về sản xuất nông, lâm nghiệp, chú trọng sản xuất lương thực hàng hóa chất lượng cao. Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết về phát triển vùng chè nguyên liệu, đây là Nghị quyết xuyên suốt trong cả giai đoạn và cũng là điểm đột phá đầu tiên để giải quyết đói nghèo. Trung bình mỗi năm toàn huyện trồng trên 1.000ha, nâng tổng diện tích rừng hiện nay của huyện đạt 26.516,57ha (tăng 3.245,39ha so với năm 2009), tỷ lệ che phủ rừng đạt 24%. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã thực hiện phê duyệt quy hoạch chung và đề án xây dựng nông thôn mới 9/9 xã, trong đó ưu tiên nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho xã điểm Phúc Khoa như đầu tư 4 tuyến đường giao thông nông thôn, 2 tuyến đường sản xuất vùng chè theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm... Đến nay, huyện có 8 xã đạt từ 8 - 9 tiêu chí và 1 xã đạt 7 tiêu chí về nông thôn mới. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hằng năm đều vượt dự toán tỉnh và HĐND huyện giao. Đến nay, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 21.992 triệu đồng, tăng 14.152 triệu đồng, gấp 3 lần so với năm 2009. Các hoạt động tín dụng có bước phát triển mạnh trên cả hai lĩnh vực huy động vốn và cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tăng cường quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt bồi thường hỗ trợ tái định cư; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm của huyện như: Khu trung tâm hành chính huyện, chợ Trung tâm thị trấn Tân Uyên, Bệnh viện Đa khoa huyện… và một số tuyến đường giao thông quan trọng khác như: đường Nậm Cần - Nậm Sỏ - Noong Hẻo, đường tỉnh lộ 107, hệ thống đường nội thị, góp phần từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đến nay, 100% số xã có đường ôtô đến trung tâm, hệ thống đường giao thông liên bản phát triển khá, 9/10 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, các trạm y tế được xây dựng và đang tiếp tục được nâng cấp.
Công tác di dân tái định cư (TĐC) được tập trung chỉ đạo thực hiện đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân. Đã hoàn thành công tác di chuyển 1.185 hộ/6.466 nhân khẩu ra khỏi vùng ngập Thủy điện Bản Chát, đảm bảo tiến độ tích nước của lòng hồ. Triển khai kịp thời các chính sách, hỗ trợ đời sống, sản xuất cho nhân dân tái định cư. Sau khi đến nơi ở mới các hộ dân đã cơ bản ổn định đời sống và yên tâm sản xuất. Một số khu điểm TĐC cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu học tập, đi lại và đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về an sinh xã hội khác.
Cùng với phát triển kinh tế, huyện luôn chăm lo xây dựng và phát triển văn hoá-xã hội. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” có bước phát triển. Việc thực hiện nếp sống trong việc cưới, việc tang gắn với xây dựng thực hiện quy ước, hương ước khu dân cư, làng bản đạt kết quả tích cực, đời sống tinh thần, mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân được nâng lên. Các chính sách xã hội được thực hiện tốt; chủ động thăm hỏi, động viên các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng; các gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn và cứu trợ cho các gia đình gặp khó khăn, tạo lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Công tác xoá đói giảm nghèo được quan tâm và thực hiện có hiệu quả, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 6,2%/năm, hiện nay còn 22,2%. Mức sống dân cư trên địa bàn tăng đáng kể qua các năm, thu hẹp dần khoảng cách đời sống người dân giữa các xã và thị trấn.
Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định. Phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ được triển khai sâu rộng đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Những bước phát triển vượt bậc sau 5 năm chia tách, thành lập đã tạo tiền đề vững chắc cho huyện tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo, trước mắt là thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XVI, nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã đề ra.

Đoàn kiểm tra Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam làm việc tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lai Châu

Duy trì điểm giao dịch tín dụng chính sách

Hướng phát triển kinh tế mới

Tăng gần 200 đồng/lít, giá xăng RON95-III vượt ngưỡng 20.000 đồng/lít

Thúc đẩy phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bền vững

Ưu tiên nguồn lực, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng

Công ty Điện lực Lai Châu thành lập các đội quản lý khu vực

Thành phố Lai Châu: Đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản







