

Người dân bản Nậm Nó 1(xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn) chung sức cùng chính quyền làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Ngọc Duy
Ở tỉnh Lai Châu, chương trình bắt đầu được triển khai từ năm 2011, chính thức thực hiện từ năm 2012 với 96 xã thuộc 8 huyện, thành phố. Trong giai đoạn 2011 - 2015, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, 8/8 huyện, thành phố, 100% các xã đã ban hành các nghị quyết, quyết định về Chương trình xây dựng NTM. Kiện toàn tham mưu bộ máy giúp việc thực hiện chương trình xây dựng NTM các cấp. Đối với cấp tỉnh, đã thành lập Ban Chỉ đạo NTM tỉnh, tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo tỉnh, Văn phòng điều phối NTM tỉnh. Cấp huyện, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo, tổ giúp việc; 96/96 xã thành lập ban chỉ đạo, ban quản lý xã và cấp thônbản đều thành lập ban phát triển thôn, bản.
Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng NTM được các ngành, các cấp trong toàn tỉnh tập trung thực hiện đồng bộ với nhiều hình thức đa dạng theo hướng chuyên đề, chuyên sâu.
Thực hiện phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng NTM", ngày 18/11/2011, UBND tỉnh Lai Châu phát động phong trào thi đua "Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu chung sức xây dựng NTM", Mặt trận Tổ quốc tỉnh phát động phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"...
Từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh tổ chức được 140 lớp tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho hơn 7.200 lượt cán bộ làm công tác xây dựng NTM từ cấp tỉnh đến thôn, bản. Tổ chức các hội thi, hội thảo chủ đề về xây dựng NTM với nhiều nội dung phong phú. Các cơ quan truyền thông báo chí Trung ương và địa phương cũng đã thể hiện được vai trò xung kích trên “mặt trận” tuyên truyền, định hướng, nhân rộng các mô hình và gương điển hình tiên tiến trong xây dựng NTM.
Thông qua phong trào thi đua giai đoạn 2010 đến tháng 9/2019 đã vận động các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, Nhân dân tự nguyện hiến 2.142.589m2 đất; đóng góp 991.588 ngày công lao động; ủng hộ 502.108 triệu đồng; vật liệu cát, đá... trị giá 61.923 triệu đồng. Bà con tham gia phát triển sản xuất, thực hiện các mô hình phát triển kinh tế; tích cực xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, xây dựng đời sống văn hóa tại các bản, bảo vệ môi trường nông thôn, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội...
Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh được Ban chỉ đạo tỉnh, Văn phòng điều phối NTM cùng các sở ngành tỉnh quan tâm. Đồng thời chú trọng duy trì và nâng cao các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn; triển khai các mô hình phát triển sản xuất; tình hình thực hiện và giải ngân các nguồn vốn.
Năm 2011, bình quân đạt 2,88 tiêu chí NTM/xã, đến năm 2018, bình quân đạt 13,43 tiêu chí NTM/xã, toàn tỉnh có 29 xã đạt chuẩn NTM, dự kiến đến năm 2020, bình quân đạt 15,5 tiêu chí/xã và 39 xã đạt chuẩn NTM.
Trong giai đoạn 2011 - 2020, tổng vốn huy động và bố trí là 28.991.124 triệu đồng; trong đó, ngân sách Trung ương: 1.364.845 triệu đồng, ngân sách địa phương (vốn đầu tư phát triển): 180.931 triệu đồng, doanh nghiệp, hợp tác xã: 15.850 triệu đồng, huy động từ cộng đồng dân cư 208.224 triệu đồng.
Qua 10 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ tỉnh, huyện đến xã, bản vào cuộc; giúp đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức từ huyện đến xã, bản; cán bộ, công chức gần dân, sát dân; phát huy tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức và các đoàn thể chính trị của xã, bản.
Tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, trách nhiệm của mỗi người dân đối với xã, bản, cộng đồng dân cư được nâng cao. Phát huy thực hiện tốt quy chế dân chủ, huy động sức mạnh, nguồn lực trong Nhân dân đóng góp cho sự nghiệp chung của bản, cộng đồng dân cư. Mặc khác, giúp cho người dân thay đổi cách nghĩ, không ỷ lại vào Nhà nước, chủ động tự lực, tự chủ trong sản xuất phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh kết quả đạt được cũng còn một số tồn tại, hạn chế, đó là: Công tác tuyên truyền có nơi chưa sâu sát, linh hoạt, chưa hiệu quả nên vẫn còn bộ phận người dân chưa chủ động, tích cực trong triển khai chương trình như chỉnh trang vệ sinh nhà ở, cải tạo vườn tạp, tham gia lao động, phát triển sản xuất. Kết quả xây dựng nông thôn mới tại các địa phương chưa đồng đều, đặc biệt đối với các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, thu nhập và đời sống của người dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, khả năng phát triển sản xuất và kết nối thị trường kém, hạ tầng còn thiếu và yếu, năng lực cán bộ một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu. Liên kết phát triển sản xuất chưa chặt chẽ; một số Hợp tác xã nông nghiệp thành lập theo Luật Hợp tác xã năm 2012 hoạt động chưa thực sự hiệu quả; chưa thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm. Việc phân bổ, huy động lồng ghép các nguồn lực còn nhiều khó khăn...
Lai Châu phấn đấu đến năm 2020: toàn tỉnh có 39 xã đạt chuẩn NTM; bình quân đạt 15,5 tiêu chí NTM/xã; thành phố Lai Châu hoàn thành nhiệm vụ NTM và huyện Tân Uyên đạt tiêu chuẩn NTM.
Để thực hiện được mục tiêu trên, thời gian tới các cấp, các ngành trong tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các nội dung xây dựng NTM đến tận thôn, bản; có kế hoạch cụ thể về đẩy mạnh việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí tại các xã đã được công nhận hoàn thành; xây dựng và triển khai xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, bản nông thôn mới.
Tập trung phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất, trong đó trọng tâm đẩy mạnh thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”; thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế đất đai, khí hậu của địa phương và gắn với thị trường; triển khai hiệu quả chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Quan tâm phát triển văn hóa, xã hội gắn với bảo vệ môi trường, trong đó trọng tâm chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, kiến thức phân loại, xử lý rác cho từng hộ gia đình; tập trung xử lý vấn đề rác thải, nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, có các hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện từng địa phương để xử lý hiệu quả rác thải, nước thải. Làm đẹp cảnh quan các công trình công cộng.
Chú trọng duy trì và nhân rộng mô hình hay, cách làm mới sáng tạo, hiệu quả trong xây dựng thôn NTM; quan tâm xây dựng các tiêu chí điển hình, bản điển hình. Tạo ra các điểm nhấn trong xây dựng NTM.
Với những giải pháp trọng tâm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tin rằng tỉnh ta sẽ hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM theo kế hoạch đề ra, góp phần đưa Lai Châu trở thành tỉnh phát triển trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc vào năm 2020.

Phong Thổ nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Tả Phìn: Xây dựng đường giao thông nội bản

Nam Định xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu

Bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo xã Huổi Luông

Xã Bản Bo: Nỗ lực ''cán đích'' nông thôn mới nâng cao
Cuộc sống đổi thay từ nông thôn mới

Sà Dề Phìn nỗ lực xây dựng nông thôn mới








