

Ông Lý Công Hòa – Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mường Tè cho biết: Để phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” triển khai sâu rộng, được Nhân dân trên địa bàn đón nhận, tích cực hưởng ứng, UBND huyện thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện phong trào. Giao cho các phòng, ban chủ động phối hợp, tổ chức thực hiện, thường trực là Phòng Văn hóa và Thông tin, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động; thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, bản, hộ gia đình. Hàng năm, tổ chức khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện phong trào.
UBND các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền tới người dân mục đích, ý nghĩa của phong trào, vận động bà con xóa bỏ hủ tục, không nên mê tín dị đoan, không vi phạm pháp luật, chủ động phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng. Các hình thức tuyên truyền tập trung vào: cuộc họp bản, đoàn thể, qua băng zôn, khẩu hiệu, loa đài và các hội thi...
Anh Lỳ Hà Xu ở bản Tù Nạ (xã Ka Lăng) cho biết: Ngày trước, cuộc sống khó khăn, trình độ nhận thức hạn chế, chúng tôi giữ các hủ tục trong việc tang, việc cưới; nghe theo lời kẻ xấu vi phạm pháp luật. Qua các phương tiện thông tin đại chúng cùng với cán bộ xã, bản, bộ đội biên phòng tuyên truyền vận động thực hiện nếp sống văn hóa mới; khi ốm đau đến trạm y tế khám; hướng dẫn cách trồng lúa, ngô, chăm sóc cây thảo quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Dân bản đã chủ động vệ sinh bản làng, chăn nuôi xa nhà ở, phối hợp với các lực lượng tuần tra biên giới, bảo vệ an ninh trật tự. Riêng cá nhân tôi luôn nhắc nhở con cháu sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Nhân dân xã Ka Lăng vệ sinh môi trường.
Những năm qua, Nhân dân các dân tộc huyện Mường Tè đã chủ động vươn lên xóa đói giảm nghèo từ chính việc khai thác tiềm năng, thế mạnh địa phương; sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của nhà nước về vốn vay ưu đãi, các mô hình thí điểm chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ nông cụ sản xuất, đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật... Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm dần qua các năm; hết năm 2018 còn 42,35%. Bên cạnh đó, bà con tích cực góp công, góp sức xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị. Các địa phương thành lập và duy trì mô hình “Dòng họ tự quản về an ninh trật tự”, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Tình hình an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện cơ bản ổn định.
Các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng môi trường văn hóa tại nơi làm việc; phòng làm việc bố trí gọn gàng, hợp lý; trồng hoa, cây xanh tại khuôn viên trụ sở, tạo môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Thủ tục hành chính được giảm bớt, cán bộ làm công tác tiếp công dân nhiệt tình, trách nhiệm, tạo sự hài lòng cho tổ chức, cá nhân khi đến giao dịch. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cũng được chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm, chỉ đạo tổ chức thường xuyên. Qua đó, nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức, quần chúng Nhân dân.
Hết năm 2018, huyện Mường Tè có 91,7% số cơ quan, đơn vị; 67% số bản, khu phố và 69,5% số hộ được công nhận danh hiệu văn hóa (vượt kế hoạch nghị quyết HĐND huyện giao). Đây tiếp tục là tiền đề để cấp ủy, chính quyền, Nhân dân địa phương triển khai thực hiện nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trong thời gian tới.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Phát huy giá trị khoa học và văn hóa của di sản bãi cọc Bạch Đằng
Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2025

Báo Lai Châu - “Người kể chuyện” văn hoá trong thời kỳ mới

Nậm Hàng xây dựng đời sống văn hóa
Giữ gìn nét đẹp văn hoá từ những điều giản dị

Kỳ 3: Đoàn kết giữ gìn “hồn cốt” văn hóa, chắp cánh du lịch Lai Châu bay cao

Du lịch nâng tầm, nông nghiệp nâng chất








