
Cây lanh trong đời sống dân tộc Mông

![]() |
Phụ nữ dân tộc Mông trắng ở xã Phìn Hồ (huyện Sìn Hồ) phơi lanh. |
Trước đây khi ngô trên nương đã cao bằng đầu gối, lúa dưới ruộng đã cấy xong, người Mông chuyển sang cày, bừa cho đất tơi xốp rồi gieo hạt lanh.
Làm xong cỏ ngô thì vườn lanh đã xanh. Khoảng ba, bốn tháng, lanh cao bằng đầu người, khi cây to bằng đầu đũa, chưa kịp phát tán cành là thu hoạch được. Khi thu hoạch những cây to hơn sẽ được giữ lại để phát cành, tỏa tán rồi ra hoa, kết quả, giữ lại làm giống cho mùa sau. Gặt xong, lanh được chuyển về nhà để tiện cho việc phơi và tránh trời mưa làm hỏng lanh. Khi phơi người ta nâng bó lanh lên cao rồi làm động tác xoay thật nhẹ lúc thả cuống tạo dáng như tấm váy xòe.
Vào các buổi tối khi công việc đã xong người Mông mang lanh ra tước. Vừa tước họ vừa kể cho nhau câu chuyện về cây lanh, chuyện kể rằng:
Ngày xửa ngày xưa, tiên nữ con gái út của Ngọc Hoàng đã đến tuổi cập kê, nhưng nàng bị vua cha cấm cung không cho giao du với bất kỳ ai, trong khi các chị thì vui đùa ríu rít rồi bay đi khắp xứ rong chơi đến tối mịt mới về. Hàng ngày ngồi buồn, tiên nữ ra bậu cửa ngắm nhìn trần gian, bỗng thấy một chàng ngư sinh thân hình lực lưỡng, nhưng ăn mặc rách rưới cứ tha thẩn bên bờ biển. Thừa lúc vua cha vắng nhà, tiên nữ liền bay xuống trần gian. Hai người vừa trông thấy nhau đã quyến luyến không rời.
Chàng ngư sinh chính là con trai của Long Vương. Về đến nhà, không thấy con gái út đâu, Ngọc Hoàng nổi giận sai quân đi tìm. Sợ quá 2 người liền chạy về phương trời Tây.
Khi trời yên bể lặng, hai người tính kế sinh nhai. Trong khi tiên nữ trở về trời lấy các giống loài thì ngư sinh đã kịp lùa chân tạo ra những cánh đồng bằng phẳng phì nhiêu. Về trời, Tiên nữ mới với tay lấy bao hạt màng (hay còn gọi là hạt lanh của người Mông ngày nay) thì Ngọc Hoàng phát hiện, liền túm tay con gái kéo lại. Lúc giằng co, những hạt lanh trong bao bị đổ vãi xuống hạ giới. Thế là từ đó người Mông giữ được giống lanh cho đến ngày nay.
Để sợi lanh đều nhau thì khi tước lanh người Mông thường chia từ gốc đến ngọn ước chừng một phần tư rồi bẻ cây lanh, sau đó tước lấy sợi cho đều tùy cây lanh to hay nhỏ rồi luồn ngón tay tước về phía ngọn trước (khi tước luôn nhớ để cho sợi lanh trôi trên móng tay để khỏi bị cắt vào da thịt).
Tước xong phần ngọn mới tước đến phần gốc. Từng sợi lanh được hợp lại thành từng đọn (bó). Những đọn lanh được cho vào cối giã vừa mềm, vừa săn. Sau khi giã xong sợi lanh sẽ được kết lại với nhau. Từ đây ta thấy đi đâu hay ngồi chỗ nào phụ nữ Mông thường mang bên mình một đọn lanh rồi rút từng sợi ra nối, phần đã nối được quấn trên mu bàn tay, rồi được xe lại bằng guồng. Sau khi xe xong người ta cho vào chảo đun sủi lăn tăn, sợi lanh được vớt ra và ngâm với nước vôi trắng, rồi mới thành sợi dệt vải.
Từ hạt giống lanh để trở thành tấm vải với hoa văn đặc sắc không bị hòa lẫn phải đổ biết bao là mồ hôi và sự cần cù, khéo léo của người phụ nữ Mông.
Bộ quần áo bằng vải lanh không chỉ được mặc trong các dịp lễ tết mà còn là bộ quần áo khi lên nương xuống ruộng. Người Mông có câu “Gái đẹp mà không biết làm lanh cũng xấu. Gái xinh không biết cầm kim cũng hư”.
Ngày nay khi sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc đã có sự giao hòa, nhưng vải lanh vẫn chiếm vị trí rất quan trọng trong đời sống của người dân tộc Mông. Cả núi non, sông suối, lẫn vũ trụ bao la dưới bàn tay diệu kỳ của người phụ nữ Mông trên tấm vải lanh đã hòa vào nhau tạo thành bức tranh kỳ ảo của thiên nhiên.
Ý kiến bạn đọc
Tin đọc nhiều
Có thể bạn quan tâm

Dự án "Yêu lắm Việt Nam": Mang lại nhiều trải nghiệm độc đáo cho du khách

Phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật trong phát triển cộng đồng và văn hóa

Hội nghị báo cáo viên tháng 4 năm 2025

Khi hoa lan nở cùng nụ cười người con gái vùng cao

Xây dựng đời sống văn hóa ở “miền đất gió”

Lễ hội Sú Khon Khoài xã Bản Hon năm 2025 diễn ra từ ngày 19-20/4

Từ ngày 26- 27/4 sẽ diễn ra Ngày hội “Hương sắc bản mông” xã Khun Há lần thứ III

Sẽ tổ chức triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất
Tin cùng chuyên mục

Huyện Tân Uyên: Cần “cú huých” cho du lịch đồi chè
Du lịch
12/04/2025 15:38
Sở hữu gần 4.000ha chè, chiếm 50% diện tích chè toàn tỉnh, trong đó có những đồi chè được trồng cách đây rất nhiều năm và đẹp đến xuyến xao lòng người. Hiện nay, huyện Tân Uyên có 2 điểm tham quan, trải nghiệm du lịch đồi chè đó là tại thị trấn Tân Uyên và xã Phúc Khoa. Thế nhưng, vẫn chưa tạo điểm nhấn rõ nét trong bức tranh du lịch của địa phương, bởi lượng du khách đang còn rất khiêm tốn so với một số điểm du lịch khác ở địa bàn lân cận.

Báo Nhân Dân ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam"
Văn hóa
09/04/2025 15:27
Sáng 9/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group tổ chức ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam". MV ghi hình phần trình diễn của nhóm nhạc Bond tại Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Qua sản phẩm âm nhạc đặc biệt này, Báo Nhân Dân mong muốn lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam ra thế giới, góp phần quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch

Đặc sắc các món ăn dân tộc trong phần thi ẩm thực Lễ hội Then Kin Pang
Văn hóa
07/04/2025 19:26
Trong khuôn khổ Lễ hội Then Kin Pang năm 2025 do tỉnh Lai Châu tổ chức, sáng 7/4 tại xã Khổng Lào (huyện Phong Thổ) đã diễn ra phần thi ẩm thực với nhiều món ăn dân tộc Thái đặc sắc mang nét riêng của vùng Tây Bắc.
Then Kin Pang – Điệu Then vang vọng giữa đại ngàn Tây Bắc
Văn hóa
07/04/2025 10:45
Sáng 7/4, tại xã Khổng Lào (huyện Phong Thổ), UBND tỉnh Lai Châu long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Then Kin Pang năm 2025 với chủ đề “Lời Then vọng mãi”.

Hấp dẫn phần thi trình diễn trang phục truyền thống và múa xòe
Văn hóa
06/04/2025 22:57
Trong khuôn khổ Lễ hội Then Kin Pang năm 2025, tối 6/4 tại xã Khổng Lào (huyện Phong Thổ) tiếp tục diễn ra phần thi trình diễn trang phục truyền thống, múa xòe và đốt lửa truyền thống.

Hương sắc Lai Châu năm 2025
Xã Hội
06/04/2025 13:55
Sáng 6/4, UBND thành phố Lai Châu long trọng tổ chức Lễ hội hoa Lan với chủ đề Hương sắc Lai Châu năm 2025.

Giỗ Tổ Hùng Vương trong kỷ nguyên mới của đất nước
Văn hóa
05/04/2025 06:53
Tháng Ba về, mang theo những cơn gió dịu dàng và hơi thở của tiết trời cuối Xuân, cũng là lúc lòng mỗi người Việt Nam náo nức hướng về Đất Tổ Phú Thọ. Trong dòng chảy vô tận của thời gian, có những giá trị không bao giờ cũ, những biểu tượng không phai nhòa, và Giỗ Tổ Hùng Vương chính là một trong những biểu tượng như thế. Không chỉ là ký ức lịch sử, Giỗ Tổ là cột mốc thiêng liêng đánh thức lòng yêu nước, là lời hiệu triệu vang vọng trong từng thế hệ con cháu Lạc Hồng.

Cùng "Yêu lắm Việt Nam" khám phá Lai Châu
Du lịch
31/03/2025 15:35
Dự án “Yêu lắm Việt Nam” đã được Báo Nhân Dân và đối tác công nghệ hoàn thành lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch ở Lai Châu. Thông qua các bảng gắn chip này, người dân và du khách sẽ có được trải nghiệm độc đáo, khám phá mới lạ về một Lai Châu hào hùng nhưng cũng đầy huyền bí và thơ mộng.

Lễ hội Then Kin Pang năm 2025 sẽ diễn ra trong 2 ngày (6 - 7/4)
Văn hóa
27/03/2025 10:16
Lễ hội Then Kin Pang - một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái trắng - sẽ diễn ra trong hai ngày 6-7/4 tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ. Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tôn vinh tín ngưỡng Then và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống nhân dân luôn được bình yên.
Hội thảo khoa học cấp tỉnh về văn học nghệ thuật Lai Châu – 50 năm Ngày đất nước hòa bình, thống nhất, đổi mới, phát triển
Văn hóa
26/03/2025 21:35
Chiều 26/3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh với chủ đề: Văn học nghệ thuật (VHNT) Lai Châu - 50 năm Ngày đất nước hòa bình, thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực trạng và định hướng trong những năm tiếp theo.

Lễ hội Hoa Lan năm 2025 sẽ diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ 4/4
Văn hóa
26/03/2025 16:10
Lễ hội hoa Lan 2025 sẽ được thành phố Lai Châu tổ chức từ ngày 4 đến 6/4 với nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc như: triển lãm hoa lan, bonsai, chim chào mào, trưng bày sản phẩm Ocop; chương trình văn nghệ, thi đấu thể thao... Qua đó nhằm tôn vinh vẻ đẹp của loài hoa biểu tượng cho miền sơn cước, cơ hội để giới thiệu, bảo tồn, phát huy và quảng bá văn hóa dân tộc và thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.