

Xác định phong trào "TDĐKXDĐSVH" là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh từ cơ sở góp phần giữ gìn thuần phong, mỹ tục, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Thời gian qua, huyện Phong Thổ đẩy mạnh thực hiện phong trào "TDKXDĐSVH" gắn với cuộc vận động “TDĐKXD nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Người dân xã Khổng Lào thường xuyên luyện tập văn nghệ để bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.
Ông Giàng A Vư – Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện cho biết: Ban Chỉ đạo phong trào "TDKXDĐSVH" huyện, các cấp trên địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch gắn các nội dung tuyên truyền, triển khai thực hiện phong trào với các hoạt động chuyên môn, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương. Đưa các chỉ tiêu gia đình, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị văn hóa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm. Các xã, thị trấn triển khai đăng ký các danh hiệu văn hóa từ đầu năm và tổ chức bình xét cuối năm đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và phòng, chống bạo lực gia đình. Sử dụng các nguồn ngân sách của nhà nước và đẩy mạnh xã hội hoá để đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa.
Từ thực hiện phong trào "TDKXDĐSVH", hết năm 2024 toàn huyện có 100% thôn, bản, tổ dân phố xây dựng và áp dụng quy ước, hương ước trong cộng đồng dân cư; 100% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng được nội quy, quy chế làm việc; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, góp phần rèn luyện được tác phong làm việc kỷ cương, khoa học. Duy trì 9 lễ hội thường niên của các dân tộc thiểu số trên địa bàn; duy trì hoạt động của hơn 170 đội văn nghệ quần chúng thôn, bản, tổ dân phố; nhân rộng được 36 câu lạc bộ, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình và 26 câu lạc bộ phát triển bền vững và địa chỉ tin cậy. 14/17 xã, thị trấn có nhà văn hóa; 147 thôn, bản có nhà văn hóa cơ bản đáp ứng được nhu cầu hội họp, giao lưu văn hóa, văn nghệ, góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Nậm Pậy là bản tiêu biểu của thị trấn Phong Thổ trong thực hiện phong trào "TDKXDĐSVH". Đến nay, 100% hộ gia đình trong bản duy trì thường xuyên hoạt động vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải; 91 hộ có các công trình vệ sinh hợp lý; 70 hộ có hệ thống chuồng trại hợp vệ sinh khi chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trên địa bàn không còn hủ tục lạc hậu, không có hôn nhân cận huyết, tảo hôn. Bà con đã biết thay đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi kém hiệu quả sang trồng: chuối, lúa, ngô; chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Hiện bản có 1 doanh nghiệp nhà máy sắn đang hoạt động. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân; đến nay thu nhập bình quân của bản đạt gần 30 triệu đồng/người/năm; năm 2024 bản có 8 hộ nghèo, 1 hộ cận nghèo thoát nghèo bản chỉ còn 13 hộ nghèo/106 hộ (chiếm 12,26%); 101/106 hộ đạt gia đình văn hóa.
Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Phong Thổ tham gia múa sạp tại Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu (xã Mường So) góp phần xây dựng mối đoàn kết và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.
Chị Lò Thị Sa ở bản Nậm Pậy chia sẻ: Gia đình tôi luôn chấp hành các nội quy của xã quy định, quy ước, hương ước của bản, pháp luật của Nhà nước và đoàn kết với bà con trong bản. Tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, bản thân tôi còn thường xuyên tham gia cùng chi hội phụ nữ bản vệ sinh môi trường hằng tuần, tham gia đội văn nghệ. Qua đó xây dựng cuộc sống lành mạnh, văn hoá, gia đình được Ban Chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” thị trấn tặng Giấy khen hộ gia đình có thành tích tiêu biểu trong thực hiện phong trào và công nhận gia đình văn hoá 3 năm giai đoạn 2022-2024.
Phong trào "TDKXDĐSVH" đã thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, xuất hiện nhiều mô hình, cá nhân điển hình, tiêu biểu như các mô hình: camera an ninh; tổ liên gia về phòng, cháy, chữa cháy; dòng họ tự quản; bản sáng, xanh, sạch, đẹp; tuyến phố văn minh; dòng họ học tập, cộng đồng học tập... Qua đó, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện có 14.581/17.826 hộ gia đình, 156/170 bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa; 101/105 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn văn hóa.
Tin đọc nhiều

Khi hoa lan nở cùng nụ cười người con gái vùng cao

Lễ hội Sú Khon Khoài xã Bản Hon năm 2025 diễn ra từ ngày 19-20/4

Từ ngày 26- 27/4 sẽ diễn ra Ngày hội “Hương sắc bản mông” xã Khun Há lần thứ III

Sẽ tổ chức triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất

Huyện Tân Uyên: Cần “cú huých” cho du lịch đồi chè

Báo Nhân Dân ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam"

Đặc sắc các món ăn dân tộc trong phần thi ẩm thực Lễ hội Then Kin Pang
Then Kin Pang – Điệu Then vang vọng giữa đại ngàn Tây Bắc







