

Cùng dự có đại diện lãnh đạo các phòng, ban, trung tâm, bảo tàng thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo UBND và Phòng Văn hoá - Xã hội các xã: Phong Thổ, Nậm Hàng, Than Uyên, Tả Lèng và Sìn Hồ.
Quang cảnh buổi lễ.
Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã công bố quyết định và trao chứng nhận cho các địa phương có 4 di sản được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia gồm: Lễ hội Then Kin Pang dân tộc Thái tỉnh Lai Châu; Tri thức dân gian về chữa bệnh của người Dao huyện Phong Thổ, huyện Tam Đường, huyện Sìn Hồ (cũ); Ẩm thực dân tộc Thái tỉnh Lai Châu; Lễ Cấp sắc của người Dao tiển huyện Phong Thổ, huyện Tam Đường, huyện Sìn Hồ (cũ). Trong năm 2025, tỉnh Lai Châu có 8 di sản được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, nâng tổng số lên 13 di sản văn hoá được ghi danh, công nhận trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 2 di sản được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và 11 di sản được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia…
Đồng chí Nông Quốc Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá trao Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể cho các địa phương và nghệ nhân.
Đồng chí Trần Mạnh Hùng - Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trao Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể cho các địa phương và nghệ nhân.
Phát biểu tại buổi lễ, các đồng chí: Nông Quốc Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), Trần Mạnh Hùng - Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch khẳng định: Việc vinh danh các di sản văn hoá phi vật thể không chỉ là sự ghi nhận những giá trị văn hoá đặc sắc đã được cộng đồng gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ mà còn là dấu mốc quan trọng, khẳng định vai trò chủ thể của cộng đồng trong thực hành và phát huy di sản văn hoá trong đời sống hiện nay. Với các di sản được trao Chứng nhận, các ngành, địa phương có di sản sẽ có giải pháp, định hướng cụ thể để “trao quyền” đúng nghĩa cho cộng đồng, để người dân tiếp tục bảo tồn, gìn giữ và thực hành truyền dạy trong đời sống hiện đại…
Đồng chí Nông Quốc Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá phát biểu tại buổi lễ.
Đại diện lãnh đạo xã Khổng Lào bày tỏ niềm vinh dự, tự hào khi các di sản văn hoá đặc sắc trên địa bàn được Nhà nước ghi nhận. Các di sản được công nhận không chỉ góp phần làm phong phú bản sắc văn hoá mà còn mở ra cơ hội để địa phương tiếp tục khai thác các giá trị văn hoá phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong phát triển du lịch cộng đồng, giáo dục truyền thống và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Trích đoạn trong nghi thức Then Kin Pang của người Thái.
Ngay lễ công bố quyết định công nhận di sản, tại Nhà Then, đại biểu và khách mời trải nghiệm, theo dõi một trích đoạn nghi thức trong Lễ hội Then Kin Pang của người Thái.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Phát huy giá trị khoa học và văn hóa của di sản bãi cọc Bạch Đằng
Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2025

Báo Lai Châu - “Người kể chuyện” văn hoá trong thời kỳ mới

Nậm Hàng xây dựng đời sống văn hóa
Giữ gìn nét đẹp văn hoá từ những điều giản dị

Kỳ 3: Đoàn kết giữ gìn “hồn cốt” văn hóa, chắp cánh du lịch Lai Châu bay cao

Du lịch nâng tầm, nông nghiệp nâng chất








