

Bộ phận “một cửa” thành phố Lai Châu được trang bị hệ thống máy tính, máy tính bảng giúp các tổ chức, cá nhân truy cập thông tin thuận lợi và cập nhật phần mềm đánh giá sự hài lòng đối với cán bộ, công chức. Trong ảnh: Người dân giao dịch tại bộ phận “một cửa” thành phố Lai Châu.
Theo đó, Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về lập, quản lý ứng dụng CNTT. Đẩy mạnh đầu tư, trang bị các ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí hơn 22 tỷ đồng (tính từ tháng 9/2014 đến 3/2019). Cùng với đó, chú trọng công tác đào tạo, nâng cao kiến thức về CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thông qua mở các lớp bồi dưỡng, cập nhật ứng dụng CNTT theo chuẩn Bộ Thông tin và truyền thông; mở lớp đào tạo an toàn an ninh thông tin cho cán bộ chuyên trách hoặc phụ trách CNTT tại các cơ quan, đơn vị; tập huấn lồng ghép với triển khai hạ tầng kỹ thuật hệ thống thông tin, kỹ năng về tin học… Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Giai đoạn 2014 - 2019, toàn tỉnh đã mở 120 lớp cho 5.449 học viên là cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện, xã. Nhờ đó, tỷ lệ cán bộ công chức viên chức sử dụng thành thạo máy tính ở cấp tỉnh, huyện đạt 100%, cấp xã đạt 70%.
Đồng chí Lù Văn Ín - Chủ tịch UBND xã Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ chia sẻ, được sự quan tâm của tỉnh, huyện đầu tư trang bị máy tính, máy in, đường truyền kết nối internet… Đến nay xã đã triển khai ứng dụng CNTT vào lưu trữ hồ sơ, quản lý phần mềm hộ tịch, kế toán… Qua đó, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ mà còn giúp người dân giảm thời gian đi lại và các chi phí không cần thiết. Hiện, 100% cán bộ xã sử dụng thành thạo máy tính, hòm thư điện tử và các phần mềm lưu giữ số liệu… Các văn bản chỉ đạo từ huyện đưa xuống xã hay báo cáo từ xã gửi lên huyện trước đây phải mất 1 đến 2 ngày thì nay nhờ CNTT qua hộp thư điện tử chỉ mất vài giây nhấp chuột là đã nhận được, nhờ đó, công việc được triển khai nhanh chóng thuận tiện hơn rất nhiều…
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan nhà nước, đến nay 42/42 đơn vị cấp tỉnh, 8/8 đơn vị cấp huyện, 108/108 đơn vị cấp xã đã đưa vào sử dụng hệ thống phần mầm quản lý văn bản và điều hành điện tử. Tỷ lệ văn bản điện tử trao đổi nội bộ trong tỉnh đạt tỷ lệ cao với 80%. Tỷ lệ văn bản phát hành ký số và gửi nhận qua hệ thống đã tăng đáng kể (18,6%). Tỉnh ta đã hoàn thành kết nối liên thông với trục văn bản Quốc gia và nhận, gửi văn bản có chữ ký số của các bộ, ngành Trung ương. Cùng với đó, tỉnh cũng tích cực triển khai nâng cấp phần mềm quản lý cán bộ công chức, viên chức tỉnh; quản lý đảng viên lên phiên bản 3.0. Các cơ quan Đảng của tỉnh sử dụng phần mềm IMAS trong việc quản lý tài chính, tài sản của Đảng. Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng thư email trong các công việc tại cơ quan tăng đáng kể đạt 50% (chỉ tính những cán bộ được cấp hộp thư điện tử). Duy trì nâng cao chất lượng hoạt động Cổng thông tin điện tử tỉnh, phục vụ người dân và doanh nghiệp tìm kiếm thông tin về kinh tế, văn hóa, xã hội; các thông tin chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh, các huyện, thành phố; các sở, ban, ngành trong tỉnh… Hệ thống một cửa điện tử được phát huy hiệu quả tại 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện và nhiều đơn vị cấp xã.
Hạ tầng CNTT toàn tỉnh được nâng cấp hằng năm, tỷ lệ máy tính kết nối internet cấp tỉnh, huyện đạt 100%, cấp xã là 80%. 100% cán bộ công chức cấp tỉnh, 66% cán bộ công chức cấp xã được trang bị máy tính, 71% mạng LAN của các cơ quan, đơn vị UBND cấp huyện đã được trang bị hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh thông tin như tường lửa, phát hiện và phòng chống truy cập trái phép; trang bị phần mềm quyét virus và lọc rác… Năm 2019, thực hiện nâng cấp đưa vào vận hành cổng thông tin điện tử của tỉnh phiên bản mới, góp phần công khai minh bạch thông tin, cải cách hành chính và xây dựng chính quyền điện tử.
Đến nay, toàn tỉnh có 21 cơ quan, đơn vị sử dụng đường truyền số liệu chuyên dùng. 93% số xã kết nối mạng LAN, đáp ứng được nhu cầu trao đổi dữ liệu trong nội bộ cơ quan. Hệ thống phòng phục vụ Hội nghị trực tuyến đã được triển khai tại Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh và nhiều sở, ban, ngành, 8 huyện, thành phố. Một số địa phương đã triển khai đến cấp xã như: huyện Tam Đường, Phong Thổ, Nậm Nhùn, Mường Tè. Ngành Y tế cũng ứng dụng hiệu quả CNTT trong quản lý hồ sơ, bệnh án, công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các trung tâm y tế huyện; Ngành Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý bảng điểm, hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, 78% giáo viên các trường học ứng dụng CNTT trong giảng dạy…
Để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND, ngày 28/3/2016 quy định về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 17/4/2017 về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Theo đó, mạng thông tin diện rộng của các cơ quan được bảo vệ an toàn, tách biệt với hệ thống mạng internet. Trước khi đưa vào hoạt động Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đều được cơ quan nghiệp vụ của Bộ Công an kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn. Các máy chủ, máy trạm được kết nối với hệ thống mạng thông tin diện rộng của Đảng đều sử dụng hệ điều hành có bản quyền chính hãng với những phiên bản mới nhất, đáp ứng yêu cầu, tránh lỗ hổng bảo mật dẫn tới việc khai thác, làm sai lệch thông tin. Các phần mềm quản lý được rà soát, nâng cấp liên tục, đáp ứng yêu cầu, đảm bảo sự an toàn an ninh thông tin… Nhờ làm tốt công tác đảm bảo an toàn thông tin, nhiều năm qua chưa có sự cố nghiêm trọng về thông tin xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp, cán bộ, công chức và viên chức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, nâng cao chỉ số cải cách hành chính và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả hoạt động của ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ quan, đơn vị, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trên địa bàn tỉnh.
Tin đọc nhiều
Bộ Công an bàn giao kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Vẻ đẹp người con gái Thái giữa đại ngàn Tây Bắc
Huyện Mường Tè: Xoá 359 nhà tạm, nhà dột nát

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Cựu Thanh niên xung phong nêu gương sáng, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Tuổi trẻ Phong Thổ phát huy tinh thần xung kích

Nâng cao kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh

Lai Châu: 6.762 người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 trước dịp lễ 30/4 và 1/5

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Trọng Hải kiểm tra xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Mường Tè








