

Nhằm giúp học sinh ở vùng cao Sìn Hồ sớm hình thành thói quen đọc sách và nâng cao khả năng tiếp cận với các nguồn sách, nhiều trường học chủ động xây dựng những thư viện mini, thư viện xanh với nhiều thể loại sách, báo đa dạng, phong phú. Các thư viện này không chỉ giúp trẻ được đọc sách mà còn giúp các em phát triển kỹ năng đọc viết tiếng phổ thông, sớm hình thành tư duy phân tích, cải thiện khả năng giao tiếp. Điều đáng khen ngợi là những thư viện tại các trường ở huyện Sìn Hồ cơ bản được xây dựng nhờ sự đồng lòng, hỗ trợ của cộng đồng. Không chỉ từ các giáo viên, trường học mà còn có các tổ chức, cá nhân cùng chung tay góp sức tạo dựng cho trẻ vùng cao một môi trường đọc sách đơn giản, thân thiện và hữu ích. Nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc xây dựng văn hóa đọc sách cho trẻ em vùng cao, các cấp quản lý và chính quyền địa phương đều có các chính sách hỗ trợ cho hoạt động đọc sách, cung cấp ngân sách để bổ sung nguồn sách, xây dựng, duy trì và vận hành “thư viện xanh” tại các cấp học, trường học trên địa bàn.
Mô hình thư viện thân thiện tại Trường Tiểu học Phăng Sô Lin (huyện Sìn Hồ) là không gian đọc sách hữu ích giúp học sinh tìm hiểu thêm kiến thức.
Trong những năm gần đây, việc xây dựng văn hóa đọc cho trẻ em ở vùng cao Sìn Hồ đang trở thành một vấn đề cấp bách cần phát triển. Hiện, toàn huyện có 63 trường, với 1.038 nhóm lớp và hơn 25.600 học sinh ở các cấp học. Các em học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và đọc sách, thiếu nguồn tư liệu về thiên nhiên vùng miền, văn hóa, kinh tế và môi trường sống... Đọc sách sớm sẽ giúp các em dần hình thành văn hóa đọc, có kiến thức nền vững vàng, có định hướng rõ để phát triển bản thân trong tương lai, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và xã hội. Để xây dựng văn hóa đọc sách cho trẻ em huyện vùng cao Sìn Hồ, ban giám hiệu các trường đã tạo điều kiện cho các em tiếp cận với sách. Thông qua hệ thống thư viện trường, phối hợp với các đơn vị để cung cấp đủ sách cho các em. Các hoạt động quảng bá về sách và đọc sách cũng được các trường tổ chức thường xuyên, như đọc truyện, thi viết giới thiệu sách, hay trao đổi kinh nghiệm đọc sách.
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (DTBT) THCS Phăng Sô Lin đã xây dựng văn hóa đọc trở thành một nội dung ngoại khóa bổ ích tới học sinh. Thầy giáo Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để tạo cho học sinh thói quen tiếp xúc hằng ngày với tri thức mới qua những trang sách thì việc xây dựng không gian văn hóa đọc trong trường học là hết sức quan trọng. Do đó, nhà trường đã xây dựng thư viện thân thiện với gần 150 đầu sách các loại. Để làm phong phú thêm các đầu sách, nhà trường thường xuyên huy động giáo viên và học sinh trong trường cùng tham gia đóng góp sách với quan điểm thêm một cuốn sách là thêm một tri thức bổ ích đối với các em học sinh vùng cao.
Bà Nguyễn Thị Giang - Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sìn Hồ cho biết: Các nhà giáo, cha mẹ và cộng đồng cần thường xuyên khuyến khích các em đọc sách, chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức thu được từ sách. Đồng thời, phòng cũng thường xuyên kết nối với các nhà đầu tư, tác giả, các tổ chức xã hội... đóng góp sách, tài liệu cho huyện để giúp trẻ em có cơ hội tiếp cận với nguồn tri thức thế giới và kinh nghiệm sống trong thời đại mới.
Tin đọc nhiều

Chủ động kiểm soát từ sớm

Lễ đón Bằng công nhận Trường Tiểu học và Trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia mức độ I
Bộ Công an bàn giao kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Vẻ đẹp người con gái Thái giữa đại ngàn Tây Bắc
Huyện Mường Tè: Xoá 359 nhà tạm, nhà dột nát

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Cựu Thanh niên xung phong nêu gương sáng, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Tuổi trẻ Phong Thổ phát huy tinh thần xung kích

Nâng cao kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh









